Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

Một phần của tài liệu ban_chinh_tu_8349 (Trang 54 - 56)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGUỒN VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

4.2.1.3. Hiệu quả sử dụng tài sản cố định

a) Hiệu quả sử dụng tài sản cố định giai đoạn 2009 - 2011

Trong năm 2010, 2011 công ty không ngừng đầu tư vào tài sản cố định làm tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản ngày càng cao hơn. Năm 2010 tổng tài sản cố định tăng lên trong năm khoảng 27 tỷ đồng, chuyển từ xây dựng cơ bản dở dang sang hơn 45 tỷ đồng. Năm 2011 nhà máy nang mềm hồn thành, có các khoản đầu tư khác về máy móc hiện đại, hệ thống phân phối. Sự đầu tư mạnh vào tài sản cố định làm tài sản cố định bình quân mỗi năm tăng cao, tốc độ tăng doanh thu thuần và lợi nhuận không theo kịp làm hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm.

Bảng 4.10: CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2009 – 2011

Khoản mục ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

(1). Doanh thu thuần BH &

CCDV Đồng 1.705.561.949.112 1.952.925.606.985 2.303.420.230.163 (2). TSCĐ bình quân Đồng 310.889.201.399 374.862.807.978 489.812.242.760 (3). Lợi nhuận ròng Đồng 319.575.053.189 346.820.010.729 401.515.191.674 Sức sản xuất của TSCĐ (1)/(2) Lần 5,49 5,21 4,70 Sức hao phí của TSCĐ (2)/ (1) Lần 0,18 0,19 0,21

Sức sinh lợi của TSCĐ (3)/

(2) Lần 1,03 0,93 0,82

(Nguồn tính tốn dựa trên BCTC của cơng ty năm 2009 – 2011)

Từ bảng 4.10 ta có thể thấy trong sự sụt giảm của các chỉ tiêu sau:

- Sức sản xuất tài sản cố định liên tục giảm từ 5,49 (lần) xuống 4,7 (lần) năm 2009 – 2011, tương ứng giảm 14,4%.

- Sức hao phí tài sản cố định liên tục tăng 0,01 lần (năm 2010 so với năm 2009) tương ứng tăng 5,56%, và 0,02 lần (năm 2011 so với năm 2010) tương ứng tăng 10,53%.

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Cơng ty Cổ phần Dược Hậu Giang

- Sức sinh lợi của TS cố định năm 2010 giảm 9,7% tương ứng giảm 0,1 (lần) so với năm 2009 , chỉ tiêu này tiếp tục giảm 11,83% vào năm 2011 khi đạt 0,82 (lần).

Tóm lại, sức sinh lợi của TS cố định giảm liên tục nên công ty cần đầu tư TSCĐ hợp lý và nâng cao tốc độ tăng doanh thu, lợi nhuận . Tuy nhiên, những tài sản cố định mới được đầu tư sẽ làm cho sức sinh lợi sụt giảm là điều tất nhiên vì chưa thể tạo khoản lợi nhanh chóng mà cơng ty cịn trong chờ vào khoản lợi trong tương lai. Vì vậy khơng thể kết luận công ty đầu tư TSCĐ không hiệu quả mà chỉ có thể nói cần có chính sách sử dụng hiệu quả hơn nữa TSCĐ trong tương lai sao cho sức sinh lợi cao hơn.

b) Hiệu quả sử dụng tài sản cố định 6 tháng đầu năm 2011 và 2012

Tài sản cố định vẫn tiếp tục được đầu tư làm cho doanh thu thuần và lợi nhuận tăng lên nhưng việc đầu tư này đã đem lại hiệu quả như mong muốn?.

Bảng 4.11: CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2011 VÀ 2012

Khoản Mục ĐVT 6t Đầu Năm 2011 6t Đầu Năm 2012

(1). Doanh thu thuần BH & CCDV Đồng 535.653.675.476 623.103.320.293 (2). Nguyên giá TSCĐ bình quân Đồng 452.125.417.275 597.521.395.366 (3). Lợi nhuận ròng Đồng 215.081.111.882 285.522.592.405

Sức sản xuất của TS cố định (1)/(2) Lần 1,18 1,04

Sức hao phí của TS cố định (2)/(1) Lần 0,84 0,96

Sức sinh lợi của TS cố định (3)/(2) Lần 0,48 0,48

(Nguồn tính tốn dựa trên BCTC của công ty 6 tháng đầu năm 2011 và 2012)

6 tháng đầu năm 2012 nguyên giá tài sản cố định bình quân tiếp tục tăng với tốc độ cao 32,16% tức tăng gần 145 tỷ đồng, doanh thu thuần chỉ tăng khoảng 87 tỷ đồng tức tăng 16,33% làm cho sức sản xuất TSCĐ giảm tuyệt đối 0,14 (lần) tương ứng tăng 11,86%, sức hao phí TSCĐ tăng 0,12 (lần) tương ứng tăng 14,29%. Chỉ tiêu sức sinh lợi của TS cố định vẫn giữ ở mức 0,48 lần. Cho thấy tốc độ tăng doanh thu thuần và lợi nhuận ròng 6 tháng đầu năm 2011 và 2012 tương đương với tốc độ tăng của nguyên giá TSCĐ.

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang

Tóm lại, việc đầu tư tài sản cố định trong thời kỳ này chưa mang lại nguồn thu như mong đợi khi khả năng sản xuất của tài sản cố định giảm, và sự hao phí tăng. Tuy sức sinh lợi của TS cố định không đổi nhưng không bắt nguồn từ việc tận dụng tốt tài sản cố định, mà do tiết kiệm được các khoản chi phí (các khoản giảm trừ doanh thu giảm 24,65%, chi phí bán hàng giảm 18,29%, chi phí tài chính và chi phí khác cũng giảm).

Một phần của tài liệu ban_chinh_tu_8349 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w