Enterprise Income Tax Law of the People’s Republic of China (16th March, 007)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam (Trang 32 - 38)

Trung Quốc để tái đầu tư. Các nhà ĐTNN không chỉ sử dụng lợi nhuận của bản thân doanh nghiệp mình để tái đầu tư, mà cịn có thể sử dụng lợi nhuận của các doanh nghiệp khác, miễn là thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Trung Quốc.

+ Sử dụng đất: Trung Quốc coi đất đai là sở hữu của nhà nước. Vì vậy, các nhà

ĐTNN có thể nhận các quyền sử dụng đất, nhưng không phải là quyền sở hữu đối với đất đai. Đối với các doanh nghiệp trong nước, quyền sử dụng đất được xác định thông qua 3 cách thức là cấp đất, thuê đất và thậm chí có thể mua đất. Đối với các doanh nghiệp có vốn FDI, quyền sử dụng đất được xác lập thơng qua 2 cách, hoặc là bên Trung Quốc góp và thuê đất; hoặc là qua chuyển nhượng doanh nghiệp, chứ không được phép mua bán. Các doanh nghiệp có vốn FDI có quyền được sử dụng đất trong thời hạn tối thiểu 40 năm và tối đa 70 năm, tùy thuộc vào mục đích sử dụng đất cho dự án. Các nhà ĐTNN có quyền thế chấp đất tại các tổ chức tín dụng để huy động vốn nhưng phải đăng kí với cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kí hợp đồng thế chấp.

+ Tuyển chọn và sử dụng lao động: nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động,

Trung Quốc buộc các doanh nghiệp FDI phải chấp hành nghiêm chỉnh bộ luật lao động của nước chủ nhà. Nhất thiết các doanh nghiệp FDI phải ký hợp đồng lao động với công nhân trong một thời gian nhất định sau ngày được tuyển dụng. Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có quyền tự chủ trong kinh doanh, các nhà ĐTNN ở Trung Quốc có thể tự quyết thời gian, quy mơ, điều kiện và phương thức tuyển dụng; có quyền tuyển lao động trực tiếp mà không phải tuyển qua cơ quan quản lý lao động của địa phương, bởi vậy họ có thể chủ động trong tuyển dụng lao động. Chỉ trong trường hợp tuyển dụng lao động là người nước ngoài, các nhà ĐTNN phải nộp đơn xin phép lên cơ quan quản lý Lao động và An ninh xã hội của địa phương. Giấy phép tuyển dụng đối với lao động nước ngoài là bắt buộc.

+ Quyền hạn của các dự án FDI: doanh nghiệp FDI có tồn quyền quyết định về

quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các nhà ĐTNN áp dụng các biện pháp quản lý khoa học tiên tiến trên

thế giới. Trong phạm vi kinh doanh được phê duyệt, các nhà ĐTNN có quyền tự quyết định về lập kế hoạch kinh doanh, tăng huy động và sử dụng vốn, mua nguyên liệu sản xuất, thành lập văn phòng và số lượng lao động. Điều này tạo điều kiện rất thuận lợi cho các nhà ĐTNN chủ động trong việc tái cơ cấu và điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp khi cần thiết, kể từ khi triển khai cho đến khi vận hành dự án FDI.

+ Quản lý ngoại hối: các doanh nghiệp có vốn FDI có thể tiếp nhận các dịch vụ

bảo đảm cung ứng tiền mặt, các khoản vay bằng nhân dân tệ theo một số điều kiện nhất định theo quy định. Ngoài ra, để bảo đảm chủ động ngoại tệ trong kinh doanh, doanh nghiệp có vốn FDI cịn được vay nước ngồi, phát hành trái phiếu ngoại tệ và các công cụ nợ khác, nhưng phải đăng ký. Quy định này đã cho phép các nhà ĐTNN chủ động trong việc huy động vốn để thực hiện dự án.

Doanh nghiệp có vốn FDI có thể sử dụng ngoại tệ để tái đầu tư, hoặc chuyển lợi nhuận và các khoản chi phí khác bằng ngoại tệ về nước, nhưng phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý ngoại hối. Đối với Việt Nam, cũng cho phép các nhà ĐTNN mở tài khoản ngoại tệ ở nước ngoài, nhưng vẫn chỉ là tài khoản vốn vay, chứ khơng phục vụ mục đích giao dịch kinh doanh. Đây chính là điểm thơng thống trong Luật ĐTNN của Trung Quốc so với Việt Nam. Để quản lý chặt chẽ sự di chuyển của nguồn ngoại tệ, Trung Quốc quy định khi chuyển nhượng vốn cần có sự phê duyệt của cơ quan Nhà nước về quản lý ngoại hối.

