Kiến thức về VSTTQ của điều dưỡng và hộ sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng, hộ sinh tại một số khoa, bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 56 - 63)

4.2. Kiến thức, thực hành VSTTQ của điều dưỡng và hộ sinh tại Bệnh viện

4.2.1. Kiến thức về VSTTQ của điều dưỡng và hộ sinh

Kiến thức về VSTTQ đóng vai trị rất quan trọng trong nâng cao tuân thủ thực hành VSTTQ. Kiến thức có thể được nâng cao qua nhiều kênh đào tạo như trong các buổi họp giao ban, các buổi giám sát. Kết quả nghiên cứu

cho thấy tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh được tập huấn về vệ sinh tay chiếm 98,2%; tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh được kiểm tra, giám sát công tác vệ sinh tay chiếm 99,1%. Như vậy rõ ràng là công tác đào tạo tập huấn và kiểm tra giám sát vệ sinh tay tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương luôn được quan tâm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh đạt yêu cầu về kiến thức VSTTQ khá cao (83,5%), điểm trung bình 14,28 điểm, thấp hơn nghiên cứu của Lê Thanh Hiệp năm 2015 tại Bệnh viện Tịnh Biên (84,4%) [31], cao hơn kết quả nghiên cứu của Phùng Văn Thủy tại BVĐK Vĩnh Phúc năm 2014 là 65,8% và của Hoàng Thăng Tùng tại Bệnh viện Phổi trung ương năm 2016 là 80,8 [30], [33]. Một phần kết quả này có thể do hiệu quả cơng tác đào tạo, tập huấn cho điều dưỡng, hộ sinh các kiến thức cơ bản về VSTTQ trong thời gian qua của Bệnh viện Phụ sản trung ương đem lại.

100% điều dưỡng và hộ sinh đều có kiến thức đúng về 5 thời điểm vệ sinh tay thường quy là trước khi tiếp xúc với người bệnh, trước khi làm thủ thuật vô khuẩn, sau khi tiếp xúc với người bệnh, sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết.Các nghiên cứu trước đây chưa có nghiên cứu nào đánh giá tỷ lệ này nên chúng tơi khơng có nghiên cứu để so sánh.

Đa số điều dưỡng và hộ sinh đều nhận thức được vai trị tác dụng của VSTTQ có 99,1% điều dưỡng, hộ sinh có kiến thức đúng vềnhận định “Bàn tay của NVYT là tác nhân quan trọng trong lây truyền nhiễm khuẩn bệnh viện” kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014 của Phùng Văn Thủy (97,5%) [30]. Điều dưỡng và hộ sinh tuân thủ đúng quy trình VST sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn ở người bệnh và chính bản thân họ, có 99,1% điều dưỡng, hộ sinh có kiến thức đúng về nhận định “NVYT tuân thủ đúng quy trình rửa tay sẽ làm giảm nguy cơ nhiễm khuẩn ở người bệnh và chính bản thân họ” và 84,4% điều dưỡng, hộ sinh có kiến thức đúng về nhận định “tuân thủ VSTTQ loại bỏ hầu hết các vi khuẩn

thường trú trên da bàn tay” các kết quả này thấp hơn so với kết quả nghiên cứu tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014 của Phùng Văn Thủy lần lượt là 100% và 92,6% [30]. Tuy nhiên chỉ có 58,7% điều dưỡng, hộ sinh có kiến thức đúng về nhận định “VST đúng quy trình là phương pháp đơn giản, hiệu quả nhưng tốn kém để phòng ngừa NKBV” kết quả thấp hơn so với nghiên cứu tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014 của Phùng Văn Thủy (69,7%) [30].

