Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH đầu tư và phát triển phương việt (Trang 75)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển

triển Phƣơng Việt

3.5.1. Kết quả đạt được

Quan phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Phƣơng Việt giai đoạn 2013-2015, có thể thấy quy mô mở rộng sản xuất và thị phần của Công ty tăng lên. Doanh thu năm 2015 tăng tới hơn 300% so với 2 năm trƣớc đó. Đây là một nỗ lực đáng khen ngợi khi tình hình kinh doanh giai đoạn này có nhiều khó khăn.

Lợi nhuận của Cơng ty tăng lên. Công ty đã cố gắng vƣợt qua năm 2014 đầy khó khăn để đƣa lợi nhuận từ mức âm quay về mức có lãi. Năm 2015, lợi nhuận sau thuế của cơng ty đạt 175 triệu đồng.

Cơng ty đã có chuyển biến trong chính sách bán hàng khi khơng cịn tập trung vào bán hàng trực tiếp, tham gia toàn bộ q trình phân phối hàng hóa bán lẻ (từ tƣ vấn, thiết kế đến thi cơng và bảo trì). Thay vào đó, cơng ty tập trung vào bán bn, mở rộng hệ thống đại lý, chia sẻ cả lợi ích lẫn rủi ro với các đối tác. Nhờ đó, doanh thu của Cơng ty có sự tăng lên đáng kể.

Ngồi ra, Cơng ty cịn chú trọng vào khâu tuyển dụng lao động, lựa chọn đƣợc ngƣời phù hợp nhất với vị trí cơng việc. Vì thế, Cơng ty tạo ra đƣợc sự gia tăng quy mô hoạt động (tổng doanh thu, cũng nhƣ tổng tài sản) đáng kể, dù số lƣợng lao động tăng lên không nhiều.

3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những ƣu điểm kể trên thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Cơng ty giai đoạn 2013-2015 cịn nhiều tồn tại cần khắc phục:

Thứ nhất, đội ngũ lãnh đạo chƣa nhanh nhạy trong việc thay đổi chiến lƣợc kinh doanh từ bán hàng trực tiếp sang bán hàng đại lý. Giai đoạn năm 2012

đến năm 2014, Chính phủ thắt chặt việc cấp phép và quản lý các dự án bất động sản lớn, làm giảm đáng kể thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Các dự án lớn mà công ty giành đƣợc không nhiều nhƣng lại tạo ra giá trị rất lớn, chiếm

tỷ trọng cao trong kết quả kinh doanh của Cơng ty. Trong tình hình đó, cơng ty vẫn tập trung vào bán hàng trực tiếp nên chỉ có đƣợc những hợp đồng nhỏ lẻ, chủ yếu phục vụ nhu cầu của các hộ gia đình. Vì vậy, doanh thu năm 2014 sụt giảm đáng kể so với năm 2013.

Nguyên nhân là do công ty chƣa chú trọng đầu tƣ vào Marketing, bán hàng để thúc đẩy tăng doanh thu. Cơng ty chƣa có chiến lƣợc cụ thể và xuyên suốt, chua quan tâm đến vấn đề làm thƣơng hiệu để tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh trên thị trƣờng. Do đó doanh thu bán hàng cũng nhƣ lợi nhuận của công ty thấp, chƣa tƣơng xứng với quy mô và tiềm năng của công ty.

Thứ hai, Cơng ty chƣa kiểm sốt tốt chi phí. Khi doanh thu giảm năm

2014, cơng ty vẫn để các khoản chi phí (đặc biệt là chi phí quản lý kinh doanh) tăng lên, làm cho kết quả kinh doanh thu lỗ. Năm 2015, doanh thu tăng lên đáng kể, nhƣng tốc độ tăng của chi phí cũng khơng hề nhỏ, nên dù cơng ty đã có lãi trở lại, nhƣng giá trị lợi nhuận còn thấp, chƣa tƣơng xứng với quy mô doanh thu.

Nguyên nhân là do công ty chƣa có ý thức tiết kiệm chi phí trong mọi hoạt động của q trình kinh doanh từ khâu nhập hàng hóa, marketing cho đến bán hàng và hậu mãi.

Thứ ba, Công ty chƣa sử dụng tốt vốn lƣu động. Số vòng quay vốn lƣu

động thấp (nhỏ hơn 1). Kỳ luân chuyển vốn lƣu động kéo dài. Năm 2014, Klđ tăng tới 344 ngày tƣơng đƣơng 78,36% so với năm 2013. Năm 2015, Klđ đã giảm 364 ngày xuống còn 419 ngày. Nhƣng đây vẫn là mức khá cao so với 1 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.

