Để tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong hoạt động kinh doanh qua đó nâng cao chất lượng và hiệu quả trong hoạt động, tơi xin có một số kiến nghị với Ngân hàng NHTM Sài Gòn Hà Nội như sau:
Thứ nhất, kiến nghị về chính sách nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng
Do ngân hàng trong giai đoạn này có định hướng tập trung phát triển huy động vốn vào mảng dân cư, chính vì vậy chính sách về nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng nên được chú trọng hàng đầu.
- Tổ chức các khóa học nâng cao về chất lượng, kỹ năng phục vụ
khách hàng cho các nhân viên làm bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng.
- Mở rộng đầu tư bảng biển, quầy, trang phục cho nhân viên để tạo
hình ảnh ngân hàng thân thiện, hiện đại,..
- Đưa ra các chính sách chăm sóc khách hàng hợp lý
- Tổ chức kiểm tra, giám sát ngầm về chất lượng dịch vụ của nhân
viên.
Thứ hai, kiến nghị về chính sách huy động vốn
- Cần phải tăng cường công tác dự báo dài hạn nhằm giúp các chi
nhánh nắm bắt được xu hướng phát triển của thị trường để có biện pháp, giải pháp nghiệp vụ phù hợp.
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội cũng cần xây dựng hoàn chỉnh
các chức năng, cơ chế huy động vốn mang tính tương đối ổn định nhằm thực hiện mục tiêu của chiến lược phát triển, trên cơ sở đó xây dựng các chế độ nghiệp vụ phù hợp để hướng dẫn các chi nhánh chủ động xây dựng và kế hoạch kinh doanh từng thời kỳ.
- Cần tăng cường công tác tuyên truyền quảng cáo như đưa những tin tức, hình ảnh liên quan đến các hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm, các đợt phát hành các loại chứng từ có giá để làm sao cho người dân có
được một số thơng tin cần thiết nhằm kích thích và thu hút dân chúng quan tâm đến sản phẩm của mình.
Thứ ba,Kiến nghị về chinh sách lãi suất và công tác điều hành nguồn vốn
- Xây dựng trên cơ sở thực hiện đầy đủ các qui định của NHNN (về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, ký quỹ báo lãnh, đảm bảo khả năng thanh tốn…) theo ngun tắc đánh giá đúng mức đóng góp của từng chi nhánh vào kết quả chung của toàn ngành, thực hiện hỗ trợ qua lãi suất điều chuyển vốn nội bộ nhằm phát huy tính tăng động của tồn chi nhánh.
- Ban hành cơ chế tổ chức hoạt động, cơ chế điều hành nguồn vốn, cơ chế điều hành lãi suất phù hợp với qui mô và đặc điểm hoạt động của từng chi nhánh; phải xây dựng theo hướng tạo khuôn khổ pháp lý, nâng cao quyền tự chủ, linh hoạt, phân rõ trách nhiệm trong hoạt động nhằm phát huy tối đa vai trò và vị thế của từng chi nhánh. Các văn bản hướng dẫn phải được ban hành kịp thời, cụ thể và tránh chồng chéo
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trên cơ sở định hướng hoạt động huy động vốn cũng như nâng cao hiệu quả huy động tại SHB, trong chương này luận văn đã đưa ra giải pháp và để các giải pháp này có thể triển khai trong thực tiễn hoạt động thì luận văn cũng đã đề xuất kiến nghị với NHNN, với SHB nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao huy động vốn tại Ngân hàng.
KẾT LUẬN
Huy động vốn là nghiệp vụ cơ bản, thường xuyên và là vấn đề trung tâm trong hoạt động của bất kỳ Ngân hàng nào. Quy mô, chất lượng huy động vốn có ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các Ngân hàng nói riêng và nó quyết định tới sự cung ứng vốn cho nền kinh tế nói chung. Với phương châm của Đảng và Nhà nước ta “ Coi nguồn vốn trong nước là quyết định, vốn ngoài nước là quan trọng” nhưng trong điều kiện thị trường tài chính chỉ mới phát triển ở mức độ hạn chế thì việc cung ứng vốn để phục vụ cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế đất nước chủ yếu phải dựa vào hệ thống NHTM. Do vậy, làm thế nào dể tăng cường hiệu quả công tác huy động vốn trong Ngân hàng đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn vốn luôn là vấn đề thường xuyên được các nhà quản lý ngân hàng quan tâm.
Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, với luận cứ về lý luận và thực tiễn, luận văn đã hồn thành những nhiệm vụ sau:
1. Phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản về huy động vốn của
NHTM trong nền kinh tế thị trường. Một hệ thống các chỉ tiêu đã được luận văn đề cập nhằm giúp đánh giá chính xác hơn về huy động vốn của mỗi NHTM. Luận văn cũng đã đề cập nghiên cứu kinh nghiệm huy động vốn từ các NHTM khác, trên cơ sở đó rút ra một số bài học có giá trị cho SHB có thể nghiên cứu và vận dụng.
2. Trên cơ sở đánh giá thực trạng huy động vốn tại SHB qua 4 năm gần đây nhất, luận văn đã phân tích và làm rõ những kết quả đạt được, một số tồn tại cũng như những nguyên nhân của tồn tại cũng đã được chỉ ra. Đây là cơ sở rất quan trọng để luận văn đề xuất các giải pháp và kiến nghị phù hợp và khả thi.
3. Trên cơ sở đề cập những định hướng hoạt động huy động vốn tại SHB giai đoạn đến năm 2014, luận văn đã đưa ra một số quan điểm về tăng cường huy động vốn cũng như đã đề xuất hệ thống các giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần tăng cường huy động vốn tại ngân hàng này.
Tăng cường huy động vốn luôn là một yêu cầu quan trọng trong kinh doanh ngân hàng, nhưng huy động vốn lại chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan lẫn chủ quan và quả thực đây là vấn đề rất lớn và phức tạp. Trong phạm vi hiểu biết của mình cũng như bị giới hạn bởi dung lượng của một luận văn thạc sỹ nên bản luận văn này khơng thể tránh được những sai sót, bất cập. Tác giả rất mong đón nhận được những ý kiến đóng góp quý báu để luận văn được hoàn thiện hơn cũng như hoàn thiện nhận thức của bản thân.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Anh Dũng (2009),Giải pháp tăng cường hoạt động huy động vốn tại
chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, Luận
văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính.
2. Frederic, S.M. (1994), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nxb
Khoa học và Kỹ thuật, Hà nội.
3. Phan Thị Thu Hà (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Giao thông
Vận tải, Hà Nội
4. Nguyễn Thị Hiền (2005), Phát triển dịch vụ ngân hàng trong dân cư - Một
cấu phần quan trọng trong chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng giai đoạn 2006-2010 và 2020, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng.
5. Lưu Thị Hoa (2008), Giải pháp phát triển hoạt động huy động vốn tại
ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam áp dụng cho chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện tài chính.
6. Nguyễn Thị Lan (2008), Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân
hàng phát triển nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long, Luận văn thạc sỹ kinh tế,
Đại học kinh tế quốc dân.
7. Lê Thị Kim Nga (2002), Các giải pháp Maketing chủ yếu để nâng cao sức
cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng, Luận văn tiến sỹ, Đại học kinh tế
quốc dân.
8. Trần Thị Thu Nga (2008), Phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng
Công thương Đống Đa, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Ngân hàng.
9. Ngân hàng TMCP Á Châu(2010-2013), Báo cáo thường niên từ năm 2010
đến năm 2013.
10. Ngân hàng TMCP Quân đội(2010-2013), Báo cáo thường niên từ năm
11. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (2010-2013), Báo cáo tài chính hợp
nhất từ năm 2010 đến năm 2013.
12. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (2010-2013), Báo cáo thường niên từ
năm 2010 đến năm 2013.
13. Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, Các quyết định, thông tư về lãi suất huy
động...
14. Paul, A. S. (1997), Kinh tế học, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
15. Peter, S. R. (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội.
16. Lê Văn Tư (2005), Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính.
17. Lê Văn Tư (1997), Tiền tệ, tín dụng và ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
Các trang mạng: 18. www.cafef.vn 19. www.dantri.com.vn 20. www.mof.gov.vn 21. www.mpi.gov.vn 22. www.sbv.gov.vn 23. www.shb.com.vn 24. www.vneconomy.vn 109