1.4. Các lý thuyết tạo động lực làm việc
1.4.1. Thuyết tháp nhu cầu của Maslow
Nhà tâm lý học ngƣời Hoa Kỳ - Abraham Maslow cho rằng: ngƣời lao động có năm nhu cầu theo bậc thang từ thấp đến cao là: nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn, nhu cầu xã hội, nhu cầu đƣợc ghi nhận và nhu cầu tự hồn thiện. Theo đó, những nhu cầu ở mức độ thấp sẽ phải đƣợc thỏa mãn trƣớc khi xuất hiện các nhu cầu ở mức độ cao hơn. Những nhu cầu này thúc đẩy con ngƣời thực hiện những công việc nhất định để đƣợc đáp ứng. Nhƣ vậy, nhu cầu trở thành động lực quan trọng và việc tác động vào nhu cầu cá nhân sẽ thay đổi đƣợc hành vi của con ngƣời
Bảng 1.1 Sự phân cấp nhu cầu của Maslow Nhu Cầu Tự hồn thiện Đƣợc tơn trọng Xã hội An tồn Sinh lý
Tháp bậc nhu cầu của Maslow địi hỏi nhà lãnh đạo hoặc ngƣời quản lý phải hiểu ngƣời lao động đang ở cấp độ nhu cầu nào. Từ đó làm căn cứ đƣa ra các giải pháp phù hợp cho việc thỏa mãn nhu cầu của ngƣời lao động đồng thời bảo đảm đạt đến các mục tiêu tổ chức. Tháp nhu cầu cung cấp phƣơng hƣớng để chỉ ra những yếu tố có thể tác động để thơi thúc con ngƣời trong các tổ chức. Cụ thể nhƣ sau:
Bảng 1.2 Tháp nhu cầu tƣơng ứng với ngƣời lao động của tổ chức Nhu Cầu Tự hồn thiện Đƣợc tơn trọng Xã hội An tồn Sinh lý
Đối với người lao động là cán bộ giảng viên, khi sử dụng tháp nhu cầu
Maslow cần lƣu ý một số yếu tố đặc thù phù hợp với đối tƣợng. Cụ thể, nhu cầu vật chất (sinh lý) là nhu cầu cần thiết đối với cán bộ giảng viên, tuy nhiên không phải là nhu cầu sống cịn nhất. Ngƣời làm cơng tác giáo dục có thể chấp nhận những điều kiện nghèo nàn trong việc đáp ứng các nhu cầu sinh lý, nhu cầu an toàn của tổ chức (thu nhập thấp, điều kiện làm việc khó khăn…) để phục vụ mục tiêu giáo dục (dĩ nhiên khoảng thời gian đó khơng nên là vơ hạn).
Bên cạnh đó nhu cầu đƣợc tơn trọng là nhu cầu hết sức cơ bản trong đời sống tinh thần của những ngƣời thầy, ngƣời cơ cho dù vị trí của họ là giảng viên, cán bộ hay là nhà quản lý đi chăng nữa. Họ cũng ln ln có nhu cầu học tập, nghiên cứu để nâng cao trình độ (nhu cầu tự hồn thiện) chứ khơng hẳn chỉ nảy sinh nhu cầu này khi đã đƣợc thỏa mãn các nhu cầu cấp thấp. Ngƣời có trình độ chun mơn càng cao càng có nhu cầu tự thể hiện mình. Hầu hết nhân lực trong các cơ sở đào tạo là cán bộ, giảng viên có bằng cấp, sử dụng kiến thức, tƣ duy khoa học để làm việc là chính. Nghề nhà giáo vốn đƣợc tơn trọng từ xƣa nên nhu cầu đƣợc tôn trọng, tự thể hiện mình là những nhu cầu hết sức đặc trƣng đối với ngƣời lao động trong lĩnh vực này.