Chân Hiền Tâm

Một phần của tài liệu PTCR so 16 for web (Trang 61 - 63)

- Tồn thể thành viên Hội Thân Hữu Già Lam

Chân Hiền Tâm

MẸ

Mẹ là cái nơi dịu dàng. Với tơi thì tơi chẳng tìm thấy cái nơi ấy đâu khi bắt đầu hiểu biết và khơn lớn.

Tơi tìm thấy nĩ qua những giấc mơ với cha nhiều hơn là ở mẹ. Nhà đến sáu chị em mà tơi là đứa đầu. Nhìn lại tấm ảnh ngày xưa thì mẹ cũng

từng là chiếc nơi của tơi. Nhưng cĩ lẽ vì tơi là chị cả, lại cứng đầu ương ngạnh nên càng lớn, sự biểu lộ tình cảm của mẹ cũng vơi bớt mà dành nhiều cho những đứa em sau.

Cha mất đi là nỗi thống khổ của bà khi con cịn quá nhỏ. Cái chết bất ngờ khiến bà đau đớn khơng nguơi. Ngồi giờ đi dạy bà lại tìm quên

trong bộ bài tứ sắc. Tơi thì cứ lớn lên trong sự địi hỏi vơ tư. Chỉ biết cái gì vừa lịng, cái gì khơng vừa lịng mà khơng hề để ý đến nỗi đau khổ và lo lắng của mẹ. Mãi sau này tơi mới hiểu ít nhiều khi bà khĩc với tơi “Những ngày bố cịn sống, mẹ cứ nĩi với ngoại con, khi nào ảnh chết rồi chắc con mới hết khổ. Giờ bố con chết rồi, mẹ cịn khổ gấp bội.” Khơng dừng được khổ thì hồn cảnh

nào cũng thấy khổ. Trước thì khổ vì ghen, giờ thì khổ vì thấy tình đời đen bạc. Tơi thấy thương mẹ rất nhiều, nhưng vẫn cho rằng bà khổ là tại bà chẳng phải tại ai. Cái đức nhẫn nhục của bà khiến người ta căm phẫn.

Ngày cha cịn sống, nhà chỉ cĩ hai người lớn và sáu đứa nhĩc, cộng thêm chị bếp là chín. Lâu lâu ai đĩ tới chơi vài ngày rồi về, tuyệt đối

khơng được lập sổ thường trú. Đĩ là lệnh của cha. Ơng mất, nhà chật như nêm và ồn như cái chợ. Mẹ tơi

khơng chỉ gánh sáu đứa con mà cịn

thêm mấy gia đình nữa. Cũng vơ tư như tơi, chơi nhiều hơn ăn, tiền bạc

đổ hết vào những trị vơ bổ. Khơng

ai huỡn để nghĩ đến chuyện làm ăn

hay kiếm sống. Mẹ thì cứ cắm đầu chịu đựng. Chịu một cách vơ lý.

Thế là, những đứa trẻ thơ ngây lễ phép như tơi bỗng nhiên trở thành sân hận. Bà càng nhịn thì mọi người càng lấn. Tụi tơi càng tức. Cậu em trai tặng ơng cậu thân ruột một bạt tai. Tơi trở thành nhọn mồm lúc nào khơng biết. Cứ thế mà loạn xị cả lên. Tình thâm càng xa lìa. Máu đào

chẳng bằng nước lã.

Phải chi cứ cương cường và dứt khốt như cha thì cĩ hơn khơng? Nhẫn nhục chịu đựng như mẹ thì cĩ ích gì? Nhẫn mãi chịu khơng nổi, cĩ ngày phải xì ra. Em dâu xách dao rượt chị chồng. Bà con chung quanh xúm lại chưởi. Vừa khổ cái tâm vừa chiêu cái ốn. Thêm tội vạ cho con cái. Dù thương bà, tơi khơng khỏi căm phẫn. Với tơi, nhẫn nhục là một sự ngu xuẩn.

