Thực trạng việc phát huy vai trò của thơng tin chính trị xã hội trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Bắc Giang

Một phần của tài liệu vai trò của thông tin chính trị - xã hội đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh bắc giang (Trang 60 - 70)

Là một tỉnh miền núi, Bắc Giang hiện nay có 1.301 CBCC là Bí thư đảng uỷ và phó bí thư thường trực hoặc thường trực đảng uỷ; chủ tịch và phó chủ tịch HĐND, UBND, là những cán bộ chủ chốt đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ này đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn của mình: “Đa số cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn đã ý thức được yêu cầu nhiệm vụ của mình, cố gắng trong rèn luyện tu dưỡng, nâng cao trình độ để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ được giao”[26, tr.3].

Cùng với sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân, Bắc Giang đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế, văn hoá- xã hội. Hạ tầng kinh tế kỹ thuật ở cơ sở từng bước được xây dựng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, một số ngành nghề đang được khôi phục và phát triển, thực hiện tốt chương trình xố đói giảm nghèo…Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên. Kết quả trên phần lớn là nhờ vào sự lãnh đạo, quản lý của cán bộ cơ sở mà một trong những nguyên nhân cơ bản là đội ngũ CBCC cấp cơ sở tỉnh Bắc Giang đã phát huy được vai trị của thơng tin chính trị- xã hội trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của mình.

Thực trạng thơng tin chính trị- xã hội với quá trình ra nghị quyết, quyết định.

Thực tiễn luôn vận động, phát triển và nảy sinh những vấn đề mới đòi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có những biện pháp giải quyết kịp thời. Q trình đó phụ thuộc rất lớn vào vai trị của người lãnh đạo, quản lý mà trước hết phụ thuộc vào các nghị quyết, quyết định mà họ đưa ra. Vì các nghị quyết, quyết định này tác động trực tiếp đến mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội ở địa phương. Nghị quyết và quyết định của người CBCC có thể tác động theo khuynh hướng thúc đẩy hoặc cản trở sự phát triển kinh tế- xã hội ở địa phương. Để có một nghị quyết, quyết định đúng đắn, yêu cầu đặt ra đối với người cán bộ lãnh đạo, quản lý nói chung là phải bám sát vào thực tiễn địa phương. Chỉ có dựa trên cơ sở tình hình thực tế địa phương thì các nghị quyết, quyết định mới sát hợp, kịp thời và không rơi vào giáo điều. Để q trình ra quyết định mang tính khách quan và chính xác địi hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải có khả năng thu thập thơng tin, phân tích và xử lý thơng tin một cách nhanh nhạy kịp thời, chính xác.

Thơng tin chính trị- xã hội chính là đối tượng lao động của nhà lãnh đạo, quản lý. Việc xác định nhu cầu nắm bắt các nguồn thơng tin chính trị- xã hội vơ cùng quan trọng, quyết định hiệu quả sử dụng thông tin trong việc ra các nghị quyết, quyết định lãnh đạo, quản lý.

Theo kết quả điều tra xã hội học tại 3 khu vực trong tỉnh gồm: huyện Sơn Động, huyện Hiệp Hoà và thành phố Bắc Giang. Đề tài đã xin ý kiến bằng phiếu khảo sát với 168 đồng chí là CBCC ở 31 xã, phường, thị trấn tại 3 huyện, thành phố về việc sử dụng thông tin chính trị- xã hội cho hoạt động lãnh đạo, quản lý (phụ lục 8).

Kết quả là phần lớn đội ngũ CBCC ở cơ sở đã sử dụng các nguồn thông tin chính trị- xã hội cho hoạt động lãnh đạo của mình (phụ lục 9). Cụ thể:

Có 109/168 ý kiến chiếm 64,8% cho rằng trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của mình đã sử dụng tất cả các nguồn thơng tin chính trị- xã hội.

Có 48/168 ý kiến chiếm 28,6% cho rằng trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của mình chỉ sử dụng nguồn thơng tin từ trên xuống (loại văn bản hợp pháp như nghị quyết, quyết định, chỉ thị, thông tư…).

