Nội dung, chủ thể và tiêu chí đánh giá kết quả giải quyết việc làm cho nông

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 27 - 34)

1.3. Giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất nông nghiệp

1.3.2. Nội dung, chủ thể và tiêu chí đánh giá kết quả giải quyết việc làm cho nông

rằng: Giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất là q trình tạo lập mơi trường pháp lý, điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết, xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ đào tạo và đào tạo lại nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, phát riển sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ nhằm bảo đảm thu nhập hợp pháp, ổn định cuộc sống lâu dài cho nông dân khi thu hồi đất.

1.3.2. Nội dung, chủ thể và tiêu chí đánh giá kết quả giải quyết việc làm chonông dân khi thu hồi đất nông dân khi thu hồi đất

* Nội dung và chủ thể giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất

- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tổng thể về việc thu hồi đất nông nghiệp và kế hoạch giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất. Trước khi tiến hành thu hồi đất, Nhà nước dựa trên quy hoạch tổng thể về kế hoạch sử dụng đất do Chính phủ ban hành để thực hiện việc thu hồi như: tổng diện tích đất thu hồi, vị trí đất thu hồi. Sau đó, Nhà nước tiến hành điều tra, đánh giá xã hội ban đầu để nắm được chính xác đặc điểm cộng đồng dân chuyển cư, nguồn lao động của cộng đồng người sẽ bị ảnh hưởng bởi dự án; thống kê, phân tích thực trạng cơ cấu và chất lượng nguồn lao động của nhóm dân cư đó theo tuổi, theo trình độ học, theo nghề nghiệp, theo đặc điểm gia đình và theo mức sống; đánh giá tổng quát những ảnh hưởng của việc thu hồi

đất đến đời sống, việc làm của người nông dân.

- Xây dựng môi trường pháp lý, các điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết nhằm phát triển thị trường lao động. Dựa trên việc đánh giá những tác động của thu hồi đất đến việc làm của nông dân, Nhà nước xây dựng các văn bản pháp quy để bồi thường, hỗ trợ người dân mất đất sản xuất nông nghiệp theo hướng bảo đảm ổn định việc làm và thu nhập hợp pháp cho bản thân người lao động và gia đình của họ. Đồng thời, Nhà nước xây dựng các điều kiện kinh tế - xã hội cần thiết để phát triển thị trường sức lao động: mở rộng và phát triển các trung tâm dịch vụ việc làm, hệ thống thông tin việc làm. để người nông dân nâng cao cơ hội tiếp cận và tìm kiếm việc làm mới.

- Phát triển sản xuất - kinh doanh, nhất là những ngành nghề sử dụng nhiều lao động để thu hút lao động nông nghiệp sau khi thu hồi đất. Sau khi thu hồi đất, Nhà nước và các doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động nhằm phát triển sản xuất kinh doanh từ đó tạo ra nhu cầu về việc làm và giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất.

- Xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp để người lao động có cơ hội tìm được việc làm. Vì người nơng dân mất việc làm do khơng có trình độ, chun mơn nghề nghiệp, do vậy, Nhà nước xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho người nông dân theo hướng phù hợp với khả năng của nông dân, phù hợp với nhu cầu của thị trường nhằm giúp người nông dân sau khi được đào tạo nghề tìm kiếm được việc làm.

- Phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với các doanh nghiệp

- chủ đầu tư có sử dụng đất thu hồi trong việc đào tạo và bố trí việc làm cho nơng dân bị thu hồi đất vào làm việc trong các doanh nghiệp này. Xây dựng cơ chế ràng buộc và nâng cao trách nhiệm của các doanh nghiệp sử dụng đất thu hồi của người nông dân trong việc giải quyết việc làm cho người lao động

bị thu hồi đất.

