Để có được một mơi trường thơng tin chính trị- xã hội thuận lợi phục vụ cho hoạt động lãnh đạo, quản lý của CBCC cấp cơ sở có hiệu quả cao, trước hết cần phải đổi mới toàn diện nhận thức về vai trị của thơng tin chính trị- xã hội cũng như vai trị của cơng tác thông tin trong lĩnh vực hoạt động này.
Thơng tin chính trị- xã hội được xem là nguồn nguyên vật liệu quan trọng không thể thiếu trong hoạt động lãnh đạo, quản lý của CBCC cấp cơ sở nói riêng và các cấp nói chung. Bởi suy đến cùng: “Bản chất sâu xa của hoạt động lãnh đạo, quản lý là xử lý thông tin để ra quyết định” [13, tr.3].
Do vậy đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của CBCC cấp cơ sở đòi hỏi phải xem thơng tin chính trị- xã hội là tài sản quý, là một trong những nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong việc người CBCC hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình, nếu khơng có thơng tin chính trị- xã hội thì người lãnh đạo, quản lý khơng thể đề ra được mục đích cho hoạt động. Nhận thức được điều này địi hỏi phải phát triển mơi trường thơng tin chính trị- xã hội nói chung cũng như cơng tác thơng tin chính trị- xã hội cho CBCC cấp cơ sở nói riêng, đồng thời địi hỏi người lãnh đạo phải nhận thức đúng đắn vai trị của thơng tin chính trị- xã hội, để từ đó có thái độ tích cực chủ động trong tiếp thu, nắm bắt và phát huy vai trị của thơng tin trong q trình thực hiện hoạt động của mình.
Chúng ta biết rằng, mơi trường thơng tin chính trị- xã hội là yếu tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở. ở nước ta do ảnh hưởng của chiến tranh kéo dài, nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp duy trì quá lâu một thời gian chúng ta lại thực hiện nền kinh tế khép kín nên đã làm cho mơi trường thơng tin chính trị- xã hội nghèo nàn lạc hậu. Song trong những năm gần đây với cuộc CMTT diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, người ta dự báo: “mạng lưới internet tồn cầu thế hệ mới có băng thơng rộng trong nay mai sẽ trở thành môi trường thông tin chủ yếu của xã hội hiện đại”[33, tr.3]. Các quốc gia để tránh nguy cơ tụt hậu, đẩy mạnh tốc độ phát triển thì thơng tin chính trị- xã hội có vai trị rất quan trọng. Để xây dựng nền kinh tế tri thức và hội nhập tồn cầu về kinh tế thì một mơi trường thơng tin chính trị hiện đại, đa dạng, đa chiều, kịp thời, dân chủ và lành mạnh…là điều mà Việt Nam đã và đang xây dựng.
Đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của người CBCC cấp cơ sở cũng vậy, để nâng cao hiệu quả cơng việc địi hỏi chúng ta phải xây dựng được một môi trường thơng tin chính trị- xã hội thuận lợi nhất. Làm được điều này theo chúng tôi cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, khơng ngừng tăng cường đầu tư kinh phí cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ
thuật cho cơng tác thơng tin.
