và đảng viên
Trong những năm gần đây, Ban Tổ chức Trung ương liên tục hoàn thiện hướng dẫn về đánh giá chất lượng TCCSĐ theo hướng gọn, kết cấu rõ ràng, với tinh thần đổi mới nội dung, phương pháp, gần đây nhất là Hướng dẫn 20-HD/BTCTW ngày 10/10/2008. Một trong những vấn đề cần quan tâm để giúp công tác đánh giá đúng chất lượng TCCSĐ là phải có phương pháp đánh giá khoa học, hiệu quả. Đánh giá chất lượng TCCSĐ phải căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, sự vững mạnh của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên và thông báo để cán bộ, đảng viên, nhân dân biết, tham gia ý kiến, đồng thời kết hợp với phương pháp chấm điểm.
Từ thực tế trong công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ, bên cạnh việc kết hợp với các phương pháp khác, phương pháp đánh giá bằng cách chấm điểm căn cứ vào sự phân tích kết quả thực hiện các nhiệm vụ của từng loại hình TCCSĐ, phương pháp này được Trung ương hướng dẫn các tổ chức đảng áp dụng và đến nay vẫn đang là phương pháp đánh giá phù hợp. Thực hiện sự chỉ đạo, hướng dẫn của Thành uỷ Hà Nội, các TCCSĐ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ thành phố Hà Nội cũng đang nghiêm túc thực hiện theo
phương pháp này. Nhưng để đạt được mục đích cuối cùng là phải gắn việc đánh giá chất lượng TCCSĐ, đảng viên với xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh và giải quyết cơ sở đảng yếu kém, giáo dục, giúp đỡ đảng viên có mặt cịn hạn chế, đảng viên vi phạm tư cách
sửa chữa khuyết điểm phấn đấu vươn lên thì cần thiết phải tiếp tục đúc rút kinh nghiệm từ thực tế, nghiên cứu hoàn thiện phương pháp đánh giá khoa học hơn.
Thời gian tới, để bảo đảm thực hiện hiệu quả việc đánh giá chất lượng TCCSĐ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ thành phố Hà Nội, trong phương pháp đánh giá TCCSĐ cần thực hiện đúng Hướng dẫn số 20-HD/BTCTW ngày 10/10/2008 của Ban Tổ chức Trung ương là đánh giá chất lượng TCCSĐ phải căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị, sự vững mạnh của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở, chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhưng trong quá trình chỉ đạo, thực hiện, các quận ủy, huyện ủy, thị ủy cần lưu ý một số vấn đề sau:
Một là, hướng dẫn các TCCSĐ hằng năm nghiêm túc đăng ký phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị với cấp uỷ cấp trên, trong đó có nội dung cam kết khơng có cán bộ,
đảng viên tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Cuối năm, cấp uỷ cấp trên căn cứ vào nội dung đăng ký để đánh giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên. Cấp uỷ cấp trên trực tiếp của TCCSĐ phải kiểm tra, thẩm định chặt chẽ và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên.
Hai là, bám sát quy định của Điều lệ Đảng, hướng dẫn của Trung ương và cấp uỷ
cấp trên gắn với thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, quy định những điều đảng viên không được làm của Bộ Chính trị, từ đó thể chế thành các quy định cụ thể tại các chi, đảng bộ,
xây dựng và thực hiện nghiêm quy trình đánh giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên; các cơ
quan tham mưu cần phối hợp chặt chẽ trong việc hướng dẫn cơ sở. Phải trên cơ sở thực hiện tự phê bình và phê bình ở chi bộ gắn với lấy ý kiến các tổ chức trong hệ thống chính trị và đại diện quần chúng ở cơ sở góp ý, nhận xét tổ chức đảng và đảng viên. Đánh giá, khen thưởng những tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh tiêu biểu và đảng viên xuất sắc phải đúng thực chất và có tỷ lệ hợp lý nhằm khuyến khích thi đua giữa các tổ chức đảng và đảng viên, tránh tình trạng khen thưởng tràn lan, hình thức, khơng tạo được động lực để các chi, đảng bộ và đảng viên phấn đấu.
Ba là, tiếp tục kiện toàn chi bộ, giữ vững nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
Kiện toàn chi bộ là kiện toàn về tổ chức, xác định rõ nhiệm vụ chính trị. Thực hiện hướng dẫn của Trung ương, chi bộ được thành lập theo địa bàn làng, thơn, xóm, tổ dân cư và gần đây là thành lập chi bộ cơ quan xã, phường, thị trấn. Căn cứ vào số lượng đảng viên để tổ chức cho phù hợp. Không nên để chi bộ quá đông đảng viên (hiện tại nhiều chi bộ các tổ dân phố ở phường, chi bộ thơn có nơi đã q 30 đảng viên). Trường hợp quá đông (trên 30 đảng viên) đảng ủy xã, phường, thị trấn báo cáo xin chỉ đạo của quận, huyện ủy để cơ cấu tổ chức chi bộ cho hợp lý.
Giữ vững nền nếp sinh hoạt chi bộ là vấn đề có tính ngun tắc trong sinh hoạt Đảng (Điều lệ Đảng quy định: chi ủy, chi bộ sinh hoạt 1 tháng 1 lần). Sinh hoạt có ba hình thức: sinh hoạt lãnh đạo, sinh hoạt học tập và sinh hoạt tự phê bình; các chế độ sinh hoạt đó được quy định thành chế độ cụ thể: chế độ đại hội, chế độ hội nghị, chế độ học tập, chế độ kiểm tra và chế độ tự phê bình, phê bình. Giữ vững nền nếp sinh hoạt là thực hiện đầy đủ các chế độ sinh hoạt; nếu xem nhẹ các chế độ đó có nghĩa là nền nếp sinh hoạt của chi bộ bị buông lỏng. Trong thực tiễn xây dựng chi bộ đảng trên địa bàn Hà Nội cho thấy, khơng ít nơi lỏng lẻo trong chế độ sinh hoạt, nhiều cấp ủy duy trì khơng đều, khơng
nghiêm túc nền nếp sinh hoạt đảng. Qua tổng kết về công tác xây dựng TCCSĐ cho thấy ở những địa phương như vậy thì năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các chi bộ sẽ không cao, chi bộ khơng hồn thành hoặc hồn thành nhiệm vụ ở mức độ thấp.