Đến với đạo và “như thật biết thế

nào là khổ đế” với những nghịch

duyên của mình. Tơi mới hiểu hết ngọn ngành và thương mẹ nhiều vơ kể. Tơi hiểu vì sao bà cứ phải nhẫn nhục một cách buồn cười như thế. Nợ nần! Bà nợ nhiều quá. Nợ cha thành dù được cha thương yêu và lo lắng tất cả, bà vẫn thấy đau khổ vì cái tật đào hoa của ơng. Ơng chết rồi bà vẫn khơng hết khổ. Bà tiếc những gì ơng đã làm cho bà. Khơng cĩ ơng, khơng ai bảo vệ và chăm chút cho bà. Nợ em, thành họ phá tán bao nhiêu, bà vẫn cứ chịu đựng. Cha

khơng nợ ai thành khơng ai đến quấy rầy cha. Tự nhiên cha sáng suốt và

dứt khốt. Mẹ nợ nhiều nên nĩ cứ xui bà chịu đựng để mà trả nợ.

Mình khơng thấy được vịng

nhân duyên nhân quả đĩ, mình chỉ

thấy được những nghịch lý trong

hiện tại. Chỉ thấy sao mẹ chịu nhiều bất cơng và nhẫn nhục quá đáng rồi sinh bực bội và trách cứ người khác. Nhân xấu là ở mẹ mình. Vì nhân xấu nên mới nảy sinh hồn cảnh như vậy. Mẹ khổ đúng là tại bà, nhưng khơng phải vì cái đức nhẫn nhục của bà, mà vì nghiệp nhân bà đã gây tạo trước

đây. Khơng phải nhẫn nhục là ngu

xuẩn. Ngu xuẩn là bởi mình khơng nhận ra được mối liên hệ nhân quả trả vay từ kiếp trước cho đến kiếp

này và kéo dài mãi đến những kiếp

sau. Khơng nhận ra nên mình trả mà mình khơng chấp nhận. Khơng chấp nhận nên cái nhẫn của mình trở thành dồn nén. Khơng như các vị thiền sư, nhẫn mà bất động buơng

bỏ. Dồn nén rồi, lại khơng biết suy nghĩ thế nào cho khuây khỏa tiêu tan, mọi chuyện mới xì ra. Ân bỗng thành ốn. Luân hồi theo đĩ mà kéo hồi.

Con cái vượt biên. Khổ lại chồng khổ. Đứa ngang ngạnh thì đi khơng lọt, lại lọt đi cái đứa mình thương. Bà lấy cờ bạc và số đề làm vui. Đĩ là lý do để tơi khơng đưa tiền cho bà

như ý mình muốn. Tơi khơng muốn bà đốt tiền vào bài bạc và nuơi mấy con số đề khi tơi phải vật lộn với sợ hãi và cố dành dụm để làm bảo lãnh cho bà. Khơng phải tơi khơng thương mẹ. Những tháng lương đầu tiên tơi đưa hết cho bà, chỉ cốt để bà vui. Nhưng cờ bạc số đề thì khơng được. Tơi khơng muốn bà thâu đêm

số đề. Đĩ là qui tắc sống của tơi. Tơi làm vậy là muốn tốt cho bà mà khơng hiểu rằng mình đang bị chơn sống bởi chính những quan niệm của mình. Mình chỉ biết cái gì tốt, cái gì xấu mà ít quan tâm rằng cái tốt đĩ trong trường hợp đĩ cĩ cịn tốt hay khơng. Mình sống trong vịng nhân duyên nhưng khi làm việc, mình lại quên mất sự ràng buộc của nhân duyên mà chỉ biết đến quan niệm của chính mình. Mình trở thành tàn nhẫn cũng vì khơng thấy được nhân

duyên. Mình sống với những qui tắc thánh thiện của mình mà quên đi tâm

trạng của người khác. Mình khơng biết rằng con người chỉ là những sinh vật bị chi phối bởi những thĩi quen. Quen sống như vậy, quen nghĩ như vậy và để cho thĩi quen dẫn dắt mà khơng hề ý thức được điều đĩ. Ai

cũng bị trĩi buộc trong những thĩi quen của mình. Khơng cĩ nĩ, người ta thấy trống trải và buồn bã. Khơng phải nĩi bỏ, là cĩ thể bỏ được trong ngày một ngày hai.