Nhìn chung, trong những năm trở lại đây CNTT ở Bắc Giang phát triển khá mạnh mẽ, đặc biệt là phát triển CNTT trong hệ thống chính trị. Tuy nhiên sự phát triển cịn chưa
đồng đều, trang thiết bị máy móc cũng như sự phát triển ứng dụng CNTT mới tập trung từ cấp tỉnh xuống cấp huyện, cấp xã- phường cũng được đầu tư trang bị xong còn hạn chế. Mặc dù hàng năm cơ sở cũng như tỉnh dành một phần kinh phí cho việc mua sắm trang thiết bị cơ sở vật chất, song trên thực tế số lượng máy móc, thiết bị vẫn cịn thiếu và lạc hậu. Kết quả khảo sát ở các xã, phường, thị trấn cho thấy hầu hết đều thiếu máy vi tính nối mạng phục vụ cho cơng việc và khai thác thơng tin chính trị- xã hội, máy fax hầu như khơng có, điện thoại bàn, máy phơtơcopy cũng cịn thiếu rất nhiều. Các đầu báo nhân dân, báo Bắc giang, tủ sách pháp luật hầu như đều chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của đội ngũ cán bộ. Hệ thống loa đài phát thanh phục vụ cho công tác truyền thông tin xuống dân ở nhiều nơi chưa thực sự được chú trọng, một số xã người dân chưa được xem chương trình truyền hình…
Theo đánh giá của Đề án số 47 ngày 6/8/2002 của Trung ương về hiện trạng CNTT của tỉnh và nêu những vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn 2006- 2010 đó là: chưa tổ chức được việc kết nối mạng thơng tin của Tỉnh uỷ với mạng của UBND tỉnh do hạ tầng kỹ thuật mạng CNTT của các cơ quan khối chính quyền (Đề án 112) chưa hồn thiện, cũng chưa xây dựng được quy chế phối hợp trao đổi thông tin giữa hai khối; nguồn kinh phí từ Đề án 47 của Trung ương chưa đủ so với yêu cầu thực tế đặt ra nên cơ sở vật chất kỹ thuật CNTT của các cơ quan đơn vị còn thiếu nhiều, những trang thiết bị được đầu tư trước năm 2002 đã lạc hậu (chiếm khoảng 16%). Vì vậy một số đơn vị tuy đã xây dựng được mạng cục bộ và đào tạo tập huấn, song hiệu quả khai thác, ứng dụng CNTT trên mạng còn hạn chế; phần mềm hệ thống chưa được chuẩn hố và thống nhất nên tính ổn định thấp, bị virút phá hoại nhiều, lỗi kỹ thuật vẫn thường xuyên xẩy ra chưa đáp ứng yêu cầu người sử dụng; việc đầu tư hạ tầng truyền thông tốc độ cao của Bưu điện tỉnh tới các huyện phục vụ cho mạng thông tin diện rộng của Đảng cịn chậm, khơng ổn định nên đã gây khó khăn cho việc trao đổi thơng tin trên mạng… Những thực trạng nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc khai thác và ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở Bắc Giang.
Do vậy để phát huy hơn nữa vai trị của thơng tin chính trị- xã hội trong hoạt động lãnh đạo của đội ngũ cán bộ cơ sở cần thiết phải tăng cường kinh phí khai thác thơng tin,
đầu tư cơ sở vật chất hiện đại hố cơng tác thơng tin. Việc đầu tư các trang thiết bị phải tương xứng với yêu cầu và khả năng sử dụng, đầu tư tới đâu phải khai thác và sử dụng hiệu quả tới đó. Truy cập internet phải được hoạt động hàng ngày và có các chính sách hỗ trợ, vì đây cũng là một kênh thông tin giúp cho cán bộ cơ sở nắm bắt thu thập thơng tin chính trị- xã hội hàng ngày của tỉnh, của cả nước và trên thế giới. Xây dựng mạng internet chuyên dùng tốc độ cao, kết nối quay số (Dial- up) với các máy di động đến tất cả các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Mở rộng kết nối mạng thông tin diện rộng của Đảng với mạng thơng tin diện rộng của Chính phủ và các hệ thống mạng khác, kết nối và khai thác thơng tin quốc tế (internet) đảm bảo an tồn bí mật.
Mơi trường thông tin thuận lợi giúp cho người cán bộ cấp cơ sở có thể trao đổi thơng tin với cấp huyện, cấp tỉnh và các địa phương lân cận một cách nhanh chóng, đơn giản. Từ đó họ có được những thơng tin kịp thời, có được những kinh nghiệm từ các địa phương khác để đưa ra các quyết định, kế hoạch chính xác kịp thời phát triển kinh tế- xã hội địa phương mình.
Quan tâm củng cố và phát triển hệ thống các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng, nâng cao chất lượng thông tin qua hệ thống truyền thơng này làm cho thơng tin chính trị- xã hội đến với người dân một cách nhanh chóng và các thơng tin phản hồi của dân đến với CBCC ở cơ một cách kịp thời, chính xác.
Thứ hai, hồn thiện cơ chế quản lý cung cấp cung cấp thơng tin chính trị- xã hội
cho đội ngũ CBCC cấp cơ sở.
