Đặc điểm của hiện đại hóa làng nghề :

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiện đại hóa làng nghề huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 25 - 27)

1.2. Cơ sở lý luận về làng nghềvà hiện đại hóa làng nghề

1.2.2. Đặc điểm của hiện đại hóa làng nghề :

+ Hiện đại hóa làng nghề gắn với các phương thức sản xuất truyền thống, gắn với các nghệ nhân của các làng nghề

Các phƣơng thức sản xuất truyền thống thƣờng mang tính gia truyền và bí quyết dịng họ. Khi tiến hành hiện đại hóa trong các làng nghề vẫn chú trọng đến việc cơng nghệ truyền thống. Quy trình sản xuất khơng thể thay thế hoàn toàn bằng cơng nghệ hiện đại mà chỉ có thể thay thế ở một khâu, một cơng đoạn nhất định.Vì đây là một trong những yếu tố tạo nên tính truyền thống của sản phẩm.

Đồng thời, sự lớn mạnh của các làng nghề không thể không nhắc tới những đóng góp của những nghệ nhân, họ là những từ điển sống để truyền đạt lại cho thế hệ kế cận những kinh nghiệm rút ra qua thực tế sản xuất. Những kinh nghiệm này khơng phải tự nhiên mà có mà đƣợc lựa chọn một cách tinh tế, đƣợc tích lũy qua thời gian.

Vì vậy, bảo tồn và phát triển nghề của các làng nghề trên cơ sở bảo tồn và phát huy các phƣơng thức sản xuất truyền thống đó là nền tảng cơ bản bƣớc vào công cuộc CNH – HĐH tại các làng nghề.

+ Hiện đại hóa làng nghề gắn với các quan hệ làng xã trong quá trình vận hành của làng nghề

Làng nghề thủ cơng với các bí quyết nghề nghiệp riêng là sản phẩm độc đáo của nền văn hóa Việt Nam – một dân tộc đã có bề dày lịch sử hàng ngàn năm văn hiến lấy cộng đồng làm đơn vị tổ chức xã hội cơ bản. Các làng nghề truyền thống đã tạo ra rất nhiều sản phẩm không chỉ đơn thuần là trao đổi thƣơng mại mà cịn có mặt giá trị về văn hóa và lịch sử. Đội ngũ nghệ nhân, hệ thống bí quyết và quy trình cơng nghệ tạo ra các sản phẩm đƣợc lƣu truyền qua các thời đại. Quan hệ làng xã đƣợc gắn kết tạo lập niềm tin giữa các thành viên trong cùng làng xã. Hiện đại hóa làng nghề cịn đặt ra yêu cầu bảo lƣu và giải quyết hài hòa mối quan hệ để tiếp tục phát triển làng nghề theo hƣớng hiện đại hóa.

+ Hiện đại hóa làng nghề nhưng vẫn giữ gìn sự kết tinh của các giá trị văn hóa truyền thống, tinh hoa của các làng nghề

Làng nghề truyền thống khơng chỉ là một đơn vị kinh tế, mà cịn là nơi diễn ra các hoạt động sống của cƣ dân đã quần tụ và gắn bó từ mấy trăm năm nay, thậm chí hàng nghìn năm. Do đó, làng nghề truyền thống chính là nơi lƣu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Những giá trị văn hóa này trƣớc hết thể hiện ở ngay chính những sản phẩm của làng nghề, kết tinh những nguyên liệu truyền thống, những tri thức dân gian của cha ông để tạo ra sản phẩm, những giá trị văn hóa dân tộc và địa phƣơng mà các sản phẩm đó thể hiện. Hơn thế nữa, khơng gian của làng nghề, đó chính là cảnh quan tự nhiên với những di tích văn hóa, lịch sử, những đền thờ, miếu thờ, nhà thờ tổ nghề, những giếng nƣớc, gốc đa, cổng làng… đều là sự thể hiện các giá trị văn hóa truyền thống của địa phƣơng, dân tộc. Mỗi làng nghề trong quá trình sống và sản xuất lâu dài của mình đều hình thành nên những phong tục tập quán, những sinh hoạt văn hóa nhƣ lễ hội, trị chơi dân gian… đặc trƣng của địa phƣơng cũng nhƣ của nghề. Bằng việc bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền

thống, nhất là khi làng nghề phục vụ du lịch, tất cả các giá trị văn hóa đặc trƣng của địa phƣơng, dân tộc đã đƣợc xây dựng và lƣu giữ hàng trăm năm, nghìn năm nay sẽ vẫn đƣợc tiếp nối trong mạch ngầm của cuộc sống hôm nay, đƣợc quảng bá, giới thiệu tới bạn bè quốc tế.

Với những ý nghĩa kinh tế, văn hóa và xã hội to lớn mà các làng nghề truyền thống mang lại nhƣ đã phân tích ở trên, rõ ràng bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống theo hƣớng hiện đại hóa là một hƣớng đi cần phải quan tâm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB hiện đại hóa làng nghề huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w