Nhìn chung, Trung Quốc đã tạo ra một MTĐT khá thuận lợi và ổn định cho các nhà ĐTNN, tạo cho họ có lịng tin đầu tư dài hạn tại Trung Quốc. Nhờ có các quy định thơng thống trong q trình thực hiện dự án, nên Trung Quốc đã thu hút được lượng vốn lớn, với các hình thức đa dạng và nhiều đối tác mạnh, tiềm năng.

1.2.2. Thái Lan

Thái Lan là một trong những nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về điều kiện tự nhiên, xã hội và trình độ phát triển kinh tế. Trong những năm gần đây, nền kinh tế Thái Lan đã đạt được tốc độ phát triển nhanh trong khu vực. Trong sự phát triển đó có sự đóng góp của nguồn vốn FDI. Chính phủ Thái Lan đã kết hợp hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI với chiến lược cơng nghiệp hóa theo từng thời kỳ.

Để có thể triển khai các dự án FDI nhanh, thuận lợi và có chất lượng, Thái Lan ln có những chính sách khuyến khích mạnh các nguồn vốn đầu tư trong nước cùng tham gia đầu tư với các dự án FDI.

Chính sách thu hút FDI của Thái Lan được đánh giá là một trong những nước có chính sách khá thơng thống và có sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Thái Lan đã kí hiệp định Bảo hộ đầu tư với 21 quốc gia và kí Hiệp định tránh đánh thuế trùng với hơn 40 nước, đã có tác động khuyến khích các nhà ĐTNN bỏ vốn đầu tư lâu dài tại Thái Lan.

Ở Thái Lan, mọi quyết định đầu tư phải qua UB Đầu tư Thái Lan - BOI, với một quy trình xét duyệt và thu hút FDI rõ ràng, áp dụng cho cả nước. Thái Lan chia ra ba khu vực thu hút FDI, trong đó nhà đầu tư muốn tham gia các dự án ở Băng Cốc chỉ được hưởng ít khuyến khích và chính sách thuế cao hơn, trong khi các khu vực ngồi Băng Cốc sẽ được hưởng nhiều khuyến khích hơn. Họ đưa ra quy tắc thống nhất, mỗi tỉnh không thể áp dụng một chính sách thuế riêng rẽ, hoặc đưa ra ưu đãi, trợ cấp nhất định để thu hút FDI.

Hình thức đầu tư: Chính phủ Thái Lan bán dần các doanh nghiệp nhà nước

cho tư nhân, đây là một yếu tố góp phần đa dạng hóa các hình thức FDI tại Thái Lan. Hình thức FDI phổ biến nhất ở Thái Lan là hình thức liên doanh. Chính phủ khuyến khích các cơng ty của người Thái, người Thái gốc Hoa liên doanh với các công ty của Mỹ, Nhật Bản, và nước khác để triển khai thực hiện đầu tư ở Thái Lan. Ngồi ra, hình thức sở hữu 100% vốn FDI được Thái Lan chấp nhận. Trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, Thái Lan cũng áp dụng hình thức BOT. Việc đa dạng hóa hình thức đầu tư cũng là một yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của MTĐT ở Thái Lan [45, tr.1].

Đất đai: về ngun tắc người nước ngồi khơng được phép sở hữu về đất đai.

Tuy nhiên, vẫn tồn tại ngoại lệ cho người nước ngoài được phép mua bán bất động sản, trong đó có đất. Như vậy, khác với các nước khác, ở Thái Lan ngoài việc thuê đất, bên Thái Lan góp vốn bằng đất, các nhà ĐTNN mua đất để thành lập doanh nghiệp có vốn FDI. Với quy định này cho phép các nhà ĐTNN yên tâm bỏ vốn đầu tư lâu dài tại Thái Lan.