Quy trình VSTTQ gồm 6 bước được sắp xếp theo thứ như sau: (1) Làm ướt bàn tay bằng nước, lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau; (2) Chà

lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngồi các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại; (3) Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay; (4) Chà mặt ngồi các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia; (5) Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại và (6) Xoay các đầu ngón tay này vào lịng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khơ tay. Việc tn thủ các bước của quy trình VST nhằm đảm bảo cho các vùng da tay có khả năng gây bệnh cao nhất được ưu tiên rửa sạch, do đó kiến thức về quy trình VST khơng tốt sẽ dẫn đến việc điều dưỡng và hộ sinh thực hành VST khơng đúng hoặc bỏ sót các bước, khơng phát huy được hiệu quả tối đa của việc VST trong kiểm sốt NKBV, có thể dẫn đến phát tán VSV gây bệnh tới đồng nghiệp, người bệnh, người nhà và môi trường bệnh viện. Nhưng kết quả nghiên cứu cho tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh tại Bệnh viện Phụ sản trung ương trả lời đúng các bước của quy trình VSTTQ chưa cao (56,0%) cao hơn so với kết quả nghiên cứu tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014 của Phùng Văn Thủy (40,1%) [30]. Trong khi đó, thực tế tại các điểm VST của Bệnh viện Phụ sản trung ương đều dán các poster quy trình VSTTQ gồm 6 bước do Bộ Y Ttế ban hành. Điều này cho thấy vẫn còn một số điều dưỡng và hộ sinh tại bệnh viện Phụ sản trung ương chưa thực sự chú ý VSTTQ theo đúng quy định. Như vậy cần phải có thêm nhiều biện

pháp như xây dựng chế tài thưởng phạt… để nhắc nhở và thúc đẩy điều dưỡng và hộ sinh thực hành VST đúng quy trình. Vì kiến thức về quy trình VSTTQ chưa cao nên việc tuân thủ VSTTQ theo đúng 6 bước không đạt cao sẽ được chúng tôi bàn luận ở phần thực hành VSTTQ.

Tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh lựa chọn đúng dung dịch VST phù hợp nhất trước khi tiêm bắp là cồn/dung dịch chứa cồn chiếm 61,5%, thấp hơn nghiên cứu tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014 của Phùng Văn Thủy (77,1%) [30]. Tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh lựa chọn đúng dung dịch VST phù hợp nhất sau khi di chuyển từ vùng bẩn sang vùng sạch trên cùng một người bệnh là nước và xà phòng chiếm 37,6%, cao hơn nghiên cứu tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014 của Phùng Văn Thủy (18,0%) [30]. Tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh lựa chọn đúng dung dịch VST phù hợp nhất vào bất cứ thời điểm nào khi bàn tay nhiễm bẩn là nước và xà phòng chiếm 62,4% cao hơn nghiên cứu tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014 của Phùng Văn Thủy (57,4%) [30]. Tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh lựa chọn đúng dung dịch VST phù hợp nhất ngay sau khi bàn tay bị rủi ro do vật sắc nhọn là nước và xà phòng chiếm 83,5% cao hơn nghiên cứu tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014 của Phùng Văn Thủy (65,5%) [30]. Tỷ lệ điều dưỡng và hộ sinh lựa chọn đúng dung dịch VST phù hợp nhất sau khi tiếp xúc với đồ vật, dụng cụ dính máu, dịch và các chất bài tiết của người bệnh là nước và xà phòng chiếm 67,0% tương đương với nghiên cứu tại BVĐK tỉnh Vĩnh Phúc năm 2014 của Phùng Văn Thủy (67,3%) [30]. Điều này cho thấy đối với các nhiễm bẩn có thể thấy rõ được nguy cơ cao các điều dưỡng và hộ sinh sẽ thường sử dụng vệ sinh tay bằng nước và xà phòng nhiều hơn, đối với những nhiễm bẩn không rõ nguy cơ cao điều dưỡng và hộ sinh lựa chọn vệ VST bằng dung dịch chứa cồn nhiều hơn.

Kết quả này cho thấy những hạn chế trong nội dung tập huấn về VSTTQ. Theo đó, nội dung tập huấn VSTTQ của Bệnh viện Phụ sản trung ương cần

nhấn mạnh và dành nhiều thời lượng hơn để nâng cao kiến thức của điều dưỡng và hộ sinh về các bước vệ sinh tay thường quy, về việc sử dụng, lựa chọn hóa chất VST thích hợp nhất cho từng thời điểm, cơ hội cần phải VSTTQ.