Có 10/168 ý kiến chiếm 6% cho rằng sử dụng các thông tin khác cho hoạt động lãnh đạo, quản lý của mình đó là thơng tin từ internet, sách báo, phương tiện truyền thơng.

Có 1/168 ý kiến chiếm 0,6% cho rằng sử dụng thông tin từ dư luận quần chúng nhân dân cho hoạt động của mình.

Kết quả trên cho thấy đa số CBCC ở cơ sở đã biết phát huy vai trị của thơng tin chính trị- xã hội cho hoạt động lãnh đạo, quản lý. Thông qua việc sử dụng các kênh thông tin để nắm bắt, chọn lọc, xử lý thông tin đưa ra các các quyết định quản lý phù hợp. Với 64,8% CBCC biết sử dụng tất cả các nguồn thơng tin chính trị- xã hội, điều này cho biết đội ngũ cán bộ đã có cách nhìn khách quan, cơng tâm trong mọi cơng việc, mọi vấn đề tránh được căn bệnh “chủ quan duy ý chí” trong cơng tác lãnh đạo, quản lý. Do vậy các nghị quyết, quyết định đưa ra nó sẽ sát hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao. Kết quả điều tra cũng cho thấy có 100% ý kiến của CBCC cho rằng khi đưa ra một quyết định quản lý cần phải tham khảo các nguồn thông tin.

Khi đánh giá về vai trị của thơng tin chính trị- xã hội được thể hiện quan trọng nhất ở khâu nào trong hoạt động lãnh đạo, quản lý thì kết quả như sau(phụ lục 9):

94% ý kiến cho rằng quan trọng nhất ở khâu ra quyết định

88,8% ý kiến cho rằng quan trọng nhất ở khâu tổng kết rút kinh nghiệm 81% ý kiến cho rằng quan trọng nhất ở khâu kiểm tra

80,7% ý kiến cho rằng quan trọng nhất ở khâu tổ chức thực hiện quyết định Như vậy thông tin quan trong nhất ở khâu ra quyết định được đa số ý kiến đồng ý. Bởi để có một quyết định đúng đắn, khách quan địi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải có khả năng thu thập, phân tích và xử lý thơng tin một cách nhanh nhạy, kịp thời, chính xác những vấn đề nảy sinh có liên quan đến các mặt đời sống kinh tế- xã hội của địa phương. Khi nắm chắc được thơng tin thì người CBCC mới tổng hợp, đánh giá đúng tình hình địa phương, lĩnh vực mình phụ trách để tìm đúng nguyên nhân và hạn chế của chúng. Từ đó mới đề ra được các giải pháp để giải quyết vấn đề có hiệu quả.

Có thể khẳng định rằng thơng tin chính trị- xã hội có vai trị rất quan trọng đối với q trình ra quyết định quản lý. Nhờ đó mà q trình cụ thể hố chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chỉ thị nghị quyết của các cấp vào địa phương được cụ thể hơn và kịp thời hơn.

Qua khảo sát ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh, hầu hết đội ngũ CBCC cấp cơ sở đã làm tốt vai trò lãnh đạo, quản lý điều hành của mình thơng qua việc triển khai tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối, nghị quyết của các cấp vào đời sống nhân dân ở cơ sở. Nhất là việc cụ thể hoá các chủ trương, đường lối thành hành động cụ thể. Cho nên, trong những năm qua quá trình tổ chức thực hiện của đội ngũ cán bộ này ít mắc phải những sai lầm nghiêm trọng, hầu hết các quyết định đưa ra đều phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội ở địa phương. Theo kết quả Đề án: “Xây dựng và nâng cao năng lực lãnh đạo,

điều hành của đội ngũ CBCC xã, phường, thị trấn giai đoạn 2006- 2010 và những năm tiếp theo” của Ban tổ chức tỉnh uỷ Bắc Giang.

Đánh giá lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa phương: Tốt 41,4%,

Đánh giá kỹ năng soạn thảo nghị quyết, quyết định: Tốt 31,5%, khá 26,2%, trung

bình 17,8%, yếu 2,6%, 21,9% khơng có ý kiến [26].

