Vai trò của AFTA đối với các nền kinh tế thành viên

Một phần của tài liệu Khu-vực-thương-mại-tự-do-ASEAN-AFTA-và-thực-tiễn-hội-nhập-của-Việt-Nam-ts (Trang 82 - 90)

2.3. Vai trò của AFTA trong bối cảnh hợp tác kinh tế quốc tế hiện nay

2.3.2.2. Vai trò của AFTA đối với các nền kinh tế thành viên

Tự do hố mang lại nhiều lợi ích cho tất cả các nước tham gia, nhất là đối với những nước đang phát tri ển như đa số các nước thành viên ASEAN, tự do hóa thương mại khơng những tạo thuận lợi cho các nước này mở rộng thị trường, tăng khả năng thương mại mà cịn mang lại những lợi ích to lớn như cải thiện hiệu quả nền kinh tế, cải cách thể chế, tăng khả năng thu hút đầu tư nước ngoài….

Về lý luận, những tác động của tự do hóa thương mại thường được chia thành hai loại là tác động “tĩnh” và tác động mang tính chất “động”. Các tác động “tĩnh” được coi là những phản ứng một lần của các nhóm đối tượng đối với những thay đổi về giá tương đối nhờ vào tự do hóa thương mại, từ đó có thêm vốn và cơng nghệ, tập hợp lực lượng để khơng chỉ bảo vệ lợi ích của mình mà cịn giúp cho các nước này cải cách thể chế và mơ hình nền kinh tế. Những tác động này xuất phát từ việc tái phân bổ các nguồn lực giữa các ngành khi giá cả của các nước ngày càng tiến gần hơn với giá thế giới và nhìn chung được hiểu như đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Ngược lại, các tác động mang tính chất “động” diễn ra có tính chu kỳ và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Mặc dù, những tác động này rất khó được phân tách trên thực tế, bởi vì bên cạnh tự do hố thương mại, cịn có nhiều yếu tố

khác tác động lên các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, và hơn nữa, chúng lại được thể hiện rất khác nhau ở các nước và trong mỗi giai đoạn phát triển của từng nước.

Trên thực tế, tự do hóa thương mại có những tác động rất đa chiều tới các mặt của đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia. Các tác động này thể hiện rõ nét nhất trên ba nhóm đối tượng: Người tiêu dùng, doanh nghiệp và rộng hơn là nền kinh tế và chính phủ.

Đối với người tiêu dùng, việc cắt giảm và xóa bỏ thuế quan cũng như rào cản

phi thuế quan trong AFTA mang lại những lợi ích kinh tế trước tiên cho các đ ối tượng này.

Thơng qua q trình tự do hóa thương mại, người tiêu dùng được tiếp cận với một thị trường phong phú hơn về các loại hàng hóa với giá cả thấp hơn. Nói cách khác, người tiêu dùng với một số tiền như trước đây sẽ mua được nhiều hàng hóa hơn trong hiện tại và với một số tiền như vậy trong hiện tại sẽ mua được nhiều hàng hóa hơn trong tương lai. Tuy nhiên, tác động này sẽ khơng giống nhau trong cùng một thời điểm giữa các nhóm nước trong ASEAN. Do lộ trình thực hiện tự do hóa thuế quan của các nước ASEAN 6 đư ợc tiến hành nhanh hơn ASEAN 4 nên thời điểm các nước này hoàn thành việc cắt giảm thuế quan sẽ trước các nước cịn lại. Vì thế, thời điểm người tiêu dùng của những nước này được hưởng những lợi ích kinh tế do giá cả thấp hơn trước khi cắt giảm thuế quan mang lại sẽ sớm hơn tại những nước ASEAN 4.

Đối với doanh nghiệp và các nền kinh tế, tự do hóa thương mại hàng hố sẽ

mang lại những lợi ích kinh tế to lớn.

Thứ nhất, doanh nghiệp và nền kinh tế sẽ có được sự tăng trưởng khi tham gia

AFTA. Sự tăng trưởng của doanh nghiệp, trước tiên, xuất phát từ việc doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với những yếu tố đầu vào của sản xuất với chi phí thấp. Chi phí đầu vào thấp sẽ giảm chi phí sản xuất, từ đó giảm giá thành của hàng hóa cuối cùng khi được chuyển đến người tiêu dùng; và những hàng hóa cuối cùng của một doanh nghiệp này nhiều khi lại đư ợc sử dụng như hàng hóa trung gian đ ể tạo thành sản phẩm cho một doanh nghiệp khác. Giá thành thấp của hàng hóa sẽ làm lợi cho người tiêu dùng khi mua được hàng nhập khẩu ở mức giá rẻ hơn trước khi tự do hoá thương mại được tiến hành. Điều này sẽ khuyến khích tiêu dùng, từ đó làm tăng nhu cầu đối với hàng nhập khẩu từ các thành viên trong AFTA và kết quả là gia tăng nhập khẩu hàng hóa của các thành viên khác trong khu vực thương mại tự do có mức giá thấp hơn giá hàng hóa nội đ ịa của mình hoặc của nhà sản xuất ngoài AFTA. Hiện tượng này trong thương mại quốc tế được gọi là hiệu ứng tạo thêm

thương mại (trade creation) của các FTA [20, tr. 54]. Thông qua cơ chế này, cuối cùng sẽ tạo ra những lợi ích kinh tế lớn hơn cho tồn bộ nền kinh tế. Cùng với đó, khi những rào cản thương mại được xóa bỏ, doanh nghiệp sẽ có cơ hội mở rộng thị trường thơng qua việc tiếp cận và đưa hàng hóa của mình sang thị trường của những quốc gia khác mà không bị hạn chế bởi những hàng rào bảo hộ (trên thực tế, AFTA đã tạo ra một thị trường rộng lớn với 616 triệu người) [122, tr. 2]. Thương mại gia tăng cùng với quy mô thị trường lớn hơn cuối cùng sẽ tạo ra hiệu ứng tăng trưởng cho nền kinh tế của các quốc gia thành viên AFTA.

