Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ THANH TỐN KHƠNG DÙNG TIỀN MẶT
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KDTM TẠI VIỆT
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
3.1.1 Định hướng chung
NHNN Việt Nam đã có “Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010, định hướng tới năm 2020”, trong đó, mục tiêu tổng quát phát triển các TCTD là “Cải cách căn bản triệt để và toàn diện hệ thống các TCTD theo hướng hiện đại, hoạt động đa năng để đạt trình độ phát triển trung bình tiên tiến trong khu vực ASSEAN với cấu trúc đa dạng về sở hữu, loại hình TCTD, có quy mơ hoạt động lớn hơn, tài chính lành mạnh, đồng thời tạo nền tảng đến năm 2020 xây dựng được hệ thống các TCTD hiện đại, đạt trình độ phát triển tiên tiến trong khu vực châu Á, đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng, có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới”.
Thông báo kết luận số 191-TB/TW của Bộ chính trị về mục tiêu, giải pháp phát triển ngành NH đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó đã khẳng định sự nhất trí với mục tiêu tổng quát phát triển NHNN và các TCTD đến năm 2010, đồng thời nhấn mạnh đến một số nội dung sau:
+ “Tổ chức lại NHNN VN với cơ cấu và tính chất hoạt động như một NHTW hiện đại, hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, phù hợp với thông lệ quốc tế,…”.
+ Cơ cấu lại hệ thống NHTM, tạo cho NHTMQD có năng lực tài chính lành mạnh, hoạt động đa năng, nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, giữ vai trò chi phối trong thị trường tiền tệ nước ta.
+ Tiếp tục củng cố và phát triển vững chắc hệ thống quỹ tín dụng nhân dân và các NHTMCP trên cơ sở nâng cao năng lực tài chính và năng lực quản trị kinh doanh.
+ Phát triển các tổ chức tài chính phi ngân hàng nhằm đa dạng hố hệ thống tài chính, đồng thời nâng cao vai trị kiểm soát, điều hành của NHTW đối với lĩnh vực này…”…
Đối với các NHTM, định hướng phát triển tập trung vào 4 nội dung chính:
Một là, nâng cao vai trò chủ lực của các NHTM NN và các NHTM có cổ
phần chi phối của NN về quy mơ hoạt động, năng lực tài chính, cơng nghệ, quản lý và hiệu quả kinh doanh, tạo điều kiện để các NHTM VN cùng với các NHTMCP trong nước giữ được vai trò nòng cốt, chi phối trong hệ thống ngân hàng Việt Nam;
Hai là, tiếp tục cơ cấu toàn diện các NHTM theo Đề án cơ cấu lại các
NHTM NN và Đề án củng cố, chấn chỉnh các NHTMCP;
Ba là, từng bước cổ phần hoá các NHTM NN; cho phép các TCTD có tiềm
lực tài chính, cơng nghệ, năng lực quản lý và uy tín mua cổ phần và tham gia quản trị, điều hành NHTM VN;
Bốn là, đổi mới căn bản cơ chế quản lý đối với các NHTM NN và các
TCTD khác theo hướng các TCTD thực sự tự chủ, hoàn toàn chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh và hoạt động trong khn khổ pháp lý minh bạch, cơng khai, bình đẳng trên cơ sở tách bạch chức năng NHTW và quản lý Nhà nước của NHNN với chức năng kinh doanh của các TCTD.
3.1.2 Mục tiêu mở rộng thanh toán KDTM
Trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội 2001-2010 của Đảng ta đã khẳng định mục tiêu chiến lược tổng quát là “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”. Riêng trong lĩnh vực
ngân hàng đó là “Mở rộng các dịch vụ tài chính-tiền tệ,...đi thẳng vào cơng nghệ hiện đại, áp dụng các quy chuẩn quốc tế,...phát triển mạnh các dịch vụ kỹ thuật,...” Và “Hình thành mơi trường minh bạch, lành mạnh và bình đẳng cho hoạt động tiền tệ - ngân hàng, ứng dụng phổ biến CNTT, mở rộng nhanh các hình thức thanh toán KDTM và thanh toán qua ngân hàng”.
Để mở rộng nhanh hình thức thanh tốn qua ngân hàng, điều quan trọng là chúng ta phải tạo lập được một hệ thống thanh tốn quốc gia tương đối hồn chỉnh về cơ cấu tổ chức, chúng ta phải không ngừng củng cố và từng bước hoàn thiện các cơ sở nền tảng về mặt pháp lý như khn khổ chính sách tiền tệ; trình độ tổ chức thống kê và xử lý thông tin kinh tế; trình độ tổ chức và điều hành ở các ngân hàng; chế độ chính sách thanh tốn; cơ sở hạ tầng kỹ thuật – cơng nghệ; chính sách đào tạo và sử dụng đội ngũ cán bộ ngân hàng. Để làm được điều này thì ngay từ bây giờ chúng ta phải có mục tiêu tổng thể định hướng cho cả một giai đoạn pháp triển của hệ thống thanh toán qua ngân hàng.