Chính sự bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để cụ thể hoá và tổ chức thực hiện đã đem lại hiệu quả ngay trên từng địa bàn dân cư trong tỉnh. Điều này được thể hiện ở sự biến đổi to lớn mọi mặt đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, văn hố- xã hội, an ninh quốc phịng…đời sống của nhân dân khơng ngừng được nâng lên.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn cịn một số CBCC ở cơ sở chưa chủ động nắm bắt thông tin, sử dụng thông tin một chiều, chưa sâu sát cơ sở vẫn còn làm theo cảm tính, đơi khi thiếu khách quan trong việc phân tích đánh giá…Vì vậy một số quyết định của họ đưa ra không sát thực tế, đưa ra những vấn đề lớn khó có khả năng thực hiện, kế hoạch đề ra thường cao hơn thực tế cho nên đã có khơng ít các quyết định đưa ra không phù hợp với điều kiện hồn cảnh hiện thực, khơng được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Cá biệt vẫn còn một số trường hợp quyết định của CBCC cịn chung chung, vơ tình tạo kẽ hở trong quản lý, đây chính là những nguyên nhân dẫn đến bng lỏng quản lý gây ra tình trạng tham ơ, tham nhũng, điều này xảy ra rất nhiều trong lĩnh vực quản lý đất đai, quản lý tài sản công…Mặt khác, khi vận dụng các quyết định văn bản dẫn của cấp trên lại khơng tính đến điều kiện hoàn cảnh thực tế địa phương nên nhiều khi cịn bị động, có những việc giải quyết khơng kịp thời. Kết quả khảo sát cho thấy có 28,6% CBCC chỉ sử dụng một nguồn thơng tin trong hoạt động của mình đó là thơng tin từ trên xuống thông qua các chỉ thị nghị quyết để giải quyết công việc. Điều này sẽ mang lại hiệu quả nếu như các văn bản hướng dẫn của cấp trên hoàn toàn phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương, với đối tượng được giải quyết. Nhưng ngược lại nếu khơng phù hợp nó sẽ gây hậu quả thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế- xã hội địa phương, đến an ninh trật tự xã hội. Hoặc trong việc học tập kinh nghiệm của địa phương khác cũng cần phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo, tránh biểu hiện dập khn máy móc xây dựng những nghị quyết, quyết định thiếu cơ sở khoa học, khơng có tính thực tiễn.

Chúng ta biết rằng trong điều kiện hiện nay, để khai thác các nguồn thơng tin chính trị- xã hội và phát huy vai trị thơng tin trong việc ra các quyết định quản lý đòi hỏi đội ngũ

CBCC cấp cơ sở phải có một trình độ nhận thức nhất định, biết sử dụng ngoại ngữ và tin học, đặc biệt trình độ sử dụng máy vi tính trong quản lý nhà nước. Đây được xem là điều kiện quan trọng trong quá trình khai thác và xử lý các nguồn thơng tin chính trị- xã hội. Song trên thực tế đây lại là hạn chế đối với đội ngũ cán bộ, đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở Bắc Giang có độ tuổi cao từ 45 tuổi trở lên chiếm 60,1%, chủ yếu là cán bộ trưởng thành qua thực tiễn cách mạng, họ sống trong sự giao thoa của cả hai cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu bao cấp và kinh tế thị trường. Do vậy, họ không được đào tạo cơ bản về kiến thức và kỹ năng sử dụng tin học, số lượng máy tính lại hạn chế, hạ tầng CNTT chưa được đầu tư hiện đại và đồng bộ…điều này đã ảnh hưởng đến việc tiếp cận các nguồn thơng tin chính trị- xã hội. Một số CBCC chưa nhận thức đúng về việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực hoạt động của mình. Cách tiếp nhận, xử lý các nguồn thơng tin cịn mang nặng dấu ấn chủ quan, trông chờ, ỉ lại vào việc cung cấp thông tin từ cấp trên, không chủ động trong việc tiếp nhận các nguồn thông tin từ môi trường vào. ở một số xã, phường, thị trấn cán bộ lãnh đạo chỉ chú trọng tới việc phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên mà chưa thực sự quan tâm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng ý kiến phản ánh của nhân dân.