Lao động: tuy Thái Lan cho phép các dự án FDI có quyền tuyển dụng lao động

trực tiếp, nhưng do chính phủ chưa có chiến lược dài hạn về đào tạo đội ngũ cán bộ và cơng nhân có tay nghề kỹ thuật cao, nên hầu hết các vị trí điều hành chủ chốt vẫn do người nước ngoài đảm nhận. Nhiều nhà ĐTNN cho rằng: vì chưa có đủ các nhà quản lý Thái Lan hội đủ năng lực đảm trách chức vụ cao. Các nhà ĐTNN phải tốn kém trong việc đào tạo và đào tạo lại. Một trong những hạn chế quan trọng nhất mà Thái Lan gặp phải là tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng lực lưỡng kỹ sư và công nhân lành nghề trong nhiều lĩnh vực. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do Thái Lan chỉ tập trung vào đào tạo tiểu học và đại học, chưa quan tâm thích đáng đến chất lượng giáo dục phổ thông và trung học dạy nghề. Ngoài số học sinh học lên đại học, số học sinh không được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ cao.

Thủ tục tuyển dụng lao động: Thái Lan khơng có quy định riêng về thủ tục

tuyển dụng lao động. Các dự án FDI có thể tự quyết định thời hạn, các điều khoản, điều kiện và phương thức, cũng như số lượng tuyển dụng. Nếu một doanh nghiệp tuyển trên 10 lao động, thì phải lập nội quy lao động bằng tiếng Thái. Đối với tất cả lao động là người nước ngoài phải xin giấp phép lao động tại Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội. Thủ tục cấp phép cho lao động nước ngoài rất phức tạp. Tuy nhiên, để tiết kiệm thời gian, các nhà ĐTNN có thể thuê “trung tâm dịch vụ một cửa” để xin cấp phép lao động.

Quản lý ngoại hối: mọi giao dịch liên quan đến ngoại hối như việc chuyển tiền

vào để góp vốn đều phải được tiến hành thơng qua các tổ chức tài chính tín dụng được phép hoạt động ở Thái Lan. Không phải tất cả các dự án FDI ở Thái Lan đều được mở tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng, mà phải căn cứ vào một số điều kiện nhất định. Mọi hoạt động chuyển vốn ra nước ngồi phải có sự phê duyệt của cơ quan có chức năng của Thái Lan.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình thực hiện dự án và giải ngân vốn FDI:

Về công tác quy hoạch phát triển theo ngành và theo vùng: kinh nghiệm của

ĐTNN chủ động trong việc lựa chọn địa điểm và ngành nghề đầu tư, đảm bảo chất lượng dự án FDI và tạo tiền đề thuận lợi cho hoạt động thực hiện dự án FDI.

Về hình thức đầu tư và loại hình doanh nghiệp: Hầu như các nước đều cho

phép đa dạng hóa hình thức đầu tư (như BCC, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn ĐTNN, hình thức M&A) và tạo điều kiện thuận lợi trong việc chuyển đổi giữa các hình thức đó và loại hình doanh nghiệp (Cơng ty TNHH, Cơng ty Cổ phần, Cơng ty hợp danh, hay mơ hình Cơng ty mẹ-con). Đặc biệt, chính phủ Thái Lan tạo điều kiện thuận lợi cho việc sát nhập các công ty Thái Lan với các cơng ty nước ngồi.

Về xác lập quyền sử dụng đất: Thái Lan đã cho các nhà ĐTNN mua đất để

thành lập doanh nghiệp. Điều này giúp các nhà ĐTNN tránh được khó khăn do giải phóng mặt bằng, mặt khác, các nhà ĐTNN sẽ yên tâm hơn và cam kết đầu tư dài hạn hơn tại Thái Lan.

Về hỗ trợ vốn: Tạo điều kiện hỗ trợ về vốn thơng qua hình thức tín dụng cho

các dự án FDI hay cho phép các dự án có thể vay nước ngồi, phát hành cổ phiếu, trái phiếu nên đã giúp các nhà ĐTNN khắc phục đáng kể tình trạng thiếu vốn trong quá trình triển khai thực hiện dự án.

Về lao động: Hầu như các nước không đưa ra quy định nhằm khống chế số lao

động là người nước ngoài được làm việc trong các dự án FDI. Tập trung, chú trọng phát triển đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật có tay nghề cao.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải ngân các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở việt nam (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w