Nguyên nhân là do công ty đầu tƣ quá nhiều vào tài sản ngắn hạn. Lƣợng dữ trữ hàng tồn kho lớn so với doanh thu đƣợc tạo ra.

Thứ tƣ, Cơ cấu nguồn vốn của Công ty không ổn định. Năm 2013, Công

ty vẫn dùng phần lớn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động kinh doanh, khi vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 80% tổng nguồn vốn. Năm 2014, tỷ lệ này giảm còn 50%. Đến năm 2015 chỉ cịn 20%. Sự thay đổi nhanh chóng trong cơ cấu nguồn

vốn là nguy cơ tạo nên những bất ổn trong hoạt động kinh doanh của công ty. Khi công ty sử dụng nhiều nợ phải trả hơn để tài trợ cho tài sản, sẽ tạo nên áp lực trả nợ rất lớn, nhất là khi công ty sử dụng các khoản vay tài chính ngắn hạn có giá trị lớn. Hầu hết nguồn lực của công ty sẽ phải tập trung để giải quyết gánh nặng chi phí tài chính thay vì dồn tồn bộ vào mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Nguyên nhân là do trình độ quản trị đặc biệt là quản trị tài chính của đội ngũ lãnh đạo cịn yếu. Cơng ty chƣa có một kế hoạch dài hơi phù hợp với kế hoạch kinh doanh của mình.

Nhƣ vậy, trong chƣơng 3 chúng ta có thể có đƣợc một cái nhìn tồn cảnh về tình hình kinh doanh của Cơng ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Phƣơng Việt giai đoạn 2013-2015 qua việc phân tích các chỉ tiêu HQKD của Cơng ty. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Cơng ty chƣa hiệu quả. Bên cạnh đó thấy đƣợc những tồn tại, nguyên nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty. Từ đó, làm tiền đề cho việc đề xuất định hƣớng cũng nhƣ những giải pháp khắc phục tình trạng này ở chƣơng 4.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN PHƢƠNG VIỆT

Chƣơng 4 đề xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế trong hiệu quả kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Phƣơng Việt đã tìm ra ở chƣơng 3, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Công ty.

4.1. Định hƣớng phát triển của cơng ty Tầm nhìn

Trong 05 năm tới, Phương Việt Group phấn đấu trở thành đơn vị phân phối, thiết kế và triển khai hệ thống an ninh có doanh số bán hàng nằm trong Top 5 các doanh nghiệp cùng ngành trong cả nƣớc, không ngừng nâng cao chất lƣợng dịch vụ và ln mang lại lợi ích tối đa cho khách hàng.

Sứ mệnh

Cung cấp đến khách hàng các sản phẩm, giải pháp an ninh hiện đại, đồng bộ; luôn đáp ứng mọi u cầu về an ninh của các cơng trình, đảm bảo chất lƣợng, tiến độ và hiệu quả kinh tế.

Mục tiêu

- Đẩy mạnh phát triển hệ thống các kênh phân phối, đa dạng hóa các sản phẩm, thiết bị.

- Mở rộng quy mô, tăng cƣờng nguồn lực thiết bị, nguồn lực con ngƣời, nhằm nâng cao năng lực triển khai các dự án an ninh trong cả nƣớc.

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm, công nghệ mới.

- Minh bạch hóa tài chính doanh nghiệp, nhằm tăng tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Tăng cƣờng hợp tác với các đơn vị cùng ngành, các nhà sản xuất uy tín trong và ngồi nƣớc để học hỏi, cùng hợp tác phát triển.

Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đến năm 2020 của Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Phƣơng Việt

STT Chỉ tiêu

1 Tổng doanh thu thuần bán hàng

2 Lợi nhuận sau thuế

3 Tổng tài sản

4 Vốn chủ sở hữu

(Nguồn: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Phương Việt, Kế hoạch kinh doanh 2016-2020))

4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty

4.2.1. Hoạch định chiến lược kinh doanh để phát triển hệ thống phân phối chiếm lĩnh thị trường:

Cơng ty cần có một chiến lƣợc kinh doanh rõ ràng, hoạch định phân cấp từng khu vực để phát triển hệ thống cửa hàng, đại lý phân phối. Các hệ thống cửa hàng cần phải có hệ thống theo dõi khách hàng, định kì gửi thơng tin các chƣơng trình khuyế mãi và thơng tin sản phẩm mới hàng tháng qua email và gọi điện để chăm sóc khách hàng. Có các chính sách chiết khấu, hoa hồng hấp dẫn cho các đại lý, nhà phân phối. Tập trung vào các khu vực đông dân cƣ có thu nhập mức khá trở lên. Nghiên cứu kĩ các điểm mạnh và yếu các đối thủ trên thị trƣờng, dự báo nhu cầu sản phẩm của thị trƣờng để có những chiến lƣợc phù hợp.

