Chúng ta biết rằng thông tin phục vụ trực tiếp cho hoạt động lãnh đạo, quản lý của CBCC cấp cơ sở là thơng tin chính trị- xã hội. ở phương diện phản ánh cái đa dạng của các quan hệ xã hội, với sự hỗ trợ tối đa của các phương tiện thông tin hiện đại ngày nay, cùng với sự tác động mạnh mẽ của q trình tồn cầu hóa thơng tin đã tạo nên nguồn thơng tin chính trị- xã hội vơ cùng phong phú đa dạng. Song lãnh đạo, quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt của con người về thực chất đó là q trình tiếp nhận và xử lý thông tin. Khi thông tin trở thành tri thức sẽ giúp lãnh đạo có cơ sở để ra các nghị quyết, quyết định chính xác hơn, nhanh hơn, có hiệu quả và khôn ngoan hơn. Các nghị quyết, quyết định các biện pháp tổ chức thực hiện nói chung có thể gọi là sản phẩm của hoạt động quản lý- là thơng tin điều hành.
Để có được thơng tin điều hành chất lượng tốt, đạt hiệu quả cao thì nguồn thơng tin tri thức cung cấp cho lãnh đạo cần thật đầy đủ, chính xác và kịp thời. Thơng tin thu nhận được phải qua một quy trình xử lý, chế biến nghiêm túc và mang tính khoa học, đáp ứng yêu cầu, phương hướng mục tiêu của hoạt động quản lý điều hành. Đồng thời, việc xác
định đúng đắn nhu cầu thông tin là một việc rất quan trọng, quyết định hiệu quả sử dụng thông tin trong việc ra quyết định quản lý.
Trong quản lý hành chính nhà nước ở cơ sở q trình lãnh đạo, quản lý là q trình thơng tin hai chiều liên tục giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý. Cơ sở và nền tảng cho việc ra nghị quyết, quyết định trong hoạt động lãnh đạo, quản lý là tồn bộ khơng gian thơng tin bao gồm:
Thứ nhất, thông tin từ trên xuống (dạng văn bản hợp pháp) như các nghị quyết, nghị
định, quyết định, chỉ thị, thông tư.v.v…Đây là nguồn thơng tin chính thống, thơng tin chỉ đạo cấp dưới thực hiện mà CBCC ở cơ sở phải phục tùng. Lực lượng CBCC ở cơ sở họ vừa là chủ thể thông tin vừa là khách thể thông tin, để lãnh đạo tốt hoạt động ở địa phương mình, họ cần phải phục tùng các thơng tin từ cấp trên. ở góc độ này họ là những đối tượng nhận tin trực tiếp có liên quan đến các quyết định lãnh đạo, quản lý. Khi những quyết định quản lý được phát ra, họ lại trở thành những chủ thể thơng tin chính thống của địa phương mình. Với đặc thù trên, nguồn thơng tin này phải được phổ biến thường xuyên, kịp thời, thông suốt đảm bảo cho người CBCC ở cơ sở nắm thơng tin một cách nhanh nhất, chính xác nhất nhằm triển khai các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách kịp thời, hiệu quả. Nguồn thông tin này đến với CBCC thông qua hội nghị trực tiếp, qua đường bưu chính, thư điện tử, trên các phương tiện phát thanh- truyền hình, báo chí của trung ương và địa phương.
Thứ hai, thông tin từ dưới lên (thông tin phản ánh thực hiện).
Đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của CBCC cấp cơ sở thì việc nắm bắt các nguồn thông tin từ dân là điều khơng thể thiếu trong cơng tác của mình. Sự tiếp xúc trực tiếp của cán bộ lãnh đạo với người dân là một nguồn thơng tin quan trọng và xác thực. Lênin đã nói, muốn “xác định đúng tâm trạng của quần chúng, nhu cầu thực tế của họ, nguyện vọng, tư tưởng của họ về mọi vấn đề, ở mọi thời điểm, cần phải nghiên cứu dư luận xã hội, hơn nữa là sự nghiên cứu có suy nghĩ, có hệ thống chứ khơng phải là tình cờ ngẫu nhiên” [17, tr.348].
Sự trao đổi thơng tin trực tiếp giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo là nguồn thông tin quý, cần thiết cho việc quản lý. Thông qua dư luận xã hội, người lãnh đạo sẽ có
được nhiều thơng tin từ thực tiễn cơ sở để từ đó chọn lọc thơng tin đưa ra những quyết định kịp thời, sát với thực tiễn. Đồng thời thông qua dư luận xã hội, người lãnh đạo điều chỉnh kịp thời những quyết định đang thực hiện sao cho sát thực nhất và kiểm tra tính chính xác hiệu quả của các quyết định từ đó rút kinh nghiệm cho việc thực hiện các quyết định tiếp theo.
Nguồn thông tin từ dưới lên người CBCC ở cơ sở nắm được qua tiếp xúc trực tiếp với nhân dân, qua hội nghị tiếp xúc cử tri, qua đội ngũ báo cáo viên ở cơ sở, qua hộp thư góp ý của nhân dân.v.v…Thơng qua dư luận xã hội người CBCC ở cơ sở nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng tình cảm của quần chúng và thấy được hiệu quả của các quyết định quản lý đi vào đời sống ra sao, những hạn chế cần khắc phục trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của mình.
Thứ ba, thơng tin khác: sách báo, internet, phương tiện truyền thông…
Đây là nguồn thông tin phong phú đa dạng và nhiều chiều đến với tất cả mọi người nói chung, đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo chủ chốt nói riêng. Nguồn thơng tin này vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực. Nó cung cấp cho con người nhiều thơng tin có giá trị làm tăng thêm tri thức vốn hiểu biết, tuy nhiên nó cũng có thể có cả những thơng tin khơng chính xác, thơng tin bị nhiễu, thơng tin phản diện gây khó khăn cho việc nắm bắt, xử lý thơng tin của các nhà lãnh đạo, quản lý.
Nguồn thông tin này đến với cán bộ lãnh đạo qua các kênh: kênh truyền thơng đại như sách báo, phát thanh- truyền hình, phim ảnh, truyện…; kênh học tập, được thực hiện thông qua hoạt động dạy- học, giáo dục đào tạo trên cơ sở các sách giáo khoa, tài liệu tham khảo…
Một kênh thông tin phổ biến hiện nay khơng thể khơng nói tới đó là thơng tin từ mạng internet. Đây là nguồn thơng tin vô tận về tất cả các lĩnh vực ở mọi nơi trên thế giới nếu con người biết khai thác và sử dụng nó. Internet là xa lộ thơng tin, nó có năng lực đáp ứng hầu như khơng hạn chế mọi yêu cầu về thông tin của bất cứ cá nhân nào trong xã hội hầu như không chậm trễ và đồng thời. Một người có máy vi tính nối mạng ngồi ở nhà có thể qua xa lộ thơng tin tiếp cận với bất kỳ thư viện lớn nào trên thế giới, với bất kỳ ngân hàng dữ liệu nào mà mình cần.
Vì vậy, CBCC ở cơ sở phải biết tận dụng và khai thác nguồn thông tin từ kênh này để phục vụ cho hoạt động lãnh đạo, quản lý của mình. Hiện nay các đơn vị ở cơ sở hầu như đã có máy tính nối mạng phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, do đó CBCC cần phải sử dụng máy tính để khai thác thơng tin, ứng dụng cơng nghệ thông tin trong quản lý nhà nước một cách hiệu quả.