CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀ MỞ HÀ NỘI
2.2 Thực trạng giải quyết việc là mở Hà Nội những năm qua
2.2.3 Thực trạng xuất khẩu lao động ở Hà Nội
Trong đề án phát triển thị trường lao động, Hà Nội đặt ra mục tiêu mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 90.000 người, trong đó 20% được giải quyết bằng xuất khẩu lao động. xuất khẩu lao động được xác định là một đầu ra quan trọng trong chương trình giải quyết việc làm. Trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 70 doanh nghiệp chuyên xuất khẩu lao động của cả trung ương và địa phương.
Tuy nhiên, trong những năm vừa qua, lao động Hà Nội tham gia không đáng kể vào thị trường này. Hay nói cách khác, vấn đề hiện nay là, người Hà Nội chưa thật sự mặn mà với xuất khẩu lao động. Có thể lý giải hiện tượng này như sau:
Ở khu vực nội thành, đa số người lao động chỉ muốn đến những thị trường có mức thu nhập cao, công việc nhàn hạ. Ở vùng ven đô, người lao động an phận bằng cách sử dụng số tiền được đền bù khi giải phóng mặt bằng, bn bán nhì nhằng đủ đảm bảo cuộc sống. Riêng tại Sóc Sơn và một số địa phương của Ðông Anh, nhiều người muốn đi xuất khẩu lao động nhưng khơng có vốn, lực bất tịng tâm. Bởi vậy, mỗi khi có đơn hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Hà Nội lại chạy đơn, chạy đáo đi tìm nguồn lao động ở các tỉnh khác.
Mặt khác, đa số các doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Trung ương đóng trên Hà Nội thì ngại tuyển lao động Hà Nội, bởi đây là lực lượng trong quá trình làm việc thường phát sinh nhiều vấn đề nhất. Nhất là tính kỷ luật trong lao động, ý thức cộng đồng. phải có những quyết sách đưa xuất khẩu lao động trở thành một hướng đi cơ bản góp phần làm giảm áp lực việc làm hiện nay.
Ðể có bước đột phá, trong thời gian qua Thành phố đã triển khai gắn trách nhiệm của chính quyền xã, phường với cơng tác xuất khẩu lao động. Chuẩn bị nguồn đáp ứng xuất khẩu lao động sang các thị trường mới, đồng thời rút ngắn thời gian làm thủ tục đi xuất khẩu lao động. Bên cạnh đó, thành phố đã quan tâm mở rộng địa bàn xuất khẩu lao động, tuyên truyền tới người dân về chương trình xuất khẩu lao động. Điển hình, trường Cao đẳng cơng
nghiệp Hà Nội, đã thành lập bộ phận giới thiệu việc làm và đào tạo lao động xuất khẩu. Nhà trường đã nâng cấp, xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu, với năng lực đào tạo 100 người/tháng. Nhà trường đã đào tạo gần 1.000 lao động để cung cấp cho các công ty xuất khẩu lao động. Học sinh đăng ký đi làm việc ở nước ngoài ngay sau khi hoàn thành đào tạo, doanh nghiệp xuất khẩu lao động chỉ cần hỗ trợ đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng và bồi dưỡng tay nghề trước khi đi. Ðây có lẽ là một hướng đi để tạo nguồn lao động xuất khẩu có chất lượng trên địa bàn ngành lao động đang triển khai mở rộng.
Thành phố cũng đã đề ra những chính sách cho vay vốn, hỗ trợ một phần kinh phí cho đào tạo ngoại ngữ, tay nghề, để mọi người có thể tham gia xuất khẩu lao động. Cùng với việc chỉ đạo các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu lao động chủ động hội nhập tìm kiếm thị trường và đối tác mới, Cục Quản lý lao động ngoài nước xúc tiến nhiều hoạt động nhằm tăng thị phần lao động Việt Nam ở các thị trường hiện có và hướng đến các thị trường ở châu Phi, Trung Ðông, Bắc Âu, Bắc Mỹ trong năm 2008.
Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ chuyên nghiệp hoá các doanh nghiệp xuất khẩu lao động địa phương và đưa thông tin về các cơ hội việc làm đến lao động nông thôn, đặc biệt là những vùng mất đất. Bởi nhiều người cho rằng, không phải thiếu người, hay người lao động không mặn mà với xuất khẩu lao động, mà là chưa có chính sách nhằm tạo ra cơ hội cho lực lượng lao động nông thôn tiếp cận thông tin.