3.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mơ
3.2.1.1. Chính sách tun truyền, phở biến và giáo dục đào tạo
Để tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trong việc tận dụng những cơ hội và vƣợt qua những thách thức trong tiến trình mở cửa thị trƣờng theo các cam kết trong khn khổ WTO, Chính phủ Việt Nam cần đóng vai trị chủ đạo và tích cực trong việc nâng cao nhận thức và hiểu biết của các doanh nghiệp. Chính phủ cần sử dụng các nguồn vốn trong và ngoài nƣớc để nâng cấp cơ
sở vật chất - kỹ thuật, hỗ trợ cho công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp, đổi mới đội ngũ giáo viên và giáo trình về lĩnh vực phân phối bán lẻ cho các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề để đào tạo các cán bộ quản lý, các nhân viên có kỹ năng hiện đại cho các khâu bán hàng, thanh toán, nghiệp vụ kho hàng; xây dựng chƣơng trình đào tạo phù hợp và theo kịp xu hƣớng phát triển của thế giới trong lĩnh vực phân phối bán lẻ để đáp ứng nhu cầu đổi mới chất lƣợng nguồn nhân lực về lâu dài.
Ngồi ra, Chính phủ cũng cần giao nhiệm vụ cho các cơ quan quản lý chuyên ngành nhƣ Bộ Công Thƣơng, Bộ Kế hoạch và đầu tƣ, Phịng Thƣơng mại và Cơng nghiệp... thực hiện những nghiên cứu đánh giá tác động, những cơ hội, thách thức có thể đem lại cho các nhà phân phối trong nƣớc khi mở cửa thị trƣờng, thực thi các cam kết trong khuôn khổ WTO về lĩnh vực này để cung cấp cho các doanh nghiệp bán lẻ trong nƣớc những thơng tin hữu ích trong việc chủ động thích ứng với những thay đổi có thể diễn ra.
3.2.1.2. Hồn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến bán lẻ:
Hiện ViêṭNam chƣa có Luật bán lẻ trong khi các nƣớc đi trƣớc đều có. Vì vậy trong thời gian tới, chính phủ cần nhanh chóng xây dựng và ban hành Luật bán lẻ cũng nhƣ xây dựng và hoàn thiện một số luật liên quan đến lĩnh vực này nhƣ Luật chất lƣợng sản phẩm, Luật vệ sinh an toàn thực phẩm, Luật Bảo vệ ngƣời tiêu dùng, Luật cạnh tranh…Điều này sẽ góp phần tạo cơ sở pháp lý quan trọng cũng nhƣ tạo hành lang để các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nƣớc cạnh tranh lành mạnh, tích cực.
Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong các khâu cấp đất, giải phóng mặt bằng, cấp phép xây dựng... bảo đảm nhanh chóng và thuận tiện để các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nƣớc có thể chớp thời cơ và có đủ thời gian để củng cố, phát triển hệ thống của mình trƣớc khi các nhà phân phối nƣớc ngoài tham gia vào thị trƣờng một cách rộng rãi. Đây có thể coi là một trong những biện pháp cấp bách cần thực hiện để tháo gỡ những khó khăn cho các doanh nghiệp phân phối trong nƣớc trong cả thời gian trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài.
Bên cạnh đó, cần khẩn trƣơng nghiên cứu và cụ thể hóa ENT (kiểm tra nhu cầu kinh tế) để tránh tình trạng thiếu minh bạch, thiếu nhất quán giữa Trung ƣơng và địa phƣơng…
3.2.1.3. Đề xuất thành lập ban chuyên đề về hệ thống bán lẻ
Cần đẩy mạnh phát triển và tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn, trong đó nịng cốt và chủ lực là các doanh nghiệp nhà nƣớc, đƣợc tổ chức và phân bố thông suốt trên phạm vi cả nƣớc nhƣng bảo đảm chiếm lĩnh tại các địa bàn thị trƣờng then chốt và trọng yếu, có đủ các nguồn lực để can thiệp, chi phối và dập tắt các đột biến bất thƣờng về quan hệ cung cầu-giá cả. Nếu chúng ta khơng làm chủ đƣợc lĩnh vực bán lẻ thì cũng có nghĩa chúng ta sẽ mất quyền tự chủ về sản xuất.
Có một thực tế rằng tuy Bộ Cơng thƣơng chịu trách nhiệm quản lý về thị trƣờng bán lẻ nhƣng các Bộ khác lại có quyền cấp phép cho các dự án đầu tƣ mới. Chính điều này gây nên sự chồng chéo và khơng thống nhất trong chính sách cho các doanh nghiệp bán lẻ.
