Giải pháp bảo vệ an ninh, phòng chống cháy nổ, chữa cháy

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB đổi mới công nghệ tại tổng công ty truyền tải điện quốc gia giai đoạn 2016 2020 (Trang 101 - 104)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp đổi mới công nghệ tại Tổng công ty Truyền tải điện

4.2.5. Giải pháp bảo vệ an ninh, phòng chống cháy nổ, chữa cháy

- Các giải pháp về an ninh: Các giải pháp an ninh cơ bản cho trạm biến

áp không ngƣời trực:

Sử dụng hệ thống camera đa chức năng để giám sát an ninh kết hợp giám sát thiết bị. Hệ thống camera đƣợc kết nối với trung tâm điều khiển.

Sử dụng hệ thống phát hiện đột nhập có các thiết bị hồng ngoại giám sát phạm vi tƣờng rào của trạm. Hệ thống phát hiện đột nhập đƣợc kết nối với trung tâm điều khiển.

Sửa chữa nâng cao tƣờng rào, cổng trạm để nâng cao khả năng chống đột nhập.

Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của hệ thống camera an ninh và hệ thống phát hiện đột nhập:

Các tín hiệu từ hệ thống camera quan sát và từ các thiết bị quét tia hồng ngoại đƣợc tập trung vào tủ xử lý tín hiệu và giám sát an ninh của trạm.

Các thiết bị chính gồm có:

- Bộ nhận tín hiệu hình ảnh camera, tín hiệu qt hồng ngoại.

- Bộ xử lý trung tâm.

- Bộ truyền tín hiệu hình ảnh.

- Màn hình và bàn phím, con chuột cho thao tác tại tủ.

- Các thiết bị âm thanh.

- Các bộ xử lý là các máy tính cơng nghiệp, các ngõ vào/ra tín hiệu phù hợp thiết kế tại trung tâm điều khiển và tại các trạm biến áp.

Yêu cầu về hệ thống camera:

- Camera có độ phân giải cao, có khả năng quay, quét, zoom; có khả năng quan sát ban đêm, phát hiện chuyển động.

- Máy chủ ghi hình cho phép kết nối cả CCTV lẫn IP camera; xác thực điện tử với các file video đƣợc ghi, có thể dùng làm bằng chứng pháp lý; cho phép tìm kiếm xem lại từ trung tâm điều khiển.

- Bàn điều khiển camera đặt tại trung tâm điều khiển.

- Phối hợp với chính quyền, cơng an và ngƣời dân địa phƣơng để hỗ trợ công tác đảm bảo an ninh cho TBA.

- Các giải pháp về phòng cháy, chữa cháy: Củng cố lại các hệ thống cảnh báo, phòng chống cháy nổ, hệ thống cứu hỏa tự động và báo cáo cơ quan có thẩm quyền để đƣợc phép vận hành trong điều kiện bán ngƣời trực, không ngƣời trực. Bổ sung trang bị PCCC cho các trạm hiện có và cho các dự án đang thực hiện:

+ Trang bị mới hệ thống chữa cháy tự động bằng khi CO2 cho các Nhà điều khiển tại trạm biến áp, để phục vụ chữa cháy tự động khi có cháy xảy ra tại các phịng điều khiển.

+ Trang bị mới hệ thống chữa cháy tự động phun sƣơng bằng nƣớc cho tất cả các MBA lực tại trạm (vì hiện tại mới chỉ lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động phun sƣơng bằng nƣớc cho các MBA lực từ 250MVA trở lên).

+ Trang bị mới hệ thống thốt dầu sự cố (chống cháy dầu sự cố) dƣới móng máy biến áp có hào bằng bê tơng cốt thép hình chữ U sâu 1m bao quanh móng MBA, mặt trên đặt lƣới thép dày, trên đổ lớp đá 3-7cm dày tối thiểu 25cm, để đảm bảo thoát dầu sự cố và nƣớc chữa cháy nhanh xuống khỏi lớp đá 3-7cm, làm ngạt nhanh, ngăn không cho cháy dầu sự cố.

+ Theo quy định của pháp luật về PCCC, trạm 220kV-500kV thuộc diện cơ sở có nguy hiểm cháy nổ thuộc diện quản lý về PCCC, thiết kế hệ thống PCCC trạm, phê duyệt phƣơng án chữa cháy cơ sở của trạm là do cơ quan Cảnh sát PCCC thẩm duyệt và ngiệm thu. Và trạm không ngƣời trực sẽ không đáp ứng quy định phải tổ chức đội PCCC cơ sở và tại từng ca trực phải

đáp ứng Điều 15 Thơng tƣ 66/2014/TT-BCA thì “…cơ sở có nhiều phân xƣởng, bộ phận làm việc độc lập hoặc làm việc theo ca thì mỗi bộ phận, phân xƣởng, mỗi ca làm việc có 01 tổ phịng cháy và chữa cháy cơ sở; biên chế của tổ phòng cháy và chữa cháy cơ sở tối thiểu từ 05 đến 09 ngƣời”. Do đó cần đề nghị cơ quan có thẩm quyền về việc xin đặc cách về tổ chức lực lƣợng chữa cháy và phƣơng án chữa cháy cho các trạm không ngƣời trực.

Lập các phƣơng án bảo vệ an ninh, chữa cháy và tổ chức diễn tập cho từng TBA.

- Các giải pháp về phòng chống lụt bão

Một số trạm khu vực thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, Tiền Giang bị ảnh hƣởng bởi q trình đơ thị hóa nâng cao mức nền của khu vực xung quanh, làm giảm khả năng thoát nƣớc từ các trạm biến áp hoặc làm cho trạm trở thành vùng trũng thu nƣớc của khu vực. Tình trạng này tạo nên nguy cơ ngập nƣớc trong trạm biến áp khi có mƣa.

Để khắc phục nguy cơ ngập nƣớc tại các trạm này, phải cải tạo hệ thống thoát nƣớc, nâng cao nền trạm, đầu tƣ hệ thống bơm công suất lớn để bơm nƣớc khỏi trạm. Hiện tại đối với TBA 220kV Hà Đơng đã hồn thành xây dựng tƣờng bao và lắp đặt hệ thống bơm cơng suất lớn.

Hình 4.3. Diễn tập PCCC&CNCH tại trạm 220kV Trà Nóc

(Nguồn: http://ptc4.npt.evn.vn/home/index.php/news/)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB đổi mới công nghệ tại tổng công ty truyền tải điện quốc gia giai đoạn 2016 2020 (Trang 101 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(152 trang)
w