Căn cứ địa Việt Bắc trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và An toàn khu (ATK) trong căn cứ địa Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946- 1954) là những chủ trương rất sáng tạo có tầm quan trọng chiến lược của Đảng và Hồ Chí Minh. Chúng ta tiến hành cách mạng và kháng chiến trong những điều kiện hết sức khó khăn, đặc biệt là tương quan lực lượng so le không khác nào châu chấu đấu voi. Vì vậy, cần phải có căn cứ địa cách mạng để lúc thuận lợi có thể tiến cơng, khi khó khăn có thể giữ, bảo tồn lực lượng.
Trong những bài giảng cho những cán bộ cách mạng cốt cán trong những ngày đầu về nước, Hồ Chí Minh đã rất chú trọng đến vấn đề căn cứ địa cách mạng. Liên hệ với cách mạng Liên Xơ, có căn cứ địa cách mạng nên vẫn vững vàng trước sức mạnh của quân phát xít, người nhấn mạnh: Khởi nghĩa đánh đế quốc Pháp - Nhật, ta cũng lấy núi rừng làm căn cứ địa.
Trong khi xác định tầm quan trọng của căn cứ địa trong cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta, Hồ Chí Minh nhấn mạnh yếu tố quyết định nhất đó là căn cứ địa lịng dân. Theo Người, nếu có núi, có rừng mà lịng dân khơng thuận thì cũng khơng phát huy được thế mạnh của rừng núi. Chính vì ngay từ đầu Hồ Chí Minh đã xác định được yếu tố quyết định của việc xây dựng căn cứ địa là yếu tố nhân dân, nên công tác động viên giác ngộ quần chúng được coi trọng hàng đầu. Vì lẽ đó, Hồ Chí Minh đã hội tụ được sức mạnh của "Thiên thời", "địa lợi", "nhân hòa", để xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Thực tế cách mạng nước ta đã cho thấy tư tưởng xây dựng căn cứ địa cách mạng của Hồ Chí Minh đã được gieo mầm và kết trái ngọt trên mảnh đất Việt Bắc, làm nên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Có thể nói, xây dựng căn cứ địa cách mạng là cái nhìn xun suốt có tính chiến lược trong tư tưởng Hồ Chí Minh, và tư tưởng ấy đã trở thành hiện thực, rất phù hợp với hoàn cảnh chống ngoại xâm. Việt Bắc là mảnh đất, hợp đủ "Thiên thời - địa lợi - nhân hịa" cho tư tưởng này của Hồ Chí Minh.