Phát huy dân chủ ở cơ sở

Một phần của tài liệu vai trò của thông tin chính trị - xã hội đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh bắc giang (Trang 89 - 99)

Xây dựng và thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở sẽ góp phần xây dựng mơi trường thơng tin chính trị- xã hội lành mạnh từ trong quần chúng nhân dân. Thông qua việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, người dân được cung cấp thông tin hiểu biết đầy đủ hơn quan điểm chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và cơng việc chính quyền địa phương, hiểu được những thuận lợi khó khăn trong cơng việc cũng như trong nội bộ đảng, chính quyền được góp ý kiến khả năng của mình trong cơng việc chung đó. Đồng thời thơng qua quy chế dân chủ người dân biết được quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc tham gia bàn bạc, giải quyết các công việc của thơn xóm, chính quyền. Khi quần chúng nhân dân được trang bị những kiến thức đúng đắn, biết được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình thì sẽ có cách đánh giá, nhìn nhận sự việc một cách khách quan đúng đắn và đầy đủ. Do đó thơng tin chính trị- xã hội mang lại cho người lãnh đạo quản lý ở cơ sở có độ chính xác cao.

Thực tế chứng minh rằng, có rất nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước được nhân dân ủng hộ, hăng hái tham gia tích cực thực hiện thắng lợi chính là nhờ vào việc tuyên truyền giáo dục trang bị những thông tin cho dân tốt, giúp họ hiểu nhận thức được nội dung, chủ trương. Thực chất là thực hiện tốt phương châm mà Đại hội VIII chỉ ra: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với các chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Từ đó có thái độ đúng đắn khách quan và có ý chí quyết tâm thực hiện cao đối với sự kiện, hiện tượng trong đời sống chính trị tinh thần của địa phương, của đất nước. Bày tỏ ý kiến nguyện vọng của người dân đối với Đảng, Nhà nước và với chính quyền địa phương, tránh được cách nhìn nhận, cách đánh giá tiêu cực phát ngơn bừa bãi, lợi dụng dân chủ để đả kích.

Có thể nói rằng cơ chế: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” là cách làm tốt nhằm tăng cường sự tham gia của quần chúng nhân dân vào đời sống chính trị- xã hội. Qua đó người cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở nắm bắt hiểu được tâm tư nguyện vọng nhân dân cũng như thái độ, hành động của dân đối với các sự việc hiện tượng chính trị- xã hội tại địa phương, từ đó có cơ sở để hành động trong thực tiễn.

Khảo sát ở một số xã, phường, thị trấn trong tỉnh cho thấy đội ngũ CBCC cấp cơ nơi đây đã và đang triển khai thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Thực hiện sự hướng

dẫn của Trung ương, Ban chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của tỉnh và Ban chỉ đạo các huyện, thành phố đã chọn 13 xã phường; 2 cơ quan tỉnh; 10 cơ quan huyện để chỉ đạo làm điểm. Sau hơn 2 tháng triển khai việc chỉ đạo điểm thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã cơ bản hoàn thành theo kế hoạch đề ra, sau đó đồng loạt triển khai ra diện rộng. Đến tháng

7/1999 tồn tỉnh đã có 100% xã, phường, thị trấn và các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước hoàn thành việc tổ chức hội nghị triển khai quy chế dân chủ.

Kết quả sau 10 năm thực hiện chỉ thị số 30- CT/TW ngày 18/12/1998 của Bộ chính trị (khố VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cho thấy ở nhiều địa phương đã xây dựng được quy chế làm việc của Đảng uỷ- UBND theo hướng gần dân, tôn trọng dân, thành lập các ban thanh tra nhân dân, bầu trưởng thôn gắn với việc xây dựng và thực hiện hương ước, xây dựng làng văn hố… các thủ tục hành chính, lịch tiếp dân được công khai niêm yết trước trụ sở UBND xã, 14 việc thông báo công khai cho dân biết được thực hiện tốt, nhân dân được tham gia đóng góp ý kiến vào 8 việc chính theo quy định của quy chế dân chủ được các địa phương thực hiện thường xuyên. “Quy chế dân chủ đã có tác động tích cực trên nhiều mặt, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần tích cực trong sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương”[29, tr.10].

Điều này làm cho đời sống của nhân dân được cải thiện, kinh tế- xã hội địa phương phát triển, an ninh chính trị được giữ vững, nhân dân phấn khởi hăng hái tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các chủ trương của chính quyền địa phương. Tạo nên một mơi trường thơng tin chính trị- xã hội lành mạnh. Tuy nhiên, ở một số địa phương chưa thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở. Trong triển khai thực hiện một số địa phương chỉ tập trung thực hiện quy chế dân chủ trong thời gian đầu khi mới triển khai, chưa có sự duy trì kiểm tra giám sát thường xuyên. Triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở nhưng chưa gắn kết chặt chẽ với các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh quốc phịng, cải cách hành chính, xây dựng hệ thống chính trị cơ sở… chưa làm tốt việc tổ chức xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, chưa kiện toàn tổ chức hoạt động của các ban thanh tra nhân dân, tổ hoà giải. Hoạt động của một số ban thanh tra nhân dân cấp xã không thường xuyên, hiệu quả thấp. Có nơi cịn lợi dụng vấn đề dân chủ đưa ra nhân dân bàn và quyết định những vấn đề vi phạm pháp luật như cấp đất, bán đất trái thẩm quyền. Một số người lợi

dụng dân chủ để lơi kéo, kích động nhân dân tham gia khiếu kiện đơng người gây rối làm mất trật tự trị an.