Tơi nghĩ đến tương lai của mẹ, nhưng quên mất hiện tại của bà. Hiện tại liệu cĩ cịn khơng mà nghĩ

đến tương lai? Tơi chỉ biết đánh bạc

là xấu, đánh số đề là bán nhà, chứ tơi khơng quan tâm đến nỗi cơ độc mà bà đang gánh chịu. Tơi chỉ biết gay gắt chứ khơng biết thơng cảm. Chỉ biết ngăn chặn chứ khơng biết tìm ra thứ gì để thay thế nỗi cơ độc mà bà

đang mang.

Trong cái vịng nhân quả xoay vần ấy, khơng hiểu rồi bà cĩ trở lại địi nợ khơng nữa. Với cha thì chắc

khơng. Những ngày tháng đau khổ vì ơng, bà đã mơ thấy bà làm khổ ơng thế nào trong những kiếp trước. Chưa kể cha ra đi để lại cho bà nhiều nuối tiếc hơn là trách cứ. Nhân duyên nếu cịn, cũng chỉ là thuận duyên. Nhưng với người khác thì sao? Cũng chẳng biết nữa. Cịn tơi, tơi ao ước đền bù cho bà những gì tơi khơng làm được trong kiếp này. Tơi mong mình đời đời kiếp kiếp cĩ

đủ trí tuệ, tình thương và sức nhẫn

nại để cĩ thể khơng làm bà buồn mà vẫn khơng để bà đi trong con đường tối tăm vì đuổi theo tham dục cũng như những nợ nần của chính mình.

VÀ THẦY

Cha mẹ cho thân, thầy cho trí. Trí là thứ giúp mình chuyển hĩa

được những duyên nghiệp oan khiên

trong đời, giúp mình vững vàng

trong cõi vơ thường tạm bợ. Cảm niệm ân đức cha mẹ mà khơng cĩ vài dịng về Tổ Thầy thì thật thiếu sĩt. Nhưng nĩi chính xác về thầy thật là khĩ, khi duyên nghiệp của mình là người tại gia, khơng cĩ điều kiện

khuya sớm bên thầy như hàng tăng chúng. Dù cĩ khuya sớm bên thầy thì nĩi gì về bậc tơn sư khi vạn pháp

ở thế gian đều bị chi phối bởi duyên

khởi và duyên nghiệp từ bao kiếp trước? Mọi thứ đều hạn cuộc trong vịng nghiệp thức của mình.

Nếu tơi nĩi với bạn, thầy hiền từ, dễ chịu ... chắc cĩ người phản đối.

Vì với họ và ngay với tơi, thầy cực kỳ nghiêm khắc khĩ ưa. Người ta

than với tơi về thầy. Tơi gật đầu

thơng cảm. Bởi đĩ khơng phải là

chuyện trên trời rơi xuống. Chỉ là chuyện thường tình tơi từng nếm trải qua. Nếm để trưởng thành. Nếm để hun đúc con người của mình ngày

được cứng cáp. Nếm để bất động dần

với mọi cảnh vật chung quanh. Gisho ngày xưa, đọa đày gấp trăm lần Gisho bây giờ. “Kể từ Majaka, khơng ai bằng Gisho. Song vẫn cịn nhiều cửa để Gisho vượt qua. Cịn

phải nhận nhiều cú đấm sắt của ta.” Thiền sư Inzan đã nĩi như thế về

Gisho thân yêu. Tát và mắng để đánh

thức bổn tánh của chính cơ. Tát và mắng để cơ nguội dần cái ta đã huân tập trong bao đời kiếp. Thời nay,

mình học đạo khĩ thành, vì mình

khơng huân được sức chịu đựng như Gisho. Mình khơng bị mắng như Inzan đã mắng Gisho. Mình khơng

bị tát như Inzan đã tát Gisho. Vì căn cơ của mình khơng được như căn cơ của Gisho...