Cơ chế cung cấp thông tin ở cơ sở thực hiện tốt hay không, dân chủ hay không dân chủ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động lãnh đạo, quản lý của đội ngũ CBCC. Cơ chế quản lý cung cấp thông tin của nước ta đã tồn tại hai hình thức, một là xuất phát từ cơ sở kinh tế kế hoạch hố tập trung bao cấp hình thành và tồn tại cơ chế quản lý cung cấp thông tin theo kiểu chỉ huy, mệnh lệnh, xin cho, bao cấp, quan liêu. Cơ chế này đã bộc lộ nhiều hạn chế, đó là tạo ra mơi trường thông tin chủ yếu một chiều, thông tin những cái tốt và thông tin thiếu cơ sở thực tiễn. Thông tin bị chậm, bị động, trông chờ ỉ lại làm thông tin đến với đối tượng bị lạc hậu. Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường tự chủ, năng động cao, hiệu quả càng lớn. Thơng tin chính trị- xã hội không chỉ cung cấp cho nội bộ mà
mang tính “xã hội thơng tin”. Vì vậy cơ chế quản lý cung cấp thông tin thứ hai ra đời, cơ chế này đáp ứng yêu cầu thông tin nhanh nhạy, kịp thời, thơng tin mang tính hai chiều. Thực tế cho thấy cả hai cơ chế này đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát huy vai trị thơng tin của đội ngũ CBCC. Qua hơn 20 năm thực hiện cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, khẳng định việc phát huy thơng tin ngày càng có hiệu quả, thơng tin được xem là thứ hàng hố đặc biệt và nhiều loại hình dịch vụ cung cấp thơng tin đa dạng, phong phú cơ bản đáp ứng nhu cầu mọi đối tượng, tính năng động, dân chủ cao hơn. Cơ chế này đã tác động trực tiếp tới q trình thu thập và xử lý thơng tin của đội ngũ CBCC cấp cơ sở hiện nay.
Việc vận dụng và phát huy cơ chế cung cấp thông tin hướng tới thị trường trong hoạt động của đội ngũ CBCC cấp cơ sở tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả tích cực. Nhiều xã, phường, thị trấn đã xây dựng và thực hiện cơ chế thông tin hai chiều, thông tin từ trên xuống là các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, chương trình hành động của các cấp và thông tin từ dưới lên là loại thông tin phản ánh tâm tư nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất của nhân dân đối với người lãnh đạo quản lý. Có được mơi trường thơng tin chính trị- xã hội đa dạng phong phú, đội ngũ CBCC sẽ phát huy vai trị chủ động trong việc tiếp nhận các nguồn thơng tin theo nhu cầu nhận thức của chủ thể và nhu cầu hoạt động lãnh đạo. Trong hoạt động của mình CBCC cấp cơ sở cần quan tâm nắm bắt thông tin qua dư luận xã hội để xác định những luồng thông tin khác nhau về sự kiện hiện tượng, về các nghị quyết, quyết định… để có phương án giải đáp những thắc mắc quan tâm của dư luận xã hội.