Bên cạnh việc giữ vững nền nếp sinh hoạt chi bộ thì vấn đề nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ thực sự phải được coi trọng. Trong sinh hoạt đảng phải thể hiện đầy đủ tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu. Cần chú ý khắc phục biểu hiện “hành chính hóa” cơng tác sinh hoạt, làm cho lãnh đạo khơng có chiều sâu; chi bộ nắm khơng sâu, khơng chắc tình hình ở địa phương.
Để việc đánh giá chất lượng TCCSĐ cuối năm được sát thực, dễ theo dõi, kiểm tra, ngoài việc thực hiện phương pháp đánh giá như Hướng dẫn 20-HD/BTCTW, nếu có điều kiện và được sự thống nhất trong chi uỷ thì các chi bộ nên tự đánh giá chất
lượng hằng tháng. Hiện nay, theo Hướng dẫn số 57-HD/BTCTW ngày 16/3/2006 của
Ban Tổ chức Trung ương về một số vấn đề nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi
bộ có định hướng nội dung chủ yếu trong các buổi sinh hoạt chi bộ định kỳ: thơng báo tình hình thời sự, những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước và sự chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên; đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của chi bộ tháng trước; đề ra nhiệm vụ của chi bộ tháng tới; chi bộ thảo luận, thông qua kết luận hoặc nghị quyết; một số vấn đề khác như tùy theo tình hình nhiệm vụ của chi bộ có thể tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề, kiện toàn chi uỷ…
Các đảng bộ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ thành phố Hà Nội cơ bản được hướng dẫn, chỉ đạo các chi bộ trực thuộc thực hiện theo các nội dung định hướng trên. Nhưng để có cơ sở đánh giá chất lượng TCCSĐ xã, phường, thị trấn ở Đảng bộ Hà Nội đúng thực chất hơn, dễ dàng hơn, cuối năm đỡ mất nhiều thời gian khi các chi bộ trực
thuộc được cấp uỷ cấp trên chỉ đạo, hướng dẫn đánh giá chất lượng tổ chức đảng sau mỗi buổi sinh hoạt hằng tháng, có như vậy sẽ giúp cho việc đánh giá chất lượng chi bộ
cũng như các TCCSĐ cuối năm được sát thực hơn và các chi bộ có điều kiện kịp thời chấn chỉnh những phát sinh trong tháng, đề ra biện pháp giải quyết. Có thể coi đây là một nội dung cần thực hiện cuối mỗi buổi sinh hoạt của các chi bộ. Cuối năm căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng hằng tháng của chi bộ, chi bộ tự xem xét đánh giá, tự xếp loại, báo cáo cấp uỷ cấp trên xét, cơng nhận. Có làm được nội dung này sẽ tránh được trường hợp chỉ vì có hai hay ba tháng cuối năm chi bộ có vấn đề nổi cộm khơng lớn mà chi bộ phải nhận xếp loại yếu kém hay ngược lại. Vì việc xem xét chi bộ trong sạch, vững mạnh hay yếu kém cần phải xem xét nhiều mặt, cả quá trình trong năm, sự tiến bộ hằng tháng phù hợp với điều kiện hoàn cảnh… và tránh tư tưởng chủ quan của những người đánh giá. Nếu các chi bộ trực thuộc đánh giá đúng thì việc xem xét, đánh giá chất lượng TCCSĐ cũng thực chất hơn, cơ quan thẩm định kết quả đánh giá cũng có cơ sở, khơng mất nhiều thời gian.
Tuy khơng thành chủ trương nhưng thực tế đã có nhiều TCCSĐ thực hiện theo phương pháp này và có hiệu quả như ở một số TCCSĐ ở tỉnh Phú Thọ và ở một số TCCSĐ ở các đảng bộ khác. Qua sơ kết ba năm thực hiện ở một đảng bộ cho thấy, việc duy trì nền nếp đánh giá, phân loại tổ chức đảng hằng tháng đã tạo chuyển biến rõ nét trong nhận thức của cấp uỷ, đảng viên. Việc xây dựng chương trình, kế hoạch cơng tác
hằng tháng của các chi, đảng bộ được tiến hành chặt chẽ, cụ thể, xây dựng các chỉ tiêu, giải pháp lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Các buổi sinh hoạt đảng của các chi bộ có nội dung phong phú hơn, đảng viên đóng góp được nhiều ý kiến trong xây dựng, thực hiện nhiệm vụ chính trị và cơng tác xây dựng đảng, đã giúp cấp uỷ đảng chỉ đạo và chấn chỉnh kịp thời những hạn chế trong các mặt cơng tác của đảng bộ, đồng thời có tác dụng tích cực, tạo khí thế thi đua giữa các tổ chức đảng, khuyến khích, động viên các tập thể, cán bộ, đảng viên thi đua lập thành tích xuất sắc trên các mặt cơng tác. Bên cạnh đó, việc phân loại tổ chức đảng, đảng viên hằng tháng giúp cho công tác đánh giá, xếp loại các chi bộ hằng năm đảm bảo chính xác, khách quan, đánh giá đúng vai trò lãnh đạo các mặt công tác và nhiệm vụ xây dựng đảng của các chi bộ cũng như của các TCCSĐ.