Tác động của bối cảnh quốc tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp phát triển thị trường bán lẻ việt nam sau khi gia nhập WTO thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế (Trang 36 - 38)

1.2. Sự cần thiết của việc phát triển thị trƣờng bán lẻ Việt Nam

1.2.3. Tác động của bối cảnh quốc tế

Hiện nay, trong từng nƣớc cũng nhƣ trên phạm vi tồn cầu, q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra với tốc độ nhanh. Ở các nƣớc phát triển, nền kinh tế chuyển đổi từ cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp sang cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Tỷ trọng của khu vực dịch vụ trong GDP ở các nƣớc phát triển tăng nhanh và chiếm khoảng 70 - 80%. Trong các nền kinh tế này, thƣơng mại nội địa (dịch vụ phân phối – trong đó có dịch vụ bán lẻ) có tác động rất lớn và là một bộ phận rất quan trọng trong tăng trƣởng kinh tế.

Xu thế tồn cầu hố ngày càng sâu rộng mà bản chất của nó là sự mở rộng thị trƣờng theo các định chế song phƣơng, khu vực và tồn cầu. Thơng qua các cam kết về mở cửa thị trƣờng mà sự phát triển của các tập đoàn xuyên quốc gia và đa quốc gia trong lĩnh vực phân phối ngày càng lớn mạnh. Sự hình thành nên các hãng phân phối lớn xuyên quốc gia và đa quốc gia có mạng lƣới phủ khắp tồn cầu đã trở thành một thế lực mạnh, áp đặt cuộc chơi cho các nhà sản xuất bởi lẽ thống trị trong phân phối dẫn đến sẽ thống trị trong sản xuất. Bên cạnh đó, q trình tăng trƣởng kinh tế sẽ khó cao do giá trị tăng trong công đoạn sản xuất ngày một thấp đi.

Xu hƣớng phát triển chung của hệ thống phân phối trên thế giới diễn ra từ những năm giữa thập kỷ 90 đến nay là:

Những hình thức bán lẻ mới khơng ngừng xuất hiện và đe dọa những hình thức bán lẻ đã tồn tại. Xu hƣớng phát triển các phƣơng thức quản lý mới (xây dựng

thƣơng hiệu, tự động hố quy trình cơng nghệ kinh doanh…), các phƣơng thức kinh doanh mới (thƣơng mại điện tử, liên kết “chuỗi” phân phối nhƣợng quyền thƣơng mại…), các loại hình tổ chức kinh doanh mới (đại siêu thị, chuỗi siêu thị, sàn giao dịch, kho hàng bán buôn, cửa hàng tiện lợi…) hay bán lẻ không qua cửa hàng đang ngày càng nhanh và thay thế ngày càng mạnh cho phƣơng thức quản lý, phƣơng thức giao dịch và loại hình tổ chức kinh doanh truyền thống.

Các tổ chức bán lẻ ngày càng thiết kế và tung ra những kiểu cửa hàng mới nhằm phục vụ những nhóm khách hàng có phong cách sống khác nhau. Họ khơng bám theo một kiểu nhƣ các cửa hàng bách hóa tổng hợp, mà chuyển sang kết hợp những loại hình kinh doanh có nhiều hứa hẹn, tuân theo phƣơng thức “mua sắm một lần dừng xe”: Khách hàng chỉ cần dừng xe một lần là đã có đủ các cửa hàng chuyên doanh khác nhau.

Sự cạnh tranh diễn ra giữa các loại hình hay giữa các kiểu cửa hàng khác nhau ngày một tăng lên nhƣ sự cạnh tranh tranh giữa bán lẻ tại cửa hàng và khơng qua cửa hàng. Bên cạnh đó, những ngƣời bán lẻ siêu mạnh đang xuất hiện ngày càng nhiều và có xu hƣớng xâm nhập vào các nƣớc khác. Với hệ thống thơng tin siêu hạng và sức mua của mình họ có thể đảm bảo cho khách hàng tiết kiệm đƣợc nhiều do giá rẻ đồng thời gây thiệt hại nặng cho những ngƣời cung ứng và các đối thủ bán lẻ của mình.

Tầm quan trọng của trang bị kỹ thuật của việc bán lẻ ngày càng lớn: Trang bị kỹ thuật bán lẻ đã trở thành một công cụ cạnh tranh tranh vô cùng quan trọng. Những ngƣời bán lẻ tiên tiến đã sử dụng máy tính để dự báo tốt hơn, kiểm sốt chi phí dự trữ hàng, đặt hàng cho các ngƣời cung ứng qua mạng lƣới điện tử, các cửa hàng liên lạc với nhau qua thƣ điện tử, và thậm chí cịn sử dụng máy tính để bán hàng cho khách ngay tại cửa hàng. Họ đã sử dụng những hệ thống rà quét kiểm tra, chuyển tiền qua mạng điện tử, truyền hình trong cửa hàng, và cải tiến các hệ thống điều động hàng hóa.

Nhƣ vậy, Việt Nam cần phải phát triển một cấu trúc đồng bộ và hiện đại tƣơng tự cho phân ngành dịch vụ phân phối – bán lẻ, tƣơng thích với xu thế chung, nếu không muốn sa vào nguy cơ tụt hậu, thậm chí bị “bỏ rơi” trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải pháp phát triển thị trường bán lẻ việt nam sau khi gia nhập WTO thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(150 trang)
w