Ngày nay với một mơi trường thơng tin chính trị- xã hội thuận lợi, đa dạng, nhiều chiều đòi hỏi người CBCC cấp cơ sở phải nhận thức rõ được vị trí vai trị của thông tin và phân loại thông tin thành những thông tin cơ bản, thông tin không cơ bản, thông tin trọng tâm để sử dụng có hiệu quả cao. Qua khảo sát tại các xã, phường, thị trấn trong tỉnh cho thấy có rất ít CBCC có điều kiện tham khảo các nguồn thông tin từ internet, sách
báo…Điều này được lý giải bởi quỹ thời gian dành cho công việc chiếm phần lớn, bên cạnh đó máy vi tính nối mạng, sách báo tham khảo đều thiếu, có những xã có 5 máy vi tính thì 4 máy dành cho hoạt động quản lý nhà nước của khối UBND, khối Đảng uỷ chỉ có 1
máy tính dành cho cơng tác văn phịng vì vậy sự tiếp nhận các nguồn thông tin qua mạng internet không thực hiện được. Trong khi đó q trình ra nghị quyết, quyết định ln cần đến rất nhiều thông tin khác nhau. Vì vậy ở mỗi xã, phường, thị trấn nên giao cho đồng chí cán bộ phụ trách cơng tác tun giáo xã khai thác các nguồn thông tin từ các kênh khác nhau, thông tin từ dư luận nhân dân và khai thác trên hệ thống mạng sau đó biên tập lại một cách ngắn gọn, xúc tích như một bản tin có thể cung cấp hàng ngày hoặc hàng tuần cho đội ngũ CBCC cơ sở, thông tin được cung cấp hướng vào các nội dung sau:
- Thông tin hướng dẫn triển khai các nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước
- Thông tin hướng dẫn về xây dựng và chỉnh đốn đảng ở cơ sở - Thông tin về xây dựng quy chế dân chủ ở cơ sở
- Thơng tin về những mơ hình kinh tế làm ăn có hiệu quả cao - Thông tin về thực tiễn công tác xố đói giảm nghèo
- Thơng tin về CNH, HĐH nơng nghiệp nông thôn
- Thông tin phê phán các hiện tượng tiêu cực ở các địa phương
- Thông tin và quan điểm của cấp trên đối với các tư tưởng, các phần tử âm mưu chống phá sự lãnh đạo của Đảng, chống phá chế độ.v.v…
Với sự cung cấp thông tin đầy đủ và kịp thời người CBCC nắm bắt thực tiễn một cách nhanh chóng, chính xác và giúp cho họ có cơ sở để ra các nghị quyết, quyết định sát hợp có hiệu quả trong thực tiễn.
Thứ ba, tăng cường việc giao lưu trao đổi thơng tin chính trị- xã hội, học tập kinh
nghiệm của đội ngũ CBCC giữa các xã, phường, thị trấn trong tỉnh và các tỉnh khác. Thông tin vốn là cái đa dạng, việc trao đổi làm tăng thêm tính phong phú của thơng tin. Trong cuộc CMTT hiện nay giao lưu trao đổi thông tin là tất yếu, những giá trị thông tin đã vượt qua hàng rào không gian và thời gian đến với mọi hoạt động của con người trên khắp các nước trên thế giới. Giao lưu trao đổi thông tin mang lại hiệu quả cao cho mọi hoạt động, đồng thời góp phần nâng cao giá trị, hiệu quả của thông tin. Đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của người CBCC cấp cơ sở việc giao lưu trao đổi thơng tin có vai trị rất lớn trong việc hoàn thành chức năng, nhiệm vụ được giao.
Thực hiện trao đổi thông tin sẽ làm tăng cường tiềm năng thông tin, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển thơng tin góp phần đa dạng hố thơng tin. Đồng thời thơng qua việc trao đổi thông tin đội ngũ cán bộ lãnh đạo học tập được kinh nghiệm của nhau về tiếp nhận và xử lý thông tin nâng cao chất lượng hiệu quả ứng dụng thông tin trong thực tiễn.
Để phát huy vai trị của thơng tin trong hoạt động lãnh đạo quản lý của đội ngũ CBCC cấp cơ sở đồng thời phát triển hệ thống thông tin phục vụ đội ngũ này một cách hiệu quả đáp ứng nhu cầu thông tin, sự cần thiết phải giao lưu trao đổi thông tin giữa CBCC ở các xã, phường, thị trấn trong tỉnh và ngoài tỉnh. Điều này giúp cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo làm chủ việc tiếp nhận và xử lý thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt động lãnh đạo quản lý của mình, thúc đẩy kinh tế- xã hội địa phương phát triển đồng thời thông qua giao lưu trao đổi thông tin sẽ giúp người lãnh đạo quản lý tránh được cách nắm bắt và xử lý thông tin một cách kinh nghiệm chủ quan. Vì thơng qua giao lưu trao đổi này người cán bộ lãnh đạo quản lý sẽ hiểu được rõ nội dung thơng tin, có cơ sở khách quan khẳng định giá trị thông tin cũng như việc cần phải xây dựng các biện pháp để thực hiện có hiệu quả thơng tin, từ đó áp dụng thực tiễn tình hình địa phương. Những kinh nghiệm trong việc triển khai chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, kinh nghiệm trong sản xuất của người dân từng xã, từng đơn vị được trao đổi học tập và vận dụng.