- Phát triển dịch vụ thanh toán trong dân cư nhằm mục tiêu quan trọng
là tập trung mọi nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân vào các hệ thống ngân hàng và các định chế tài chính khác, tạo lập thói quen đầu tư và thanh toán KDTM trong quảng đại quần chúng nhân dân, dịch chuyển dần cơ cấu nguồn vốn: giảm tiết kiệm tăng đầu tư nâng cao tỷ trọng đầu tư của dân cư trong tổng đầu tư xã hội.
- Tổ chức dịch vụ thanh toán qua ngân hàng thuận tiện an tồn sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho khách hàng. Xuất phát từ mục đích này, các
NHTM phải được cạnh tranh một cách lành mạnh, qua đó đưa ra những hình thức thanh tốn thuận tiện và hiện đại nhằm thu hút khách hàng phát triển mạnh việc sử dụng Séc, thẻ thanh tốn và hình thức uỷ nhiệm thu, chi để xây dựng tạo lập thói quen trong dân chúng giảm tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong trong nền kinh tế.
- Tăng mạnh khối lượng tiền tệ để phù hợp với tốc độ chuyển đổi nền kinh tế nhất là để giúp cho tài sản đất đai có thể tiền tệ hố được và nguồn
vốn này có thể được đưa vào lưu thơng góp phần đẩy nhanh tốc độ tích luỹ vốn để cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Mở rộng dịch vụ tiền tệ để điều chỉnh cơ cấu lao động trong xã hội đặc biệt là trong hệ thống ngân hàng giảm lao động trong khâu kho quỹ.
- Thu hẹp tối đa thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế bằng các
biện kinh tế kết hợp một số biện pháp hành chính song song với cơng tác thơng tin tun truyền để làm minh bạch và lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế và xã hội góp phần chống tiêu cực, tham nhũng và tăng cường an ninh xã hội.
- Đa dạng hố loại hình dịch vụ thanh tốn, đặc biệt phát triển dịch vụ
thanh tốn hiện đại đi đơi hồn thiện nâng cao dịch vụ thanh toán truyền thống. Các sản phẩm dịch vụ đa dạng hoá đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm phải được thiết kế phù hợp với nhu cầu, đặc điểm của từng loại khách hàng thì lúc đó khách hàng dễ dàng chấp nhận sử dụng dịch vụ của ngân hàng.
- Tăng sản lượng dịch vụ và mở rộng thị trường cung ứng khách hàng tiêu thụ. Thị trường rộng tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho khách hàng tại
mọi thời điểm, các NHTM cần đẩy nhanh, mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ…. các đại lý để đưa dịch vụ ngân hàng đến với mọi khách hàng.
- Tạo cơ sở tăng tỷ trọng thanh toán KDTM để giảm cấu phần thanh
toán bằng tiền mặt. Định hướng chung của ngành ngân hàng được thể hiện
+ Phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, thanh toán KDTM trên cơ sở hệ thống thanh tốn hiện đại, an tồn, tin cây, hiệu quả phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; nâng cao các tiện ích thanh tốn qua ngân hàng để khuyến khích các thành phần kinh tế, đặc biệt sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng và giảm mức độ sử dụng tiền mặt trong thanh toán.
+ Bảo đảm và đáp ứng một cách an toàn và đầy đủ nhu cầu của nền kinh tế về thanh toán tiền mặt và dịch vụ ngân quỹ. Kết hợp chặt chẽ dịch vụ thanh toán với các dịch vụ khác. Hợp tác chặt chẽ giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ ngân hàng với các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cung ứng dịch vụ hàng hố tiêu dùng và cơng cộng trong việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ thanh toán KDTM, dịch vụ thẻ thanh tốn tiện lợi với chi phí thấp.
+ Triển khai rộng rãi các dịch vụ thanh toán điện tử và các hệ thống giao dịch điện tử, tự động, đồng thời đẩy mạnh đầu tư, nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các cơng cụ thanh tốn mới theo tiêu chuẩn quốc tế, bao gồm tiền điện tử, thẻ thanh toán nội địa, thẻ thanh tốn quốc tế, thẻ đa năng, thẻ thơng minh và Séc. Tập trung đẩy mạnh các dịch vụ tài khoản, trước hết là tài khoản cá nhân với các thủ tục thuận lợi, an tồn và các tiện ích đa dạng kèm theo để thu hút nguồn vốn rẻ trong thanh toán và tạo cơ sở phát triển các dịch vụ thanh toán thẻ, Séc cá nhân và thanh toán KDTM.
+ Thu hẹp tối đa thanh toán bằng tiền mặt trong nền kinh tế bằng các biện kinh tế kết hợp một số biện pháp hành chính song song với cơng tác thông tin tuyên truyền để làm minh bạch và lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế và xã hội góp phần chống tiêu cực, tham nhũng và tăng cường an ninh xã hội.
+ Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý trong lĩnh vực thanh tốn, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng khi sử dụng dịch vụ thanh toán KDTM.