Tổng quan tình hình thị trường sữa Việt Nam

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG nội địa (Trang 27 - 29)

2.1. Tổng quan tình hình thị trường sữa Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến

2.1.1. Tổng quan tình hình thị trường sữa Việt Nam

- Đại dịch Covid-19 đã kìm hãm sự tăng trưởng của ngành sữa trong năm 2020:

Theo Tổng cục Thống kê, GDP năm 2020 tăng 2,91% tuy là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2011-2020 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội thì đây là thành cơng lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới. Các biện pháp giãn cách xã hội ở khía cạnh tích cực đã giúp kiểm sốt hiệu quả sự lây lan của dịch bệnh, nhưng đã làm giảm nhu cầu tiêu dùng tại chỗ (on-premise) khi nhiều cơ sở du lịch, ăn uống, trường học phải đóng cửa trong khi mức tăng của tiêu dùng tại nhà (off-premise) không đủ để bù đắp cho sự sụt giảm này. Ngoài ra, nhu cầu tiêu dùng cịn bị ảnh hưởng khi cả nước có tới 32,1 triệu người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh và thu nhập bình quân của người lao động giảm 2,3% (GSO). Theo đó, ngành hàng tiêu dùng nhanh ghi nhận mức giảm 7% về giá trị và riêng ngành sữa giảm 6% (AC Nielsen).

- Sự phân hóa về tăng trưởng giữa các sản phẩm sữa khác nhau:

Các sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, hỗ trợ hệ tiêu hóa, bao bì tiện lợi như sữa tươi 100%, sữa tươi Organic, sữa chua, sữa bột pha sẵn,…tiếp tục tăng trưởng khi người tiêu dùng ngày càng nhận thức tốt hơn về những lợi ích sức khỏe do các sản phẩm này mang lại. Tuy nhiên, các sản phẩm sữa bột truyền thống đang phải đối mặt với điều kiện thị trường khá thử thách do các hạn chế của Chính phủ đối với hoạt động quảng cáo dành cho trẻ em dưới 2 tuổi, xu hướng ưu tiên sữa mẹ và chuyển dịch tiêu dùng sang sữa bột pha sẵn hoặc sữa tươi 100%.

Một phần trong hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8/2020 là Việt Nam sẽ giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm sữa từ Châu Âu về mức 3,5%-0% so với mức 5-15% như hiện tại trong vòng 3-5 năm tới. Điều này sẽ khiến thị trường sữa cạnh tranh hơn khi sữa nhập khẩu từ Châu Âu được hưởng lợi, nhưng đồng thời là động lực thúc đẩy các công ty sữa nội địa gia tăng năng lực để cung cấp ra thị trường các sản phẩm chất lượng hơn. Bên cạnh đó, một số cơng ty sữa nội địa đang nhập khẩu nguyên liệu bột sữa từ Châu Âu nên khi mức thuế giảm sẽ giúp các công ty này cải thiện biên lợi nhuận.

- Q trình hợp nhất giữa các cơng ty nội địa tiếp tục diễn ra trong ngành sữa:

Thị trường sữa Việt Nam giai đoạn 2019-2020 chứng kiến 02 thương vụ mua bán sáp nhập quy mô khi Sữa Mộc Châu (MCM) trở thành thành viên của Vinamilk và Sữa Quốc Tế (IDP) được CTCP Blue Point thâu tóm. Ngay sau đó, cả MCM và IDP đều đã niêm yết lên sàn UPCoM, giúp các nhà đầu tư có thêm lựa chọn trong ngành sữa. Q trình hợp nhất giúp các cơng ty nhỏ hơn tiếp cận các thực hành quản trị và công nghệ sản xuất tiên tiến, qua đó nhanh chóng gia tăng quy mơ và hiệu quả hoạt động để cạnh tranh tốt hơn với các đối thủ ngoại.

- Mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam đang thấp hơn so với trung bình một số quốc gia lân cận.

Theo số liệu mới nhất của Euromonitor đến hết năm 2019, mức tiêu thụ sữa bình quân theo đầu người tại Việt Nam đạt 21,8kg, thấp hơn 18% so với mức 26,7kg của một số quốc gia lân cận trong khu vực Châu Á. Khoảng cách về thu nhập giữa Việt Nam và các quốc gia được so sánh là một lý do quan trọng giải thích cho sự chênh lệch trong mức tiêu thụ sữa. Theo đó, các dự báo nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,5-7,5%/năm tầm nhìn đến năm 2030 (World Bank) , cùng với nhận thức ngày càng tăng của người tiêu dùng về tầm quan trọng của thực phẩm có lợi cho sức khỏe, sẽ là những nền tảng quan rọng thúc đẩy ngành sữa tiếp tục mở rộng quy mô trong trung và dài hạn.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG lực CẠNH TRANH của CÔNG TY cổ PHẦN sữa VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG nội địa (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w