Thực trạng thơng tin chính trị- xã hội với q trình tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định

Muốn thực hiện các nghị quyết, quyết định quản lý thì trước hết người lãnh đạo, quản lý phải biết tổ chức bộ máy, bố trí và sử dụng cán bộ để tổ chức thực hiện các quyết định này. Đây là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của hoạt động lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, muốn thực hiện nghị quyết, quyết định thì tất yếu phải có bộ máy tổ chức, con người. Tổ chức bộ máy chính quyền cấp cơ sở ở Bắc Giang ln được kiện toàn, sắp xếp tương đối đầy đủ, đã tạo ra phương thức vận hành nhịp nhàng trong quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định và duy trì tốt sự hoạt động ổn định của bộ máy cán bộ.

Trong chỉ đạo điều hành, hầu hết đội ngũ CBCC cấp cơ sở đã khẳng định rõ vai trò, trách nhiệm làm tốt nguyên tắc lãnh đạo phải đi đôi với công tác kiểm tra, giám sát. Vì thế những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định đều được phát hiện và xử lý kịp thời. Trong quá trình xây dựng nội dung chương trình phát

triển kinh tế- xã hội đội ngũ CBCC đã làm khá tốt. Các nghị quyết, quyết định đều dựa trên cơ sở chủ trương, đường lối, nghị quyết của cấp uỷ chính quyền các cấp và gắn với điều kiện, môi trường địa phương theo một lộ trình nhất định, có thể là 1 năm, có thể là 5 năm…Chính vì xác định rõ mục tiêu, mục đích của các bước đi như vậy cho nên cơng tác chỉ đạo, điều hành cụ thể ngày càng được rõ hơn, chặt chẽ hơn. Điều đó thể hiện rõ nhất là khi tổ chức thực hiện và khi kết thúc một lộ trình giai đoạn phát triển nào đó thì đội ngũ CBCC cấp cơ sở đều tiến hành sơ, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để chỉ ra những việc làm được và chưa làm được cũng như những nguyên nhân tồn tại. Trong q trình tổ chức thực hiện đó họ đã thu thập được những thơng tin, thơng tin đó giúp CBCC kiểm nghiệm được tính đúng đắn cũng như hiệu quả của các nghị quyết, quyết định họ đưa ra ở mức độ nào. Nếu các nghị quyết, quyết định đó là đúng đắn phù hợp thì sẽ kích thích sự phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Mặt khác khi một nghị quyết, quyết định ban hành không phù hợp với điều kiện thực tế địa phương, kìm hãm hoặc tác động tiêu cực thì cần phải sửa đổi, bổ sung thậm chí đình chỉ việc thực hiện quyết định đó và ban hành quyết định khác phù hợp hơn. Do vậy, trong quá trình tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định người CBCC cần phải bám sát cơ sở, theo dõi lộ trình thực hiện quyết định nhằm kịp thời phát hiện những cái sai, khơng phù hợp để có biện pháp giải quyết điều chỉnh những sai sót trong q trình thực hiện. Người CBCC ở cơ sở phải chịu trách nhiệm về các nghị quyết, quyết định do mình ban hành tránh tình trạng ban hành xong việc thực hiện có hiệu quả hay không hiệu quả cũng không quan tâm đến, không nắm được thông tin phản hồi về việc thực hiện nghị quyết, quyết định đó ra sao. Chẳng hạn, qua khảo sát ở nhiều xã, phường, thị trấn trong tỉnh, hiện nay mơ hình kinh tế hợp tác xã phát triển “nở rộ”, tồn tỉnh có 725 hợp tác xã và 1 Liên hiệp hợp tác xã. Nhưng chỉ có 38% hoạt động khá, cịn lại là hoạt động kém hiêu quả, thậm chí nhiều hợp tác xã chỉ có trên danh nghĩa. Có ban chủ nhiệm, có trụ sở, hết nhiệm kỳ cũng tổ chức đại hội xã viên, nhưng trên thực tế hợp tác xã không

Một phần của tài liệu vai trò của thông tin chính trị - xã hội đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh bắc giang (Trang 60 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w