Phân loại các dự án đầu tư theo nước đầu tư

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 52 - 56)

Nguồn: Báo cáo năm 2008 về đầu tư trực tiếp nước ngồi của UBND tỉnh T.T.Huế.

Trong đó, vốn đầu tư chủ yếu của các đối tác Singapore chiếm 52,95%, Hàn Quốc chiếm 22,43%, Hồng Kông chiếm 13,52%, hoa kỳ chiếm 4,48%, Úc chiếm 2,08% và Đan Mạch chiếm 2,01% tổng vốn đăng ký; ngồi ra cịn có sự góp mặt của đối tác Nhật Bản, Pháp, Canada, Italia, Hà Lan,...

2.2.2. Một số hạn chế và nguyên nhân trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

2.2.2.1. Hạn chế

Qua phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế trong thời gian qua, một số hạn chế đã bộc lộ.

- Số dự án FDI vào tỉnh vẫn cịn ít so với tiềm năng và thế mạnh cũng như nhu cầu phát triển của tỉnh.

- Qui mô dự án không lớn, tỷ lệ giải ngân vốn thấp.

- Chỉ tập trung ở trung tâm thành phố và khu kinh tế Chân Mây - Lăng cô, các khu công nghiệp.

- Phần lớn dự án FDI tập trung vào lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ - du lịch, trong khi khu vực nông - lâm - ngư nghiệp của Thừa Thiên - Huế có nhiều tiềm năng phát triển vẫn chưa được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm khai thác.

- Đối tác nước ngoài đầu tư vào tỉnh vẫn chưa nhiều.

2.2.2.2. Nguyên nhân

Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

a. Nguyên nhân khách quan

- Môi trường vĩ mô cho đầu tư chưa thật sự thuận lợi, hàng loạt vấn đề có liên quan đến chính sách tiền tệ, cân đối ngoại tệ, xuất nhập khẩu, hải quan chưa được các bộ, ban ngành có thẩm quyền quan tâm hỗ trợ tháo gỡ kịp thời.

- Một số điểm chưa được thống nhất giữa Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp (cụ thể như trường hợp nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đến Việt Nam qui

định tại khoản 2 điều 6 Nghị định 108/2006/NĐ-CP và mục b, khoản 3 điều 9

Nghị định 139/2007/NĐ-CP ) chưa có thơng tư hướng dẫn cụ thể, đã khiến cho

cán bộ quản lí đầu tư nước ngồi của tỉnh lúng túng trong việc thực hiện Luật đầu tư, các quy định liên quan đến thu hút đầu tư còn nhiều bất cập [52].

- Thống kê là cơng cụ chủ yếu quản lí nhà nước về FDI nhưng văn bản qui định thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ chưa thực sự đủ mạnh để các doanh nghiệp FDI triển khai thực hiện.

- Một số điều kiện tự nhiên của tỉnh Thừa Thiên - Huế khơng thuận lợi (địa hình, mùa mưa kéo dài) đã làm giảm tính hấp dẫn của mơi trường đầu tư, cản trở luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh.

- Mức sống của người dân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế còn thấp, sức mua của thị trường chưa lớn, điều này khiến các nhà đầu tư nước ngoài e ngại về đầu ra của sản phẩm khi bỏ vốn đầu tư, làm giảm tốc độ chu chuyển của vốn, ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư.

b. Nguyên nhân chủ quan

- Năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí đầu tư nước ngồi của tỉnh mặc dù ngày càng được nâng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển, song vẫn còn một số hạn chế nhất định trong chun mơn và năng lực quản lí.

- Công tác quảng bá trong xúc tiến kêu gọi đầu tư của tỉnh vẫn chưa mạnh, phối hợp trong xúc tiến kêu gọi đầu tư chưa đồng bộ giữa các ban ngành có chức năng. Hiện Thừa Thiên - Huế đang xếp thứ 24/64 trong bảng xếp hạng PCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) năm 2008 về tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh [34, tr.111].

