2.1. Khái quát về đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Việt Nam2.1.1 Tăng trƣởng dòng vốn FDI 2.1.1 Tăng trƣởng dịng vốn FDI
Sau khi là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam đã có những cải cách liên tục về luật pháp, cơ chế chính sách, đặc biệt là hệ thống pháp luật liên quan đến ĐTNN. Hơn nữa, thị trường Việt Nam mở rộng cơ hội hơn khi tiếp tục thực hiện các cam kết một cách đầy đủ trong vai trò là thành viên WTO. Đây là cơ hội để tăng trưởng dòng vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian qua. Những lợi thế của MTĐT như ổn định chính trị, Chính phủ thực hiện cải cách khung luật pháp, chính sách, thể chế, các địa phương tích cực hỗ trợ nhà đầu tư về đất đai, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng…khuyến khích nhà đầu tư có niềm tin vào tương lai trung và dài hạn về phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam.
70000 U U S D 60000 50000 40000 30000 20000 10000 0 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Hình 2.1:Tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi tại Việt Nam (1988-2008)
2007-2009. Trong đó, Việt Nam chiếm vị trí hàng đầu về mức độ hấp dẫn đầu tư trong lĩnh vực sản xuất.
Dù gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế châu Á (1997), lạm phát và khủng hoảng tài chính tồn cầu (2008), lượng vốn FDI vào Việt Nam vẫn tăng nhanh qua các năm. Đặc biệt, trong 5 năm (2001-2005), Việt Nam thu hút 18,5 tỷ USD vốn FDI, năm 2006 đạt trên 12 tỷ USD, năm 2007 vượt ngưỡng 20 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006. Năm 2008, kết quả thu hút nguồn vốn FDI đạt mức kỷ lục với 64,1 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2007, trong đó có 60,2 tỷ USD vốn cấp mới.
Từ năm 1988 đến 1990, Luật Đầu tư trực tiếp nước ngoài mới được thực thi tại Việt Nam, là giai đoạn khởi động thu hút dòng vốn FDI. Trong giai đoạn này, có 214 dự án được cấp phép với tổng số vốn đăng ký đạt 1,58 tỷ USD. Vốn đăng ký trung bình 1 dự án khoảng 7,4 triệu USD, trong đó vốn pháp định là 4,7 triệu USD. Các lĩnh vực thu hút đầu tư chủ yếu là khách sạn, khai thác thăm dị dầu khí, xây dựng3.
Trong thời kỳ 1991-1995, vốn FDI đăng kí cấp mới tăng 18,3 tỷ USD với 1.409 dự án và đã có tác động tích cực đến tình hình kinh tế-xã hội của quốc gia. Thời kỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam với 1.781 dự án được cấp phép có tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD. Đây là giai đoạn mà môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam đã bắt đầu hấp dẫn nhà đầu tư do chi phí đầu tư-kinh doanh thấp so với một số nước trong khu vực; lực lượng lao động đông với giá nhân công rẻ, thị trường mới. Vì vậy, ĐTNN đã tăng trưởng nhanh chóng và có tác động lan tỏa tới các thành phần kinh tế. Năm 1995 thu hút được 6,6 tỷ USD vốn đăng ký, tăng gấp 5.5 lần năm 1991 (1,2 tỷ USD). Năm 1996 thu hút được 8,8 tỷ USD vốn đăng ký, tăng 45% so với năm trước.