Việc thực hiện thông báo công khai ở một số địa phương cịn hạn chế hình thức, một số việc dân được bàn tham gia ý kiến chưa thực hiện nghiêm nhất là những nội dung liên quan đến quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội địa phương… Nhiều cán bộ lãnh đạo quản lý không nắm bắt được thông tin từ trong quần chúng hoặc nắm được thông tin nhưng là thơng tin sai lệch khơng chính xác. Thậm chí có những cán bộ lãnh đạo rất quan liêu, không chủ động nắm bắt thông tin mà chủ yếu thông qua cấp dưới, qua ban tham mưu rồi đưa ra quyết định. Do đó làm cho các chủ trương của chính quyền thực hiện kém hiệu quả, khi đưa vào thực hiện gặp nhiều khó khăn thậm chí gặp sự phản đối của dân chúng.

Để phát huy sức mạnh của thơng tin chính trị- xã hội xây dựng môi trường thông tin lành mạnh, địi hỏi chúng ta phải khơng ngừng thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở hơn nữa, CBCC cấp cơ sở ở Bắc Giang cần phải thực hiện tốt các nội dung sau:

Một là, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở phải gắn với thực hiện các nhiệm vụ chính

trị ở địa phương như: nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, giữ gìn an ninh chính trị trật tự an tồn xã hội, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, kịp thời giải quyết khó khăn nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Hai là, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phải gắn với việc giải quyết khiếu nại, tố

cáo của công dân. Công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo của dân, của các đơn vị phải được quan tâm chú trọng và giải quyết kịp thời. Tránh tình trạng khiếu kiện đơng người làm mất trật tự an ninh chính trị- xã hội ở địa phương. Tăng cường giáo dục ý thức phục vụ dân cho đội ngũ cán bộ cơ sở.

Ba là, tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ đảng

viên và nhân dân về dân chủ và những nội dung cơ bản của quy chế dân chủ. Triển khai thực hiện quy chế dân chủ phải gắn liền với làm tốt công tác dân vận ở cơ sở và đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước nhất là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Kịp thời biểu dương và nhân rộng các điển hình tiên tiến.

Bốn là, tạo sự thống nhất phối hợp đồng bộ giữa chính quyền với đề cao vai trò vận

động thuyết phục nhân dân giám sát thực hiện của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Coi trọng việc thể chế hoá, xây dựng các quy chế quy định phù hợp với từng loại hình cơ sở để nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

Thực hiện các nội dung trên sẽ kích thích được đơng đảo quần chúng nhân dân tham gia xây dựng góp ý kiến cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước góp phần phát triển kinh tế- xã hội địa phương. Tạo ra một môi trường thông tin dân chủ giữa những người lãnh đạo quản lý với quần chúng nhân dân nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở tỉnh Bắc Giang.

kết luận

Lịch sử tồn tại và phát triển của nhân loại đã khẳng định vai trị rất quan trọng của thơng tin. Ngày nay thơng tin là một trong những nhu cầu sống còn của con người, để tồn tại và phát triển con người phải thường xuyên tiếp nhận và xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời chính xác đề ra các phương án hành động phù hợp.

Trong các nguồn thơng tin đó, thơng tin chính trị- xã hội là loại thơng tin cao nhất, phức tạp nhất, nó phản ánh các mặt đời sống chính trị- xã hội, các quan hệ chính trị, xã hội và có vai trị đặc biệt quan trọng vì nó là “nguyên liệu” trực tiếp cho việc ra các quyết định quản lý. Bởi suy đến cùng, bản chất sâu xa của hoạt động lãnh đạo quản lý là xử lý thông tin để ra quyết định. Lượng thông tin chuyển tải từ chủ thể đến đối tượng và thu nhận được từ đối tượng phản ánh toàn bộ những vấn đề cốt lõi nhất của hoạt động lãnh đạo, quản lý. Thơng tin chính trị- xã hội và năng lực xử lý thông tin để tạo nên các nghị quyết, quyết định của chủ thể lãnh đạo quản lý là sự thể hiện của tri thức, tính khoa học, tính thực tiễn, là nhân tố quyết định chất lượng hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý.

Trong hoạt động lãnh đạo quản lý của CBCC các cấp nói chung, cấp cơ sở nói riêng thì thơng tin chính trị- xã hội là yếu tố khơng thể thiếu. Thơng tin chính trị- xã hội xun suốt trong chu trình hoạt động của đội ngũ cán bộ này.

