CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.4. Mơ hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Qua các nghiên cứu trên, ta thấy động lực làm việc của nhân viên chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố. Tác giảđề xuất thừa hưởng các nhân tố từ các nghiên cứu
trước gồm: Thu nhập, bản chất công việc, cơ hội đào tạo thăng tiến, lãnh đạo và
đồng nghiệp. Bởi vì đây là 5 nhân tố căn bản mà hầu như các mơ hình nghiên cứu trước đều sử dụng, các công việc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau đều có thể áp dụng được.
Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế ở Việt Nam nói chung, điều kiện của tỉnh
có sự điều chỉnh, bổ sung một số biến quan sát cho phù hợp với điều kiện thực tế
của địa phương. Nghiên cứu này kế thừa từ các yếu tố từ các nghiên cứu trước như: chính sách phát triển và thăng tiến (Nguyễn Thị Hồng Tươi, 2017), tiền lương và phúc lợi (Lâm Sơn Tùng, 2017), sự gắn bó đồng nghiệp (Nguyễn Chí Cường, 2017), sự giúp đỡ của lãnh đạo (Nguyễn Chí Cường, 2017), điều kiện làm việc
(Lâm Sơn Tùng, 2017).
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu định tính, các thành viên nhóm thảo luận cũng
cho rằng 05 yếu tố mà tác giả đã nêu trong quá trình thảo luận là khá đầy đủ về tạo
động lực làm việc của nhân viên tại Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu.
Qua cơ sở lý thuyết đã nêu và kết quả nghiên cứu định tính. Mơ hình nghiên
cứu được tác giả đề xuất bao gồm 05 biến độc lập: (1) chính sách phát triển và
thăng tiến, (2) tiền lương và phúc lợi, (3) sự gắn bó đồng nghiệp, (4) sựgiúp đỡ của
lãnh đạo, (5) điều kiện làm việc và biến phụ thuộc là động lực làm việc của nhân
viên được trình bày cụ thể trong Hình 2.5.
Hình 2.5: Mơ hình nghiên cứu đề xuất
Động lực làm việc của nhân
viên
Chính sách phát triển và thăng tiến
Tiền lương và phúc
lợi
Điều kiện làm việc
Sự gắn bó đồng nghiệp Sự giúp đỡ lãnh đạo H1+ H2+ H3+ H4+ H5+
Phát triển và thăng tiến là việc di chuyển từ một vị trí thấp lên một vị trí cao hoặc làm một cơng việc quan trọng hơn trong một tổ chức. Dựa trên nghiên cứu lý
thuyết của Frederick Herzberg đưa ra, chính sách phát triển và thăng tiến bao gồm
các biến: Có nhiều cơ hội thăng tiến, chính sách thăng tiến của cơng ty cơng bằng, có nhiều cơ hội phát triển, được đào tạo kỹ năng làm việc. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Tươi cho thấy chính sách phát triển và thăng tiến ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của người lao động tại Chi cục Thuế Quận 7. Từ cơ sở trên, giả thuyết H1 được phát biểu như sau:
Giả thuyết H1: Chính sách phát triển và thăng tiến ảnh hưởng cùng chiều đến
động lực làm việc của nhân viên tại Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Theo nghiên cứu của Lâm Sơn Tùng (2017) cho thấy tiền lương và phúc lợi ,
điều kiện làm việc tác động cùng chiều đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần cơ khí Kiên Giang. Dựa vào kết quả trên, giả thuyết H2, H3 được
đề xuất:
Giả thuyết H2: Tiền lương và phúc lợi ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm
việc của nhân viên tại Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu ;
Giả thuyết H3: Điều kiện làm việc ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu.
Đồng nghiệp là những người làm cùng cơng ty, có thể là cùng phòng. Đồng
nghiệp là những người cùng nhau giải quyết một vấn đề, một cơng việc vì mục tiêu chung của tổ chức. Đồng nghiệp là những người chia sẽ tình cảm, và những kiến thức, lợi ích của họ trong công việc hàng ngày. Đồng nghiệp là một trong những nhân tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc. Đồng nghiệp giống như một
người bạn thân, giúp nhân viên làm việc, tạo động lực, cải thiện giao tiếp, nâng cao
có sự gắn kết mạnh mẽ đến công ty. Họ sẽ cảm thấy hào hứng mỗi ngày đến cơ
quan làm việc.
Lãnh đạo là một trong những khái niệm quan trọng nhất trong khoa học về tổ
chức - nhân sự. Đó là một q trình ảnh hưởng mang tính xã hội trong đó lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức. Lãnh
đạo là quá trình gây ảnh hưởng và dẫn đắt hành vi của cá nhân hay nhóm người nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức. Nhà lãnh đạo cân nhắc về những nhu cầu của nhân viên. Họ cố gắng xây dựng tinh thần đồng đội, giúp nhân viên giải quyết các vấn đề, và hỗ trợ họ về mặt tâm lý. Nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh
hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành cơng của tổ chức họ trực thuộc. Ngoài ra lãnh đạo phải bảo vệ nhân viên khi cần thiết, có năng lực chun mơn.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Chí Cường (2017) cho thấy sự gắn bó đồng nghiệp và sự hỗ trợ của lãnh đạo tác động cùng chiều đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty Cổ phần Dược Vacopharm. Dựa vào kết quả trên, giả thuyết
H4, H5 được đề xuất:
Giả thuyết H4: Sự gắn bó đồng nghiệp ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm
việc của nhân viên tại Công tyTNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu;
Giả thuyết H5: Sự hỗ trợ của lãnh đạo ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của nhân viên tại Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu.
Tóm tắt chƣơng 2
Trong chương 2, tác giả nêu các cơ sở lý thuyết, khái niệm và các nghiên cứu
trước đây làm nền tảng của đề tài. Từ đó tổng hợp các nhân tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất mơ hình nghiên cứu gồm có 5 yếu tố: (1) chính sách phát triển và thăng tiến, (2) tiền lương và phúc lợi, (3) sự gắn bó đồng nghiệp, (4) sựgiúp đỡ của lãnh đạo, (5) điều kiện làm việc. Biến phụ thuộc là động lực làm việc của nhân viên.