1.2. Các khái niệm
1.2.1. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân
tộc nội trú
Hướng nghiệp
Theo từ điển tiếng Việt (Viện ngơn ngữ năm 2001, NXB Đà Năng): Hướng nghiệp là thi hành những biện pháp nhằm bảo đảm sự phân bố tối ưu (cĩ chú ý tới năng khiếu, năng lực, thể lực) nhân dân theo ngành và loại lao động; giúp đỡ sự lựa chọn hợp lý ngành nghề.
Hướng nghiệp là khái niệm chung của một trong những lĩnh vực văn hĩa xã hội, được xuất hiện dưới hình thức quan tâm của xã hội và đào tạo nghề cho thế hệ đang lớn lên: hỗ trợ và phát hiện những thiên hướng và thực hiện đồng bộ các biện pháp chuyên mơn tác động đến con người trong việc tự xác định nghề nghiệp và lựa chọn hình thức tối ưu để cĩ việc làm, cĩ tính nhu cầu năng lực của con người, kết hợp với hồn cảnh kinh tế - xã hội trong thị trường lao động (Trần Xuân Thủy, et al, 2013).
Theo Nghị định số 75/NĐ – CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục cĩ khái niệm như sau:
nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu
sử dụng lao động của xã hội.
Trường THCS dân tộc nội trú
Trường THCS DTNT là trường chuyên biệt, là nơi nuơi dạy và chăm sĩc con em đồng bào các dân tộc ở các vùng kinh tế xã hội đặc biệt khĩ khăn nhằm khơng ngừng đáp ứng nhu cầu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho những địa phương này.
Đặc điểm
Trường THCS DTNT là trường chuyên biệt dành cho học sinh các dân tộc thiểu số, bản thân và gia đình thường trú ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo.
Nhiệm vụ của trường THCS DTNT là tạo nguồn đào tạo cán bộ cho miền núi, vùng dân tộc, Luật Giáo dục ghi:
Nhà nước thành lập trường PTDTNT, trường phổ thơng dân tộc bán trú, trường
Dự bị đại học cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình các dân tộc định cư lâu dài tại vùng cĩ điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khĩ khăn nhằm gĩp phần
tạo nguồn đào tạo cán bộ cho các vùng này.
(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016). Đặc điểm nổi bật trong tổ chức và hoạt động của trường PTDTNT là luơn cĩ sự tương tác giữa thầy và trị trong phần lớn thời gian cả chính khĩa và ngoại khĩa. Mục đích đào tạo thế hệ trẻ trở thành lực lượng lao động, theo mơ hình nhân cách mà xã hội địi hỏi ở từng thời kỳ phát triển của thời đại. Đối tượng của lao động sư phạm là học sinh, cơng cụ lao động sư phạm là nhân cách GV. Đặc điểm này cho thấy phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực sư phạm của GV là những thành tố quan trọng tạo nên chất lượng đội ngũ nhà giáo.
Ba đặc điểm nĩi trên, GV trường THCS DTNT cịn cĩ những đặc điểm riêng: Được hưởng phụ cấp ưu đãi trường chuyên biệt; am hiểu đặc điểm kinh tế - chính trị,
văn hĩa - xã hội, phong tục - tập quán của đồng bào các dân tộc; am hiểu đặc điểm tâm lý học sinh DTTS theo các vùng miền...
Bên cạnh HĐGDHN, GV trường THCS DTNT cịn thực hiện nhiệm vụ giáo dục nhân cách cho học sinh thơng qua các hoạt động văn hĩa, văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt chính trị đầu khĩa. Hạn chế những biểu hiện ỷ vào chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ưu tiên trong tuyển sinh và đào tạo, đề cao tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập; cĩ năng lực giải quyết những vấn đề nảy sinh trong cộng đồng các dân tộc, trong thực tiễn dạy học và quản lý dạy học, cùng nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ tạo nguồn đào tạo cán bộ cho miền núi vùng dân tộc (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2016).
Vai trị
Trường THCS DTNT cĩ vai trị quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị và củng cố an ninh, quốc phịng ở vùng cĩ đơng đồng bào dân tộc ít người; gĩp phần nâng cao mặt bằng dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cĩ trình độ cho người dân tộc.
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú
Giáo dục hướng nghiệp là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thơng tồn diện đã được xác định trong Luật Giáo dục. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 và chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng hiện nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường giáo dục hướng nghiệp nhằm gĩp phần tích cực và cĩ hiệu quả vào việc phân luồng học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc được tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu của xã hội (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2003).
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thơng nhằm mục đích bồi dưỡng, hướng dẫn học sinh, ngay từ trong nhà trường, chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đồng thời phù hợp với năng lực cá nhân.
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thơng cĩ nghiệm vụ: giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp; cho học sinh làm quen với một số nghề
phổ biến trong xã hội và các nghề truyền thống của địa phương; tìm hiểu năng khiếu, khuynh hướng nghề nghiệp của từng học sinh để khuyến khích, hướng dẫn và bồi dưỡng khả năng nghề nghiệp thích hợp nhất; động viên học sinh đi vào những nghề, những nơi đang cần.
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thơng bằng các hình thức: tích hợp nội dung hướng nghiệp vào các mơn học, lao động sản xuất và học nghề phổ thơng, hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp và các hoạt động ngoại khĩa khác (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2003).
Giáo dục hướng nghiệp: là một hệ thống các biện pháp giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ về tư tưởng, tâm lí, tri thức, kĩ năng để họ sẵn sàng đi vào ngành nghề, lao động sản xuất, bảo vệ Tổ quốc (Trần Tuyết Oanh; Phạm Khắc Chương; Phạm Viết Vượng; Nguyễn Văn Diện; Lê Tràng Đình, 2009).
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THCS dân tộc nội trú là một
bộ phận giáo dục tồn diện nhân cách người học trong các trường THCS dân tộc nội trú, được tổ chức cĩ mục đích, cĩ kế hoạch dưới vai trị chủ đạo của người thầy nhằm định hướng cho học sinh lựa chọn nghề ngiệp cĩ cơ sở khoa học vừa phù hợp với hứng thú năng lực của bản thân và phù hợp với nhu cầu của xã hội.
Hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú là một bộ phận của hoạt động giáo dục giáo dục tồn diện nhân cách người học, thơng qua các hoạt động “Đức, trí, thể, mỹ, lao động” học sinh sẽ phát huy những năng lực sở trường của bản thân, rèn luyện các em cĩ các kỹ năng, kỹ xảo trong học tập và lao động, nhằm phù hợp với điều kiện hồn cảnh của các em để các em phát triển hứng thú riêng của từng cá nhân.
Hoạt động GDHN tại các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú được thực hiện một cách chặt chẽ, lực lượng giáo viên tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động, cĩ mục tiêu cụ thể về GDHN, học sinh là người được bồi dưỡng, hướng dẫn ngay từ trong ghế nhà trường, để các em chọn nghề phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đồng thời phù hợp với năng lực cá nhân nhằm nâng cao kết quả GDHN trong nhà trường.