4.2.2. Thực hành vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng và hộ sinh

Thực hành là quan trọng nhất trong cơng tác phịng chống nhiễm khuẩn tại cơ sở y tế. Cơng tác phịng chống nhiễm khuẩn bệnh viện có được cải thiện hay không đều do sự chuyển biến từ kiến thức đến thái độ và cuối cùng là thực hành của cán bộ y tế, học viên và thậm chí cả người bệnh và người nhà của họ.Vệ sinh tay là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả nhất trong phòng ngừa lan truyền các tác nhân gây nhiễm khuẩn bệnh viện. Việc tuân thủ của nhân viên y tế trên các khía cạnh thời gian và kỹ thuật vệ sinh tay ở các cơ sở y tế chưa tốt [36].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tiến hành quan sát thực hành vệ sinh tay của điều dưỡng và hộ sinh tại 4 khoa của bệnh viện về các lần rửa tay trước khi tiếp xúc với người bệnh, trước khi làm thủ thuật vô khuẩn, sau khi tiếp xúc với người bệnh, sau khi tiếp xúc với máu và dịch tiết, sau khi tiếp xúc với đồ dùng bề mặt vùng xung quanh người bệnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy thực hành rửa tay của điều dưỡng và hộ sinh còn hạn chế, thấp hơn rất nhiều so với kiến thức của họ (đã được nêu ở phần kết quả).

Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh tuân thủ VSTTQ trước khi làm thủ thuật vô khuẩn và sau khi tiếp xúc với người bệnh, sau khi tiếp xúc với máu và dịch cơ thể đạt tỷ lệ cao lần lượt là 96,3%, 82,6% và 99,1%. Điều dưỡng và hộ sinh tuân thủ VST tốt hơn các thời điểm khác vì đây là những thời điểm có nguy cơ gây nhiễm khuẩn cho người bệnh và chính bản thân mình cao hơn những thời điểm khác; kết quả này cao hơn rất nhiều so với nghiên cứu của Phùng Văn Thủy tại Bệnh viện đa khoa Vĩnh Phúc năm 2014 với tỷ lệ lần lượt là 52%, 56,3% và 76,4% [30]. Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh tuân thủ VST trước khi tiếp

xúc với người bệnh chỉ đạt 55,0% và tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh tuân thủ VST sau khi tiếp xúc với đồ dùng, bề mặt xung quanh người bệnh chiếm 56,0%.

Sự khác nhau về tỷ lệ tuân thủ VSTTQ theo từng thời điểm cho thấy điều dưỡng, hộ sinh chỉ chú ý VST ở những thời điểm có nguy cơ lây nhiễm rõ ràng, có thể dẫn đến hậu quả xấu đối với người bệnh hoặc chính bản thân điều dưỡng và hộ sinh. Còn ở những cơ hội mà nguy cơ lây nhiễm khơng thấy rõ thì điều dưỡng và hộ sinh ít tn thủ VST, như vậy sẽ dự báo một nguy cơ lây nhiễm chéo giữa các người bệnh với nhau do bàn tay của các điều dưỡng và hộ sinh.

Hầu hết nghiên cứu ở các quốc gia đang phát triển cho thấy tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay ở nhân viên y tế dao động từ 20% - 40% và tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay lớn hơn 50% kết quả nghiên cứu này chủ yếu có được ở các nước phát triển [37]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh tuân thủ quy trình VSTTQ là 68,0% cao hơn nghiên cứu của Hồng Thăng Tùng tại Bệnh viện Phổi trung ương năm 2016 (55,9%) [33], thấp hơn nghiên cứu của Lê Thanh Hiệp năm 2015 tại BVĐK Tịnh Biên (73,3%) [31]. Tuy nhiên, vẫn còn 32,0% điều dưỡng, hộ sinh chưa tuân thủ đúng VSTTQ có thể do thói quen và ý thức của điều dưỡng, hộ sinh chưa cao chưa chú trọng tuân thủ 6 bước trong thực hành VSTTQ, đây sẽ là nguy cơ cho việc lây nhiễm chéo trong bệnh viện. Vì vậy, bệnh viện cần nhắc nhở điều dưỡng, hộ sinh tại các buổi giao ban, tập huấn và tăng cường giám sát việc tuân thủ VSTTQ đặc biệt là tại các thời điểm có tỷ lệ tuân thủ VSTTQ thấp.