Qua khảo sát thực tế ở các xã, phường, thị trấn ở Bắc Giang hầu hết đội ngũ CBCC đều không ngừng tiếp nhận bổ sung thông tin mới để phục vụ cho chức năng, nhiệm vụ của

mình. Thơng tin chính trị- xã hội được xem là điều kiện là cơ sở để người cán bộ lãnh đạo đưa ra các nghị quyết, quyết định và tổ chức thực hiện các nghị quyết, quyết định đó đồng thời là những thơng tin chính thống để CBCC định hướng truyền đạt thông tin xuống cho nhân dân.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý cấp cơ sở là lực lượng cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cơ sở, có vai trị quan trọng trong việc hoạch định đường lối chủ trương chính sách, trong tổ chức lãnh đạo chỉ đạo thực hiện sự phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ an ninh quốc phịng tại địa phương. Nắm bắt thơng tin, xử lý thông tin là những công việc hàng ngày và là công việc quan trọng nhất, quan hệ đến tất cả mọi lĩnh vực trong phạm vi, địa bàn hoạt động của người lãnh đạo quản lý. Bởi vậy người cán bộ lãnh đạo rất cần thơng tin chính trị- xã hội. Hiệu quả của hoạt động quản lý cũng như sự phát triển kinh tế- xã hội địa phương cao hay thấp phụ thuộc vào q trình thu thập nắm bắt, xử lý thơng tin của họ.

Việc nắm bắt và xử lý thơng tin chính trị- xã hội của đội ngũ này sẽ phụ thuộc vào: nguồn thông tin, cơ sở vật chất phục vụ khai thác và truyền thơng tin, trình độ năng lực của người lãnh đạo quản lý. Song trên thực tế hiện nay, việc phát huy vai trị của thơng tin chính trị- xã hội trong hoạt động lãnh đạo quản lý của đội ngũ CBCC cấp cơ sở ở tỉnh Bắc Giang đang đứng trước những vấn đề đặt ra phải giải quyết đó là: cơ sở vật chất phục vụ cho công tác khai thác và xử lý thơng tin chính trị- xã hội cịn nhiều bất cập, năng lực trình độ tiếp nhận và xử lý thơng tin của đội ngũ CBCC cấp cơ sở còn nhiều hạn chế.

Để giải quyết được những vấn đề trên nhằm nâng cao hơn nữa việc phát huy vai trò của thơng tin chính trị- xã hội trong hoạt động lãnh đạo quản lý đòi hỏi phải thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản: Nâng cao trình độ văn hố, lý luận chính trị, năng lực tư duy, năng lực tiếp nhận và xử lý thông tin; Xây dựng và phát triển mơi trường thơng tin chính trị- xã hội; Từng bước nâng cao trình độ kỹ năng sử dụng tin học, ứng dụng CNTT cho đội ngũ CBCC cấp cơ sở; Nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn cho đội ngũ CBCC cấp cơ sở; Phát huy dân chủ ở cơ sở.

Thực hiện đồng bộ, vận dụng sáng tạo và không ngừng rút kinh nghiệm, bổ sung giải pháp nêu trên là yếu tố khách quan rất cần thiết cho việc xây dựng và phát triển đội

ngũ CBCC cấp cơ sở ở Bắc Giang trong hiện tại và tương lai. Yếu tố chủ quan quyết định chính là tính tích cực tự giác của chính bản thân mỗi CBCC trong việc không ngừng tiếp nhận, bổ sung thông tin mới phục vụ cho công việc và khả năng làm chủ trong thời đại bùng nổ thông tin.

Ngày nay sự phát triển của CNTT trên thế giới, công cuộc đổi mới và CNH- HĐH ở nước ta khơng thể thiếu vai trị của CNTT. Khi CNTT đã và đang thâm nhập mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực của đời sống thì hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước càng không thể không đặt việc ứng dụng CNTT vào đúng vị trí của nó. Tin học hố hoạt động của các cơ quan đảng và tin học hoá trong quản lý nhà nước là nhân tố trực tiếp nâng chất lượng, hiệu quả hoạt động ra nghị quyết, quyết định của các chủ thể lãnh đạo quản lý. Hơn nữa tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước còn là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình đổi mới tổ chức, bộ máy; phương thức hoạt động; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơng chức; thúc đẩy cơng cuộc cải cách hành chính ở nước ta hiện nay. Đảng, Nhà nước và các cơ quan chính quyền các cấp cũng phải có quan điểm, có các chính sách về ứng dụng CNTT, chính sách thơng tin mang tính chiến lược cả trước mắt và lâu dài.

1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9.

V.G. Afanaxep (1979), Thông tin xã hội và quản lý xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Nguyễn Đức Bình (1983), Mấy vấn đề về tổ chức thực tiễn, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội.

Phạm Tất Dong (1997), Khoa học xã hội và Nhân văn mười năm đổi mới và phát

triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị Trung ương 3 (khố VIII), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung

ương khố IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X,

Một phần của tài liệu vai trò của thông tin chính trị - xã hội đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh bắc giang (Trang 89 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w