Chính vì vậy, việc lập một ban chuyên đề về hệ thống bán lẻ, trực thuộc chính phủ để từ đó xây dựng chính sách cho hoạt động phân phối, bảo đảm sựu thống nhất về chủ trƣơng cũng nhƣ việc thi hành là rất cần thiết. Đề xuất này cũng rút ra từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số nƣớc đi trƣớc nhƣ Thái lan, Trung Quốc.
3.2.1.4. Các chính sách khác
- Chính phủ cần khẩn trƣơng tiến hành rà sốt để bổ sung, hồn thiện hệ
thống các qui hoạch phát triển các loại hình kết cấu hạ tầng thƣơng mại, đặc biệt là hệ thống trung tâm thƣơng mại, siêu thị... để định hƣớng cho các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nƣớc triển khai kế hoạch phát triển mạng lƣới kinh doanh một cách hiệu quả.
- Thành lập quỹ phát triển thị trƣờng nội địa với sự tham gia của nhiều nguồn vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối bán lẻ. Xem xét việc thành lập quỹ phát triển kết cấu hạ tầng thƣơng mại với sự tham gia đóng góp của cả nhà nƣớc, doanh nghiệp phân phối và nhà sản xuất hàng hoá để tạo nên mối gắn kết chặt
chẽ hơn trong hệ thống phân phối trong nƣớc. Theo đó, củng cố hệ thống phân phối nịng cốt của doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng quan trọng hoặc đặc thù, trong đó chú trọng đến việc xây dựng các trung tâm phân phối, các kho hàng, tổ chức hệ thống phân phối trực thuộc doanh nghiệp hoặc làm đại lý cho doanh nghiệp, xử lý hài hồ lợi ích các khâu, các bộ phận tham gia trong cả chuỗi phân phối…Bên cạnh đó, cần chọn một số nhà phân phối bán lẻ lớn, có tiềm năng và hỗ trợ về nhiều mặt để họ có thể trở thành những tập đồn bán lẻ mạnh, đủ khả năng làm đối trọng với các tập đoàn bán lẻ nƣớc ngoài.
- Về xúc tiến thƣơng mại, chính phủ cần hỗ trợ thơng qua các chƣơng trình, các quỹ khuyến nông, khuyến công đƣợc phép lồng ghép và chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại do các nhà bán lẻ trong nƣớc tổ chức.
- Về mặt bằng cơ sở hạ tầng, thơng qua hình thức th, mƣợn, trả dần tiền
thuê… tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phân phối trong nƣớc tiếp cận các mặt bằng kinh doanh có vị trí thuận lợi, quy mơ phù hợp với từng loại hình phân phối. Đồng thời, chính phủ cần đề ra quy hoạch xây dựng các trung tâm logistics tập trung, xây dựng phần mềm quản lý miền phí hỗ trợ các doanh nghiệp.
- Về nguồn vốn và tín dụng, tạo điều kiện để DN tiếp cận nguồn vốn vay và có cơ chế vay vốn ƣu đãi đầu tƣ cơ sở hạ tầng thƣơng mại; nhất là vốn để phục vụ cơng tác bình ổn thị trƣờng, tiêu thụ nông sản cho nông dân…
- Về thuế, đối với thuế nhập khẩu các trang thiết bị phục vụ cho quá trình
kinh doanh (thang cuốn, hệ thống lạnh, quầy, kệ trƣng bày hàng máy tính tiền, xe nâng hàng…) cần đƣợc miễn thuế nhƣ các nhà đầu tƣ nƣớc ngồi, các doanh nghiệp sản xuất có dự án thuộc diện khuyến khích đầu tƣ. Đối với các doanh nghiệp phát triển theo “chuỗi”, kinh doanh qua mạng, cải tiến phƣơng pháp quản trị hiện đại dựa trên ứng dụng các tiến bộ của cơng nghệ thơng tin… cần có thêm chính sách ƣu tiên về thuế thu nhập để hỗ trợ họ tích tụ vốn phục vụ cho q trình phát triển (nhƣ “giãn” nộp, miễn nộp có thời hạn nếu sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tƣ phát triển hạ tầng thƣơng mại).
