Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ do nhà xuất bản Đà Nẵng phát hành năm 1999 - "chất lượng" là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một người, một sự vật, sự việc.
Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng nhất trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, việc phấn đấu nâng cao chất lượng bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ một hoạt động nào. Mặc dù có tầm quan trọng như vậy, nhưng chất lượng vẫn là một khái niệm khó định nghĩa, khó xác định, khó đo lường và cách hiểu của người này cũng khác với cách hiểu của người khác.
Tại nhiều diễn đàn khác nhau, cuộc tranh luận xung quanh vấn đề chất lượng luôn trở thành "tiêu điểm" mỗi khi vấn đề này được đặt ra trong nội dung hội thảo. Ngun nhân của tình trạng ấy chính là từ những góc độ khác nhau của người nghiên cứu mà cách hiểu còn chưa thống nhất về bản chất của vấn đề.
Vỡ thế, chất lượng là khái niệm được sử dụng rộng rói trong đời sống hàng ngày, nhưng cần phải được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Bởi theo triết học, chất lượng là tính quy định bản chất của sự vật, từ đó có thể phân biệt sự vật này với sự vật khác, qua đó có thể xem xét trong mối quan hệ biện chứng với số lượng, sự tác động biện chứng này tạo cho sự vật tồn tại, phỏt triển khụng ngừng. Cũn đối với nghĩa của kinh tế, chất lượng lại là tập hợp những tính chất của sản phẩm thể hiện mức độ thoả món những yêu cầu định trước cho nó, trong điều kiện xác định về kỹ thuật, kinh tế, xó hội...
Qua khái niệm của triết học và của kinh tế, có thể thấy rằng dù ở mỗi lĩnh vực khác nhau, phương pháp đánh giá khác nhau về chất lượng, nhưng đều có điểm chung là: chất lượng của đối tượng đánh giá là tổng hợp các yếu tố liên quan đến đối tượng đó, làm nên tác dụng, giá trị của đối tượng.
Thứ nhất, đó là tổng hợp những phẩm chất, tính chất (thuộc tính tạo nên cái giá
trị của một con người, một sự vật, hiện tượng).
Thứ hai, những phẩm chất đó đáp ứng đến đâu những yêu cầu đặt ra.
Nói cách khác, chất lượng là sự phù hợp với các tiêu chuẩn (thông số kỹ thuật) được quy định trước đó.
Do đó, chất lượng ĐNĐV không thể chỉ tập trung nghiên cứu ở tổng số giản đơn chất lượng của từng đảng viên mà cần phải nghiên cứu ở sự tổng hợp của nhiều yếu tố liên quan đến ĐNĐV, làm nên sức mạnh để ĐNĐV hồn thành được vai trị, trách nhiệm của mình. Vì vậy, chất lượng ĐNĐV không thể quan niệm chỉ là sự cộng lại chất lượng các đảng viên, cũng không thể quan miệm cứ có số lượng đụng thỡ ĐNĐV sẽ mạnh. Chất lượng ĐNĐV cũn phự thuộc vào cách thức xây dựng, sắp xếp, sử dụng sao cho phát huy cao nhất khả năng của từng người và của cả tập thể, tức là phải có một cơ cấu ĐNĐV hợp lý.
Từ những phân tích trên ta có thể hiểu: Chất lượng ĐNĐV là sự thống nhất giữa
phẩm chất và năng lực của từng thành viên với số lượng và cơ cấu các thành viên trong tổ chức đảng nhằm phỏt huy cao nhất kết quả lónh đạo hồn thành các nhiệm vụ theo phạm vi, chức năng và quyền hạn quy định cho từng cấp.
Do đó, khi xem xét, đánh giá chất lượng ĐNĐV cần phải xem xét đồng bộ, hợp lý cả ba mặt gồm: chất lượng đảng viên, số lượng ĐNĐV và cơ cấu ĐNĐV.