- Tuyên truyền, vận động, giúp đỡ người nông dân khi bị mất đất chủ động tìm kiếm và lựa chọn nghề nghiệp và việc làm mới phù hợp với bản thân thông qua các chính sách trợ giúp của Nhà nước và các doanh nghiệp, đồng thời bản thân người nơng dân cũng có cơ hội tìm việc làm và duy trì các cơng việc ở các dự án sử dụng đất nông nghiệp thu hồi hoặc tìm được các cơng việc khác do sự phát triển kinh tế - xã hội tạo ra. Những nội dung trên được thể hiện cụ thể trong xác định trách nhiệm của từng chủ thể có liên quan đến thu hồi đất rong giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất, bao gồm các chủ thể: người sử dụng lao động, người lao động và vai trò của Nhà nước.

+ Về phía người sử dụng lao động đó là tồn bộ các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước, với vai trò là tạo ra chỗ làm mới và ổn định việc làm cho nông dân đã được vào làm việc trong doanh nghiệp. Để tạo được chỗ làm việc, người sử dụng lao động cần phải có những cơ sở: vốn, cơng nghệ, kiến thức và kinh nghiệm tổ chức quản lý cũng như phải tìm được thị trường (cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra). Trong đó, để tạo được việc làm thì người sử dụng lao động cịn phải đến thị trường lao động để thuê lao động. Chỉ khi nào người sử dụng lao động tìm được sức lao động phù hợp với nhu cầu của mình cả về chất lượng và số lượng thì khi đó việc làm mới được hình thành. Do q trình thu hồi đất, người nơng dân không được sống ở những nơi đã quen thuộc của họ, với những nghề nghiệp có truyền thống lâu đời. Do đó, doanh nghiệp cũng có phần trách nhiệm trong việc sử dụng lao động tại địa phương để GQVL cho người dân có đất bị thu hồi và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động này. Các doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận, do đó họ hồn tồn cần tuyển những lao động phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, khi người lao động bị thu hồi đất, nhất là nơng dân, việc địi hỏi họ ngay lập tức phải đáp ứng được nhu cầu kỹ thuật rong doanh nghiệp cũng là

vấn đề khó khăn. Vì thế, việc có các quy định trách nhiệm này như thế nào cũng là vấn đề cần phải được thực hiện và đối với người sử dụng lao động cần khuyến khích các yêu cầu: hỗ trợ đào tạo nghề và chuyển đổi nghề nghiệp; hoạt động trong các ngành, nghề thu hút được nhiều lao động; thu hút và GQVL cho lao động tại chỗ.

+ Về phía người lao động: người lao động muốn có việc làm phải có sức khoẻ, có trình độ cũng như những kỹ năng cần thiết đáp ứng được yêu cầu của cơng việc. Chính vì vậy, người lao động muốn có việc làm thì họ phải khơng ngừng hồn thiện bản thân trên các mặt như: có sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu của cơng việc, hồn thiện về kiến thức về kỹ năng chun mơn. Điều 49 này cho thấy để có được việc làm và duy trì việc làm thì người lao động phải chủ động nắm bắt những có hội về việc làm. Để GQVL sau thu hồi đất, người lao động phải đứng trước những thách thức sau:

Thứ nhất, yêu cầu nâng cao trình độ và đào tạo nghề cho người lao động. Việc mở rộng các đô thị, xây dựng các khu công nghiệp là cơ hội rất tốt cho việc thu hút và GQVL cho người lao động. Cũng theo tính tốn của các chun gia của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thì 1 ha đất khi chuyển sang làm cơng nghiệp, dịch vụ có thể tạo việc làm cho từ 50 - 10 lao động. Tuy nhiên, lao động công nghiệp và dịch vụ là lao động địi hỏi phải có tay nghề, có chun mơn và nghiệp vụ, nói cách khác là phải được đào tạo bài bản. Điều đáng nói là lao động nông thôn của nước ta gần như chưa hề được đào tạo gì. Bên cạnh đó, ngun nhân của tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm của nơng dân bị thu hồi đất một phần là do sự phát riển của các ngành công nghiệp và thương mại - dịch vụ chưa đáp ứng đủ nhu cầu GQVL cho người lao động, mặt khác do chính bản thân người lao động, vốn xuất phát từ nơng dân, có nhiều hạn chế về năng lực và trình độ văn hố cũng như trình độ chun mơn nghề nghiệp, chưa thích ứng được với cơng việc mới, không đáp

ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Khơng ít người sau một thời gian được nhận vào làm việc tại các nhà máy, các khu công nghiệp do không đáp ứng được yêu cầu công việc nên buộc phải thơi việc và lại rơi vào tình trạng khơng có việc làm. Điều này gây khó khăn cho cuộc sống của chính bản thân người lao động, đồng thời cũng gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thu hút lao động và ổn định sản xuất. Vì vậy, đó cũng là nguyên nhân quan trọng làm cho các khu cơng nghiệp thu hút được rất ít lao động nông thôn và đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đào tạo nghề và nâng cao trình độ cho người lao động.

Hai là, phải chủ động kết hợp với chính quyền địa phương trong việc chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp của người lao động. Do quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng cơng nghiệp và dịch vụ, chính vì vậy nó cũng làm cho tỷ trọng về cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế cũng biến đổi theo hướng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng cịn lao động trong ngành nơng nghiệp giảm. Do vậy, người lao động phải chủ động quan sát nhu cầu của thị trường lao động về những nghề nghiệp mà thị trường đang có nhu cầu và tham gia vào q trình đào nghề nghề nghiệp đó.

+ Về phía Nhà nước: Nhà nước có vai trị quan trọng trong tạo việc làm. Vai trò của nhà nước được thể hiện trong việc tạo môi trường thuận lợi cho việc làm hình thành và phát triển, tạo mơi trường thuận lợi cho người lao động cũng như người sử dụng lao động phát huy được khả năng của họ, đưa ra những chính sách liên quan tới người lao động, người sử dụng lao động. Trong đó đối với người lao động, nhà nước tạo điều kiện cho họ được tiếp cận với hệ thống giáo dục, đào tạo nghề, trung tâm dịch vụ việc làm . Và đặc biệt là tạo cơ sở pháp lý để phát triển thị trường lao động. Còn đối với người sử dụng lao động, Nhà nước có sự hỗ trợ về mặt pháp lý để họ được tự do, bình

đẳng trong kinh doanh, hỗ trợ về vốn, thông tin đào tạo nâng cao kiến thức quản lý của các doanh nghiệp. GQVL cho nông dân sau thu hồi đất vừa là yêu cầu, vừa là nhiệm vụ cấp bách của tồn xã hội từ đó sẽ tạo ra được các hiệu quả lớn về mặt kinh tế - chính trị - xã hội. Để bảo đảm lợi ích chính đáng cho người nơng dân sau thu hồi đất thì Nhà nước cần phải hướng vào thực hiện các chính sách và các biện pháp chủ yếu sau:

Thứ nhất, Nhà nước thiết lập các chương trình, kế hoạch chuyển đổi nghề và GQVL có sự tham gia của các hộ nơng dân vùng bị thu hồi đất: xác định tổng số đất bị thu hồi, xác định tổng số hộ và lao động các độ tuổi bị ảnh hưởng, xác định nhu cầu lao động phải GQVL (số lao động phải đào tạo và đào tạo lại, ngành nghề cần đào tạo). Tiếp đó, Nhà nước tiến hành xác định mức hỗ trợ đào tạo nghề và tìm việc làm mới cho người dân ở mức tối đa nhất; công bố tiêu chuẩn và phối hợp lập kế hoạch thu hút lao động của các dự án đầu tư ở địa phương (cam kết giữa chính quyền địa phương với các chủ dự án đầu tư) với phương châm ưu tiên cho những nông dân bị mất đất và đứng ra GQVL cho họ nếu đủ điều kiện.