- Về vấn đề tiêu chuẩn hóa và kiểm tra chất lƣợng, vệ sinh an tồn thực phẩm, chính phủ cần xây dựng một hệ thống quản lý chất lƣợng hàng hoá trên thị trƣờng với một chuẩn mực thống nhất trong cả nƣớc. Công tác này phải do những cơ quan chuyên trách đảm nhiệm, tránh sự chồng chéo gây khó khăn cho lƣu thơng. Đồng thời, chính phủ nên có quy định thống nhất về hệ thống mã vạch cho sản phẩm...
- Hoàn thiện cơ chế tổ chức, qui chế hoạt động của các hiệp hội theo nguyên tắc tự nguyện để thành lập các hiệp hội bán buôn, bán lẻ, chợ, siêu thị nhằm giúp các hội viên chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi thơng tin, tìm kiếm cơ hội, tạo mối liên doanh, liên kết, hỗ trợ công tác xúc tiến thƣơng mại trong nƣớc, đẩy mạnh hoạt động xây dựng và quảng bá thƣơng hiệu…đồng thời thông qua hiệp hội để kiến nghị và tham gia vào q trình xây dựng chính sách của các cơ quan quản lý nhà nƣớc.
- Có chính sách khuyến khích để các doanh nghiệp liên doanh với các tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới lập cơ sở bán lẻ tại Việt Nam để qua đó học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu trình độ quản lý và cơng nghệ tiên tiến. Đồng thời, chính phủ Việt Nam cần nghiên cứu, học tập kinh nghiệm của chính phủ các nƣớc đã thành cơng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trong nƣớc trƣớc sự cạnh tranh của các tập đoàn phân phối nƣớc ngoài nhƣ Thái Lan, Trung Quốc... và áp dụng một cách linh hoạt và phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
3.2.2. Nhóm giải pháp vi mơ
3.2.2.1. Tăng cƣờng công tác quản lý, cơ cấu nguồn vốn:
- Xem xét lại cơ cấu và quy mô vốn trong điều kiện thị trƣờng nhất định của doanh nghiệp, lựa chọn cơ cấu vốn hợp lý, tăng nhanh vòng quay của vốn.
- Lựa chọn các nguồn vốn phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp, có thể huy
động thơng qua đội ngũ lao động trong doanh nghiệp để tạo nguồn vốn kịp thời với phí tổn thấp cho doanh nghiệp và tăng cƣờng gắn bó quyền lợi của ngƣời lao động với doanh nghiệp.
- Đối với tài sản cố định địi hỏi khơng chỉ tính hao mịn hữu hình mà cịn cần
tính hao mịn vơ hình. Tiến hành kiểm kê và đánh giá tồn bộ vốn cố định hiện có của doanh nghiệp, đối chiếu so sánh giữa số bảo toàn tại doanh nghiệp, từ đó tìm ra ngun nhân xử lý.
- Đối với vốn lƣu động cần thƣờng xuyên hạch toán đúng giá trị vật tƣ, hàng hóa theo giá cả thị trƣờng. Để làm đƣợc điều đó, doanh nghiệp cần chọn những nhà cung ứng có khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu về hàng hóa ngay khi cần đến. Cần điều chỉnh tỷ trọng vốn lƣu động nằm trong quá trình kinh doanh của các khâu cho hợp lý.
- Cần tạo ra quan hệ tài chính lành mạnh và tích cực giữa doanh nghiệp (ngƣời cần vay vốn) với các ngân hàng phân phối bán lẻ và các tổ chức tài chính tín dụng
(ngƣời cần cho vay vốn), trong đó đặc biệt quan trọng là sự phối hợp hoạt động bằng nhiều hình thức nhằm tạo cơ hội tăng cƣờng tác dụng của hệ thống tài chính chính thức và giám sát hiệu quả sự dụng vốn doanh nghiệp.