Chiến lƣợc kinh doanh là chƣơng trình hành động tổng hợp với việc thực hiện những mục tiêu cụ thể của công ty/tổ chức trong tƣơng lai, nhằm tăng cơ hội kinh doanh và cải thiện vị thế cạnh tranh. Từ lúc đi vào hoạt động đến nay, Phƣơng Việt Group chƣa xây dựng chiến lƣợc kinh doanh cụ thể mà mới chỉ có kế hoạch thực hiện mục tiêu đặt ra từ đầu năm hay triển khai một số dự án lớn. Trong giai đoạn mới 2016 – 2020 đầy khó khăn thách thức, cơng ty cần chú trọng hơn đến việc xây dựng và triển khai chiến lƣợc kinh doanh trên cơ sở khác thác tối ƣu các

lợi thế so sánh, tận dụng các tiềm năng sẵn có, đồng thời phát huy thế mạnh, hạn chế những điểm yếu của công ty trong hoạt động kinh doanh. Chiến lƣợc kinh doanh cần phải phù hợp với thị trƣờng, định hƣớng phát triển ngành và phải tính đến sự phát triển lâu dài của công ty trong những năm tiếp theo.

4.2.2. Đẩy mạnh chiến lược marketing sản phẩm:

+ Quảng cáo sản phẩm qua internet:

Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại công nghệ và internet đƣợc coi là xƣơng sống của nền kinh tế. Theo thống kê của Bộ thông tin và truyền thơng đến thời điểm hiện nay có khoảng 50% dân số cả nƣớc sử dụng internet, và con số này có xu hƣớng gia tăng ở một nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam. Nếu chúng ta biết tận dụng kênh bán hàng và marketing này sẽ có thể mang lại hiệu quả về kinh doanh lớn hơn mà lại giảm thiểu về chi phí hơn so với các kênh quảng cáo bán hàng khác.

Sử dụng hình thức quảng cáo hiển thị - đây là hình thức quảng cáo truyền thống và rất phổ biến. Khi truy cập vào bất kì website nào, ngƣời sử dụng có thể dễ dàng bắt gặp quảng cáo dạng này. Hiện nay, quảng cáo hiển thị đƣợc cải tiến khá nhiều với sự nâng cấp, đổi mới về hiệu ứng động, mở rộng kích thƣớc,…

Đặt logo hoặc banner quảng cáo trên các website nổi tiếng, những website có lƣợng khách hàng truy cập lớn hay những website đƣợc xếp hạng cao trên Google là phổ biến và là cách quảng cáo trực tuyến hiệu quả nhất hiện nay. Nó khơng những quảng bá đƣợc thƣơng hiệu mà còn nhắm đến các khách hàng tiềm năng trên Internet.

Quảng cáo bằng đƣờng text link: Là đặt quảng cáo bằng chữ có đƣờng link đến website hay sản phẩm dịch vụ của cơng ty. Cần phải có tiêu đề cho đoạn quảng cáo, địa chỉ website, thông tin giới thiệu về website hay quảng cáo sản phẩm dịch vụ để có thể đăng ký vào bất kỳ danh bạ nào trên Internet phục vụ việc tra cứu, tìm kiếm sản phẩm dịch vụ của các máy chủ tìm kiếm. Lợi ích của hình thức quảng cáo này là các cơng cụ tìm kiếm sẽ thƣờng xun tự động cập nhật website của Công ty lên hệ thống trong vịng chỉ có 3 đến 7 ngày.

Xây dựng phát triển hệ thống nội dung đa phƣơng tiện và các nền tảng quảng cáo có định hƣớng tốt, lâu dài theo các nguồn khảo sát dữ liệu của Cơng ty. Phối hợp cùng các đơn vị có kinh nghiệm, các nhà đầu tƣ để lựa chọn hƣớng đi riêng mang bản sắc riêng của doanh nghiệp mà không bị trùng lặp, theo lối mịn với những cơng ty trong cùng ngành.

+ Quảng cáo tại hội chợ, triển lãm, ngồi trời:

Cơng ty cần tích cực tham gia các hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm nhất là các hội chợ về các sản phẩm an ninh để có nhiều cơ hội tiếp cận với khách hàng hơn. Tận dụng các hình thức quảng cáo ngoài trời nhƣ: pano, nhà chờ xe bus, tờ rơi,…

4.2.3. Tiết kiệm chi phí trong kinh doanh

+ Chi phí giá vốn

Đối với các doanh nghiệp thƣơng mại dịch vụ, giá vốn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy, tiết kiệm đƣợc chi phí này, đảm bảo mức tăng giá vốn thấp hơn mức tăng của doanh thu sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Muốn làm đƣợc điều này, công ty cần lựa chọn các nhà cung cấp uy tín, đàm phán ký kết hợp đồng dài hạn; để có đƣợc mức giá hợp lý, thay đổi phù hợp với tình hình kinh doanh của thị trƣờng.