- Qui hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, chậm triển khai, giải ngân vốn chậm, gây ra nhiều hiệu ứng tiêu cực, làm giảm tính năng động và hấp dẫn của nền kinh tế. Cơ sở hạ tầng kém chất lượng đã cản trở khả năng tiếp cận thị trường, giao thương buôn bán, hạn chế cạnh tranh và tăng chi phí giao dịch đối với các nhà đầu tư. Trong bảng xếp hạng PCI năm 2008, chỉ số cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn (gồm khu/cụm công nghiệp, điện/viễn thông và đường giao thông)

của Thừa Thiên - Huế chỉ xếp thứ 31 trong 64 tỉnh thành, nếu tính cả hệ thống cầu cảng và sân bay thì vị trí này của Thừa Thiên - Huế là 13 [34, tr.60].

- Bên cạnh đó, một nguyên nhân chủ quan nữa khiến việc thu hút đầu tư nước ngồi cịn hạn chế và tỷ lệ giải ngân vốn thấp là do chi phí gia nhập thị trường của tỉnh thiếu tính hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Chỉ số chi phí gia nhập thị trường là một trong nhóm mười chỉ số cấu thành chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam, Thừa Thiên - Huế có chỉ số này rất thấp xếp thứ 60 trong cả nước [34, tr.84] (chỉ số này gồm có 8 chỉ tiêu cơ bản: thời gian đăng ký kinh doanh; thời gian đăng ký kinh doanh lại; các loại giấy phép; phần trăm các doanh nghiệp gặp khó khăn mới có đủ các loại giấy phép cần thiết; phần trăm số doanh nghiệp mất hơn một tháng để nhận được tất cả các giấy đăng ký; giấy phép và quyết định chấp thuận để chính thức hoạt động; phần trăm số doanh nghiệp mất hơn ba tháng để chính thức hoạt động; thời gian chờ đợi thực sự để có đất cho sản xuất kinh doanh). Đây là một yếu tố không tốt ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư của tỉnh, một trong những nguyên nhân làm cản trở và hạn chế sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài đồng thời cũng hạn chế sự phát huy tác động của các dự án.

2.3. ĐÁNH GIÁ VỀ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TỪ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐẾN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH THỪA THIÊN - HUẾ

2.3.1. Những tác động tích cực

2.3.1.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ là một trong những mục tiêu kinh tế quan trọng hàng đầu của tỉnh. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua đã có tác động rất tích cực đến tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Năm 2008 FDI đã đóng góp gần 3 ngàn tỷ VND vào tổng giá trị sản xuất và 1,5 ngàn tỷ VND vào tổng sản phẩm của tỉnh, tăng gần gấp ba lần so với năm 2004 (bảng 2.9, Bảng 2.10). Mặc dù không nhiều so với các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngồi nhà nước, song nó có ý nghĩa nhất định nhằm thúc đẩy kinh tế của tỉnh ngày càng phát triển.

2004 2005 2006 2007 2008 * Tổng số 11.160.215 13.416.826 16.110.569 20.016.034 25.562. 980 Kinh tế nhà nước 4.373.103 5.150.611 6.026.057 7.281.727 8.079.8 72 Kinh tế ngoài nhà nước 5.619.005 6.883.885 8.519.638 10.770.213 14.553. 631 Khu vực có vốn

đầu tư nước ngồi

1.168.107 1.382.330 1.564.874 1.964.094 2.929.4 78 2004 2005 2006 2007 2008* Tổng số 5.854.374 7.131.194 8.518.803 10.260.96 5 13.422.521 Kinh tế nhà nước 2.122.725 2.524.371 3.040.352 3.616.289 4.242.551 Kinh tế ngoài nhà nước 3.199.136 3.980.010 4.738.739 5.723.695 7.641.770 Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

532.513 626.813 739.712 920.981 1.538.200

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)