3.2.2.2. Áp dụng công nghệ mới vào quản lý phân phối, lƣu chuyển hàng hoá, thanh toán
Sử dụng cơng nghệ mới nói chung và cơng nghệ thơng tin nói riêng, các nhà bán lẻ có thể tổng hợp các số liệu, dữ kiện để đƣa ra những dự báo tốt hơn về thị trƣờng, kiểm sốt hàng tồn kho, kiểm sốt chi phí, đặt hàng tự động từ các nhà sản xuất…
Do lợi ích của thƣơng mại điện tử ngày càng rõ rệt (tăng năng suất do đạt hiệu quả cao hơn trong việc quản lý mua sắm và dự trữ, do cải thiện đƣợc hệ thống kênh phân phối; tiết kiệm chi phí; giảm bớt rào cản; quảng cáo trực tuyến với khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới...), nên các doanh nghiệp rất chú trọng triển khai áp dụng và phát triển. Để tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả hoạt động, các cơng ty trên tồn cầu đã triển khai áp dụng thƣơng mại điện tử ngày càng rộng rãi. Doanh nghiệp phân phối bán lẻ của nƣớc ta tuy quy mơ cịn nhỏ bé và hoạt động trên một thị trƣờng hạn chế nhƣng cũng phải chủ động áp dụng và phát triển thƣơng mại điện tử nếu không sẽ bị cơ lập với thế giới bên ngồi. Việc triển khai áp
dụng thƣơng mại điện tử có thể tiến hành từng bƣớc, từ thấp tới cao. Giai đoạn đầu tƣ có thể triển khai chủ yếu ở khâu xúc tiến hoạt động kinh doanh, dƣới hình thức mở trang web quảng cáo trên mạng, tìm kiếm thơng tin về thị trƣờng và bán hàng trên mạng, tiến hành các giao dịch trƣớc khi ký kết hợp đồng và sử dụng cho các mục đích quản trị bên trong doanh nghiệp. Khi điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở pháp lý cho phép thì có thể tiến tới ký kết hợp đồng và thực hiện thanh toán trên mạng.
Để phát triển thƣơng mại điện tử, các doanh nghiệp phân phối bán lẻ cần chủ động xây dựng và triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng quốc tế nhƣ ISO 9000, HACCP và ISO 14000... vì kinh doanh trên mạng địi hỏi rất cao về tiêu chuẩn hóa sản phẩm và chất lƣợng.
Ngồi ra, các nhà bán lẻ cần phát triển hệ thống thanh toán bằng máy quét, theo dõi cửa hàng qua camera, trao đổi dữ liệu điện tử, cải thiện hệ thống xử lý hàng hoá…Việc thanh toán tiến tới hạn chế dùng tiền mặt mà dùng các phƣơng tiện thanh toán hiện đại để giảm thời gian thanh toán, quản lý tốt hơn doanh thu…
3.2.2.3. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực
Xu thế của lợi thế cạnh tranh trong tƣơng lai khơng cịn phụ thuộc nhiều vào tài nguyên, vốn – tài chính, mà bắt đầu tùy thuộc rất lớn vào hàm lƣợng tri thức chứa đựng trong giá trị sản phẩm. Các nhân tố về con ngƣời luôn đƣợc coi là lợi thế cạnh tranh không thể sao chép.
Quá trình cạnh tranh và hội nhập địi hỏi nền kinh tế nói chung, các doanh nghiệp nói riêng phải có đội ngũ các nhà kinh doanh đủ sức nắm bắt cơ hội để thực hiện và phát triển kinh doanh dài hạn. Thực tiễn nghiên cứu cho thấy, đội ngũ cán bộ và nhân viên kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ ở nƣớc ta còn bộc lộ nhiều khiếm diện. Theo logic lập luận thì sự tụt hậu của nƣớc ta so với các nƣớc trong khu vực thể hiện trên cả hai phƣơng diện: cơng nghệ và trình độ quản lý, trong đó yếu tố trình độ quản lý phải đƣợc đặt lên đúng tầm của nó vì cơng nghệ hiện đại đơi khi làm thiệt hại lớn hơn nếu đi kèm với nó là sự quản lý tồi. Vì vậy, để có đƣợc đội ngũ cán bộ và nhân viên kinh doanh thƣơng mại đủ khả năng đáp ứng
đƣợc yêu cầu kinh doanh trong môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt của thị trƣờng mở cửa, cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
- Tiến hành sắp xếp bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên kinh doanh hiện có ở các doanh nghiệp phân phối bán lẻ, cần phát hiện ngƣời có năng lực, bố trí họ vào những cơng việc phù hợp với ngành nghề, trình độ và năng lực sở trƣờng.
- Tạo sự gắn bó về quyền lợi và trách nhiệm của ngƣời lao động với doanh nghiệp bằng các chính sách nhƣ: đầu tƣ cho đào tạo; bảo đảm công ăn việc làm ổn định cho ngƣời lao động kể cả khi có biến động; xây dựng chế độ tiền lƣơng và thƣởng theo hƣớng khuyến khích ngƣời lao động có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của doanh nghiệp.
- Đa dạng hóa các kỹ năng và đảm bảo khả năng thích ứng của ngƣời lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ doanh nghiệp. Biện pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng điều chỉnh lao động khi có những biến động, giảm đƣợc chi phí do tuyển dụng hay thuyên chuyển lao động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có đội ngũ quản lý và marketing trình