+ Chi phí bán hàng:

Xây dựng bảng định mức sử dụng nguyên vật liệu thi cơng cơng trình. Đồng thời nâng cao ý thức tiết kiệm nguyên vật liệu thi công trong đội ngũ công nhân và nhân viên của công ty bằng cách phát động phong trào thi đua tiết kiệm nguyên vật liệu giữa các tổ với nhau. Tổ nào, cá nhân nào tiết kiệm đƣợc nhiều nguyên vật liệu hơn thì sẽ đƣợc khen thƣởng thành tích đạt đƣợc.

Xây dựng chiến lƣợc marketing phù hợp với quy mơ và tình hình kinh doanh để đảm bảo hiệu quả lan tỏa hình ảnh của cơng ty với chi phí thấp nhất

+ Chi phí quản lý, vận hành:

Cơng ty cần phải tiết kiệm và hạn chế các chi phí trong tiếp khách, hội nghị… Cần có sự kiểm sốt chặt chẽ trong chế độ cơng tác phí: Ví dụ: Chỉ quy định 100.000 VNĐ/ngƣời/ngày cơng tác phí đối với nhân viên và 150.000 VNĐ/ngƣời/ngày đối với cấp phó phịng trở lên, chi phí lƣu trú 200.000 VNĐ/ngƣời/ngày, các chi phí tiếp khách chỉ khi có lãnh đạo đi cùng mới đƣợc kê khai chi phí tiếp khách. Những cán bộ đề xuất cơng tác đi tỉnh ngồi địa bàn cần phải có tờ trình lý do đi cơng tác và khi đi về phải có báo cáo cơng việc thực hiện trong chuyến cơng tác, tránh tình trạng lạm dụng việc đi cơng tác vào việc riêng gây lãng phí cho doanh nghiệp. Nếu kiểm sốt tốt các chi phí này thì lợi nhuận của Cơng ty cũng sẽ đƣợc cải thiện đáng kể.

4.2.4. Tập trung xây dựng, hồn thiện quy trình làm việc (đặc biệt là giai đoạn thi cơng cơng trình), rút ngắn thời gian cung ứng dịch vụ

Khi thực hiện cung ứng dịch vụ ở các địa bàn xa, thời gian thi công kéo dài sẽ làm gia tăng các chi phí dành cho cán bộ nhân viên nhƣ: chi phí lƣu trú, chi phí ăn ở, chi phí đi lại… Giảm thời gian thi cơng xuống sẽ giúp cắt giảm đáng kể các chi phí trên, từ đó gia tăng đƣợc lợi nhuận

Rút ngắn thời gian cung ứng dịch vụ cũng giúp cơng ty tập trung nguồn lực để tìm kiếm và phục vụ đƣợc nhiều khách hàng hơn, góp phần gia tăng kết quả đầu ra, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.

4.2.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị tài chính đặc biệt trong tình hình nền kinh tế có nhiều biến động

Sử dụng cơ cấu vốn hợp lý, ổn định

Có một cơ cấu vốn hợp lý sẽ giúp kết hoạch phát triển kinh doanh của công ty ổn định. Cơng ty sẽ có điều kiện tập trung mở rộng thị phần, xây dựng hệ thống phân phối… Thay vì phải đối phó với những bất ổn do cơ cấu vốn thay đổi đột ngột gây ra nhƣ: chi phí trả lãi vay tăng cao, sức ép từ nhà cung cấp yêu cầu thanh toán sớm do lƣợng hàng cung ứng trƣớc q lớn, địi hỏi từ phía khách hàng phải đẩy nhanh tiến độ thi công do đã nhận tiền đặt cọc từ lâu…

Tổ chức quản lý vốn lưu động có kế hoạch và khoa học

Quản lý vốn lƣu động gắn liền với quản lý tài sản lƣu động bao gồm: quản lý tiền mặt và các chứng khoản thanh khoản; quản lý dự trữ, tồn kho; quản lý các khoản phải thu.

Quản lý vốn lƣu động đặt ra vấn đề là các nhà quản lý phải lựa chọn mơ hình nào để vận dụng vào doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện hoạt động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiệu quả kinh doanh của công ty TNHH đầu tư và phát triển phương việt (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w