Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp phát triển thị trường bán lẻ việt nam sau khi gia nhập WTO thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế (Trang 33 - 36)

1.2. Sự cần thiết của việc phát triển thị trƣờng bán lẻ Việt Nam

1.2.2. Nhu cầu và thị hiếu tiêu dùng

Ngƣời tiêu dùng có vai trị quan trọng trong cơ chế hoạt động của thị trƣờng bán lẻ, các quyết định chi tiêu hàng ngày theo sự lựa chọn của ngƣời tiêu dùng sẽ quyết định phần lớn đến việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ gì trong nền kinh tế. Nhƣ vậy, yêu cầu phải đặt ra đối với thị trƣờng bán lẻ Việt Nam và các doanh nghiệp bán lẻ đó là: phải hiểu về ngƣời tiêu dùng Việt Nam, phải đáp ứng đƣợc nhu cầu và thị hiếu của họ.

1.2.2.1. Nhu cầu tiêu dùng:

Việt Nam có một số lƣợng lớn những cơng dân thành thị trẻ tuổi có thu nhập tăng đều.

Theo số liệu khảo sát thì có dƣới 3% hộ gia đình thành thị có thu nhập từ 2,5 triệu đồng trở xuống, trong khi có tới 65% hộ gia đình có thu nhập từ 5,5 đến 15,5 triệu đồng/tháng. Theo thống kê của FTA Research & Consultant (tháng 4/2011), khoảng 50% những ngƣời tiêu dùng trẻ từ 20-29 tuổi có thu nhập hộ gia đình hàng

tháng 7,5 – 15 triệu đồng, bình quân 12 triệu đồng. Theo dự đoán, trên cả nƣớc, năm 2014, mức thu nhập 8-10 triệu đồng/ngƣời sẽ chiếm tới 14%, thậm chí 12% cịn có thu nhập trên 10 triệu đồng/ngƣời (Biều đồ 1.1).

Biểu đồ 1.1: Mức thu nhập của người dân thành thị.

Nguồn: TNS Vietcycle 2011 D 25%

Một trong những kết quả của việc mở cửa nền kinh tế quốc gia là nhu cầu chi tiêu ngày càng lớn mạnh của ngƣời tiêu dùng, tăng hơn 75% từ năm 2000 đến 2007. Đây hứa hẹn những tiềm năng rất lớn cho sự phát triển của thị trƣờng phân phối ở Việt Nam trong thời gian tới. So sánh với các nƣớc khác trong khu vực, tỷ lệ tiêu dùng so với GDP của Việt Nam đạt khoảng trên 70%, thuộc loại cao, trong khi Singapore là 57%, Malaysia là 59%, Thái Lan là 68%... Đây cũng là một trong những yếu tố tạo nên sự gia tăng mạnh trong tiêu dùng trong nƣớc của Việt Nam.

1.2.2.2 Thị hiếu tiêu dùng:

Trong những năm qua, thói quen, văn hóa mua sắm của ngƣời tiêu dùng Viêṭ Nam đã cónhƣƣ̃ng thay đổi lớn , xu hƣớng chuyển dịch mạnh từ việc mua sắm trong các khu chợ truyền thống sang các siêu thị, đặc biệt là ở các thành phố lớn đã trở thành phổ biến.

Thói quen tiêu dùng thay đổi khiến kênh bán lẻ hiện đại đang có cơ hội phát triển khá nhanh, minh chứng là từ năm 2003-2007 kênh này đã đạt độ tăng trƣởng từ 22% tới 45%. Trong một cuộc điều tra mới đây đƣợc thực hiện ở Hà Nội và Tp.HCM, có tới 70% ngƣời dân ở Tp.HCM và 20% ở Hà Nội cho rằng họ thích

mua sắm ở các siêu thị hơn là ở các khu chợ truyền thống ngoài trời. Theo dự đốn, trong mƣời năm tới, con số này có thể tăng lên tƣơng ứng là 90% (Tp.HCM) và 50% (Hà Nội), điều này chứng tỏ sự thay đổi khá nhanh và mạnh trong cách thức của ngƣời dân Việt Nam đối với việc mua sắm hàng hoá. Ngày càng nhiều ngƣời tiêu dùng Việt Nam có nhu cầu mua sắm theo kiểu "một lần dừng nhƣng mua đƣợc nhiều hàng".

Ngƣời tiêu dùng Việt Nam ngày càng thích đi tới những nơi mua sắm hiện đại. Theo một cuộc điều tra của câu lạc bộ hàng Việt Nam chất lƣợng cao năm 2010, tỷ lệ lựa chọn các kênh cũng có biến đổi mạnh mẽ, chợ và cửa hàng tạp hóa đƣợc chọn lựa ít hơn rất nhiều (chiếm 19,4%) so với cửa hàng chuyên doanh, siêu thị hay đại lý (chiếm 78,5%). (Biểu đồ 1.2).

Biểu đồ 1.2. Tỷ lệ lựa chọn các kênh bán lẻ

Đại lý, 25%

Cửa hàng chuyên doanh, 38.40%

Nơi khác, 2.10%

Nguồn : Điều tra của CLB hàng Việt Nam chất lƣợng cao 2010

Biểu đồ 1.3. Tỷ lệ các yếu tố lựa chọn của người tiêu dùng khi mua hàng

Phân phối, 23.74%

Giá cả, 21.08%

Chất lượng, 35.29%

Tiếp thị, 3.94%

Cũng trong cuộc điều tra trên, ngƣời tiêu dùng Việt Nam trả lời rằng họ quan tâm nhiều nhất đến chất lƣợng hàng hóa (35,29%), tiếp đến là cách thức phân phối (23,74%) và giá cả (21,08%). (Biểu đồ 1.3).

Với sự trộn lẫn về văn hóa và sự gia tăng của tầng lớp trung và thƣợng lƣu cũng nhƣ sự gia tăng của dân nhập cƣ đã biến Việt nam trở thành điểm hấp dẫn cho các tập đoàn bán lẻ hàng xa xỉ phẩm trên thế giới. Ngƣời tiêu dùng tích cực mua hàng xa xỉ phẩm để làm tăng lên vị trí và đẳng cấp của họ, đó chính là lý do vì sao mà các thƣơng hiệu nhƣ: Gucci, Luis Vuitton, Cartier, Roberto Cavalli, D&G, Burberry, Hermes, Rolex, Clarins,…đã lần lƣợt có mặt ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp phát triển thị trường bán lẻ việt nam sau khi gia nhập WTO thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w