Nếu tơi mơ tả thầy như một hung thần khĩ chịu, cũng khơng xong. Sẽ cĩ người khơng đồng tình, khi với họ và ngay với tơi, thầy rạng rỡ hiền hịa như đức Di Lặc. Khơng cĩ

những lúc nhẹ nhàng, tha thứ... mình khĩ đứng vững khi tinh thần xuống dốc quá độ, khi đường đời lắm

chơng gai, khi đường đạo khĩ tuyệt vời. Tuyệt vời! Tuyệt vời! Nhưng đi sao mà vất vả. Bởi thĩi quen huân tập trong bao đời quá nặng. Cao Đài nĩi một câu nghe rất thấm thía “Tu thì cũng muốn mau thành Phật, theo Phật thì con lại tiếc đời.” Cái tiếc đĩ là đầu mối của mọi oan khiên và khĩ khăn. Khơng cĩ thầy bạn bên cạnh giúp mình buơng bỏ, một kiếp tơ tằm lại hồn một kiếp tằm tơ.

Mỗi duyên, thầy cĩ một tướng khác nhau. Khơng biết tướng nào mới là tướng thực của thầy.

Phật nĩi “Thực tướng vơ tướng.” Nĩi về thực tướng, thì khơng tướng cĩ thể nĩi. Ừ! Thực tướng của thầy, khơng tướng cĩ thể nĩi. Thầy tơi,

khơng lão cũng khơng khơng tăng ... Thực tướng của thầy là như thế. Thứ gì cĩ tướng, đều là hình thức hư

vọng tùy duyên. Thân trịn bụng bự, nụ cười hả hê. Trẻ thơ, một nửa trẻ thơ. Cịn kia một nửa, ngây ngơ quê mùa. Ừ! Hình thức đĩ chỉ là thứ hư vọng tùy duyên qua lăng kính nghiệp thức của chính mình. Tướng thực của Phật, khơng tướng cĩ thể thấy. Nhưng ứng với tâm chúng sinh ở cõi

nhân gian mà Phật cĩ nhiều thân tướng khác nhau. Hàng Bồ tát thấy Phật khơng thân, với báo thân trịn sáng thanh tịnh trùm khắp. Người hữu duyên ở nhân gian, thấy Phật

với 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp. Các cõi

địa ngục, ngạ quỉ thấy Phật như chân

voi đen dài ba thước. Một mảnh

trăng trong mà bĩng hiện ngàn sơng khác nhau, chỉ vì nĩ liên quan trực tiếp đến duyên nghiệp của từng lồi. Nước trong trăng tỏ. Nước đục trăng mờ. Nước chao trăng vỡ. Nước lặng trăng nguyên. Vì thế, hiện tướng của Quán Thế Âm, khi thanh thốt nhẹ nhàng, lúc lưỡi dài mắt đỏ. Mọi

tướng tuy khác, nhưng đều là suối từ bao la khơi dậy từ cội khơng trùm khắp.

Đã là suối từ bao la từ cội khơng

trùm khắp thì khơng cĩ tướng nào khơng giúp mình bước lên con

đường thượng thừa. Khơng cĩ tướng

nào khơng giúp mình chuyển hĩa những tâm niệm địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh trong chính mình. Thuận hay nghịch, chánh hay tà, đúng hay sai... tất cả đều là diệu dụng của

mười phương chư Phật, đều là dụng dụng của Tổ Thầy giúp mình tiến dần về đạo vơ thượng. Phu nhân

Bàng Long Uẩn nĩi “Ý tổ sư trên

đầu ngọn cỏ” là đĩ.

Mẹ và Thầy

Cùng những ai một lần hữu duyên trong đời...

Xin thành kính tri ân.

Photo by Thu Hằng

Một phần của tài liệu PTCR so 16 for web (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)