Phương thức VSTTQ của điều dưỡng, hộ sinh trong nghiên cứu thường là sử dụng dung dịch VST có chứa cồn/cồn (50,2%). Thấp hơn nghiên cứu của Phùng Văn Thủy tại Bệnh viện đa khoa Vĩnh Phúc năm 2014 với tỷ lệ 71,3% [30]. Có thể lý giải việc thường xuyên sử dụng dung dịch VST có chứa cồn/cồn là do phương thức VSTTQ bằng sát khuẩn tay nhanh hiện nay đang

ngày càng phổ biến và được điều dưỡng, hộ sinh trong nghiên cứu này lựa chọn để vừa tiết kiệm thời gian và dung dịch vệ sinh tay chứa cồn như dung dịch sát khuẩn tay nhanh được trang bị ở hầu hết mỗi xe thủ thuật và tại các cửa của mỗi buồng bệnh. Kết quả trên cho thấy rõ ràng rằng dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn có thể là một lựa chọn tốt hơn vì sự tiện dụng mà nó mang lại, khơng cần lau khơ tay sau khi sử dụng, có thể mang theo khi làm chuyên mơn, khơng gây kích ứng da, mất ít thời gian thực hiện, hiệu quả diệt khuẩn tốt. Việc sử dụng loại dung dịch này không cần đầu tư xây dựng bồn VST, nước và khăn lau tay mà chỉ cần đầu tư hóa chất và lắp đặt hệ thống các bình đựng trong buồng bệnh và trên các xe làm thủ thuật, sẽ ít tốn kém hơn so với lắp đặt các bồn VST. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, việc VST với dung dịch sát khuẩn tay chứa cồn/cồn có khả năng diệt vi khuẩn tốt hơn nhiều phương pháp VST với nước và xà phòng. Sát khuẩn tay với dung dịch sát khuẩn chứa cồn 70 độ có khả năng diệt được trên 99,99% vi khuẩn trên da tay và duy trì hiệu quả diệt khuẩn trong 180 phút. Trong khi đó việc VST với xà phịng diệt khuẩn chỉ tiêu diệt dược khoảng 85,0% vi khuẩn và VST với xà phòng thường chỉ diệt được khoảng 60,0% vi khuẩn [34].

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tuân thủ VSTTQ của điều dưỡng, hộ sinh tại khoa Hồi sức cấp cứu (80,0%) và khoa Đẻ (78,0%) cao hơn khoa Sản bệnh lý (54,5%) và khoa Sản nhiễm khuẩn (45,5%). Điều này có thể do tính chất bệnh tại khoa Hồi sức cấp cứu tập trung nhiều NB nặng, nguy cơ NKBV cao nên điều dưỡng, hộ sinh có ý thức tuân thủ VST tốt hơn. Tại khoa Đẻ do đặc thù công việc, HS thường xuyên phải tiếp xúc với máu và dịch cơ thể của NB có thể gây nguy hại trực tiếp cho họ nên HS có ý thức tuân thủ VST tốt hơn. Khoa Sản bệnh lý tỷ lệ TTVST chỉ đạt 54,5% có thể do lượng NB tại khoa quá đông điều dưỡng, hộ sinh phải làm quá nhiều việc nên điều dưỡng, hộ sinh nhiều khi đã bỏ bớt một số bước trong thực hành VSTTQ. Khoa Sản

nhiễm khuẩn tỷ lệ TTVST thấp nhất (45,5%) có thể do người bệnh đơng , do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiến thức, thực hành và một số yếu tố liên quan đến vệ sinh tay thường quy của điều dưỡng, hộ sinh tại một số khoa, bệnh viện phụ sản trung ương (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)