Chạy vốn và cấp vốn Những đường ban lắt léo.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản và biện pháp phòng chống” doc (Trang 36 - 37)

I NHỮNG BẤT CẬP-NGUYÊN NHÂN VÀ SỰ CẦN THẾT PHẢ CHỐNG THẤT THỐT, LÃNG PHÍ VỐN ĐẦU TƯ TRONG XÂY DỰNG

1/ Những bất cập và những mánh khoé moi tiền của Nhà nước trong xây dựng cơ bản.

1.5) Chạy vốn và cấp vốn Những đường ban lắt léo.

Nói đến xây dựng cơ bản là nói đến vốn, đến tiền. Làm thế nào để có tiền?, đây là cửa ải đầu tiên phải vượt qua..

Từ năm 1990 Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương chuyển từ cơ chế bao cấp trong đầu tư xây dựng cơ bản sang cơ chế tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư. Nhưng cho đến naythì những tồn tại, những thói quen, những tư tưởng về một cơ chế “xin-cho”, “cấp - phát” vẫn còn tồn tại, chưa được xố bỏ hết. Chính cơ chế cũ đã tạo ra thói quen cho chủ đầu tư khơng phải mất nhiều cơng sức trong việc tính tốn nguồn đầu tư, đơn đốc, thúc đẩy, cải tiến sản xuất nhằm thu hồi vốn nhanh. Cơ chế “ xin - cho” đã khiến cho các chủ đầu tư trở nên thiếu trách nhiệm trong việc sử dụng vốn đầu tư, càng xin được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu, không cần quan tâm hiệu quả đầu tư sẽ ra sao, phân bổ vốn này như thế nào... Chính vì vậy hiệu quả sử dụng vốn rất thấp, gây nên tình trạng thất thốt, lãng phí vốn đầu tư, tạo tính quan liêu trong việc xét duyệt, cấp phát vốn, gây nên tình trạng tham nhũng, tạo tâm lý ln có Nhà nước ở bên cạnh, dẫn đến tình trạng trơng chờ, ỷ lại, khơng khuyến khích được việc tự lực cánh sinh. Bắt nguồn từ đó, “chạy vốn “ đã trở thành một bước tất yếu đầu tiên chuẩn bị cho một công cuộc đầu tư. Theo một số người chạy vốn chuyên nghiệp thì để đảm bảo cho việc chạy vốn thành công phải biết vạan dụng ba bí quyết: “ nhất quen, nhì thế, ba là giỏi biết vận dụng sự nhân danh”. Cách thức phổ thông hiện nay là người ta không cấp cho cùng một lúc mà chia ra làm nhiều đợt, nhiều năm. Như vậy số tiền cấp cho đợt sau sẽ phụ thuộc vào cách xử sự của người được cấp vốn trong đợt trước, tất cả là một vấn đề qua nhiều khâu lắt léo,

tế nhị và nó có ảnh hưởng trực tiếp đến các cơng trình, đổ lên đầu các cơng trình. Chính vì vậy khâu “chạy, xin , cho. cấp, phát” cũng đóng góp một phần khơng nhỏ trong tình hình thất thốt, lãng phí chung của ngành xây dựng.

1.6) Tình trạng "Một cửa mà có nhiều chìa khố".

Trong những năm qua Nhà nước ta đã liên tục cải tiến các thủ tục, chính sách nhằm nâng cao tiến độ và hiệu quả đầu tư trong xây dựng cơ bản, chính sách “một cửa“đã được thực hiện nhưng tình trạng “một cửa mà có nhiều chìa khố”, một cửa mà lại cửa quyền, hay tình trạng chỉ quản có một cửa vào, cịn bỏ ngỏ cửa ra và bng lỏng quản lý cũng gây khơng ít tai hại và thiệt thịi cho nền kinh tế nói chung và của ngành xây dựng nói riêng. Cửa thì giảm đi nhưng thủ tục thì vẫn cịn rối rắm.Có những cơng trình đặc biệt khi đã qua được cửa chính thì lai phải luồn qua không biết bao nhiêu cửa ngách, cửa hậu thì mới xong việc. Chẳng thế mà một cơng trình xây dựng cơ bản hiện nay phải gánh trên nó ngồi khối lượng sắt, thép, bê tơng khổng lồ trên một nền đất khơng lấy gì làm đảm bảo vững chắc cộng thêm cái “nền xã hội” phức tạp, rối rắm... nên bị móng lún, trần dột, tường nứt cũng khơng có gì ngạc nhiên cho lắm.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập “Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn ngân sách Nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản và biện pháp phòng chống” doc (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(57 trang)
w