Thứ hai, Nhà nước tổ chức thực hiện kế hoạch GQVL cho nông dân khi thu hồi đất: tổ chức đào tạo nghề, tổ chức thực hiện việc hỗ trợ GQVL cho nông dân khi thu hồi đất, giám sát thực hiện cam kết giữa chính quyền địa phương với các chủ dự án đầu tư về thu hút lao động của các dự án đầu tư ở địa phương, tạo cơ sở pháp lý để người sử dụng lao động và người lao động có thể hoạt động hiệu quả hơn. Nhà nước hỗ trợ về vật chất khi người nông dân bị thu hồi đất, thành lập các quỹ GQVL cho người dân nhằm: nâng cao trình độ, đào tạo nhân lực. Ngồi ra, Nhà nước cịn tạo mặt bằng thuận lợi để hỗ trợ cho các hộ tham gia mở các dịch vụ cho khu công nghiệp, khu đô thị mới; đồng thời Nhà nước khai thác và phát triển hệ thống thị trường lao động trong và ngoài địa phương kể cả xuất khẩu lao động ra nước ngồi để góp

phần tăng cầu lao động.

Ngồi ra, các tổ chức chính trị xã hội cũng có vai trị quan trọng trong việc GQVL cho nông dân sau thu hồi đất: tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai đến với nông dân; làm cho nông dân nhận thức đúng về việc thu hồi đất nơng nghiệp trong phục vụ lợi ích phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, các tổ chức như Hội phụ nữ, Hội nơng dân cũng góp phần tích cực trong việc hướng dẫn chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm mới, tăng thu nhập cho nông dân.

- Xác định công tác kiểm tra, giám sát là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, việc tổ chức kiểm tra định kỳ thường xuyên và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra phải được chú trọng, coi đây là một trong những điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho nơng dân.

* Tiêu chí đánh giá kết quả giải quyết việc làm cho nông dân khi thu hồi đất

Để đánh giá kết quả GQVL cho nông dân khi thu hồi đất cần phải dựa trên các tiêu chí sau đây:

- Thứ nhất, tỷ trọng số người lao động nơng thơn khi thu hồi đất tìm được việc làm và được làm việc trong các khu công nghiệp và khu đô thị mới trong tổng số lao động nông thôn bị thu hồi đất. Con số này sẽ phản ánh hiệu quả của các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của doanh nghiệp và khả năng thích nghi của chính bản thân người lao động.

- Thứ hai, tỷ trọng số lao động nông thôn được hỗ trợ, đào tạo lại nghề, chuyển đổi nghề nghiệp và tỷ trọng những người được đào tạo phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động trong tổng số lao động nông thôn bị thu hồi đất.

- Thứ ba, tỷ trọng những người lao động nông thôn khi thu hồi đất không kiếm được việc làm ổn định, đời sống bấp bênh, gặp nhiều khó khăn

trong tổng số lao động nông thôn bị thu hồi đất. Con số này phản ánh kết quả của công tác GQVL cho nông dân, nếu tỷ trọng những người lao động nông thôn khi thu hồi đất không kiếm được việc làm ổn định, đời sống bấp bênh, gặp nhiều khó khăn càng lớn thì chứng tỏ các giải pháp của Nhà nước, địa phương và doanh nghiệp là chưa hiệu quả và không gắn với thực tế của địa phương đó.

- Thứ tư, tỷ trọng số người lao động nông thôn sau khi thu hồi đất được nhà nước hỗ trợ xuất khẩu lao động để giải quyết việc làm trong tổng số lao động nông thôn bị thu hồi đất.

- Thứ năm, mức độ phối hợp giữa chính quyền địa phương với chủ đầu tư các dự án trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nghề cho người nông dân bị thu hồi đất để có thể thu hút họ vào làm việc trong các dự án đầu tư.

- Thứ sáu, việc thực hiện các chính sách của Trung ương và địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB giải quyết việc làm cho người lao động bị thu hồi đất trên địa bàn huyện mỹ hào tỉnh hưng yên (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w