Tuy vậy, tác động tăng trưởng trên thực tế đối với mỗi nền kinh tế thành viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố của chính bản thân nền kinh tế đó, trong đó quan trọng nhất là các yếu tố: năng lực cạnh tranh, cơ cấu kinh tế và mức độ “tương tác” với AFTA. Tất cả các yếu tố này đ ều tác đ ộng theo hướng tỷ lệ thuận với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế mà AFTA mang lại:

- Đối với yếu tố năng lực cạnh tranh của nền kinh tế hoặc hẹp hơn là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, mặc dù về mặt lý thuyết, AFTA mang lại cho mỗi doanh nghiệp của mỗi quốc gia một thị trường chung rộng lớn với hơn 600 triệu dân của cả 10 quốc gia thành viên, nhưng việc có thể thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường đó hay khơng ph ụ thuộc rất nhiều vào năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp, khơng chỉ về giá cả, hình thức, chất lượng hàng hóa mà cịn nhiều yếu tố khác như chiến lược kinh doanh, quảng bá sản phẩm…. Cơ cấu xuất nhập khẩu của mỗi nền kinh tế cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận những lợi ích mà AFTA đem lại. Do sự tương đồng trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa một số nước, đ ặc biệt giữa các nước ASEAN 4 nên nếu chỉ tiến hành xuất khẩu những loại hàng hóa tương đồng, ví dụ như hàng nơng sản sang thị trường của nhau thì những lợi ích từ việc mở rộng thị trường, tăng trưởng thương mại sẽ là khơng lớn.

- Bên cạnh đó, nếu cơ cấu kinh tế quốc gia có những điểm chưa hợp lý, ví dụ như khơng có những ngành cơng nghiệp phụ trợ hay cơng nghiệp chế tạo thì có khả năng sẽ khơng hiện thực hố được những lợi ích của q trình tự do hóa thương mại đem lại. Chẳng hạn theo quy định của AFTA, để được hưởng những ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường một nước ASEAN, hàng hóa đó ph ải đáp ứng đư ợc các tiêu chuẩn về quy tắc xuất xứ để được coi là hàng hóa có xuất xứ từ ASEAN, nhưng nếu đối chiếu tiêu chuẩn này với một số hàng hóa của Việt Nam hiện nay, đi ển hình như dệt may khi phần lớn nguyên liệu đều nhập khẩu từ Trung Quốc do nguồn nguyên liệu bông trong

nước mới chỉ đáp ứng nhu cầu từ 1-3% cho sản xuất sợi, còn nguyên liệu vải chỉ cung cấp được từ 20-25% cho ngành may nội địa và xuất khẩu [67], thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam dù xuất khẩu sang thị trường ASEAN nhưng cũng không thể hưởng những ưu đãi t ừ việc cắt giảm thuế quan mang lại do khơng đáp ứng được tiêu chí xuất xứ hàng hố của ASEAN.14

- Đặc biệt, mức độ “tương tác” giữa mỗi nền kinh tế với AFTA, nói cách khác, mức độ “hấp dẫn” của AFTA trong việc thu hút các hoạt động thương mại nội khối giữa các nước thành viên, cũng sẽ tác đ ộng đáng k ể tới lợi ích thương mại tạo ra cho mỗi thành viên. Bởi lẽ, nếu thị trường nội khối khơng hấp dẫn thì những giá trị thương mại mà AFTA mang lại cho các thành viên sẽ không lớn do các hoạt động thương mại chủ yếu vẫn diễn ra giữa các thành viên với các đối tác thương mại bên ngoài. Đặc biệt, khi trên thực tế, việc ký kết những FTA với bên ngồi khơng chỉ còn là những hiện tượng đơn lẻ mà đang ngày càng phổ biến như một xu thế như hiện nay thì những tác động và vai trò của AFTA đối với các QGTV khác nhau sẽ càng khác biệt.

Tất cả những yếu tố này lý giải tại sao giá trị trao đổi thương mại nội khối của mỗi thành viên ASEAN không giống nhau, trong đó, đ ặc biệt chênh lệch giữa các nước ASEAN 6 với trình độ phát triển cao hơn và các nước ASEAN 4 có sự phát triển thấp hơn về nhiều phương diện. Cụ thể, theo các số liệu thống kê từ Ban thư ký ASEAN năm 2016, có tới ba trên tổng số các nước trong ASEAN 6 có tổng giá trị trao đổi thương mại nội khối trên 100 tỷ USD, lần lượt là Malaysia hơn 102 tỷ USD, Thái Lan gần 105 tỷ USD và cao nhất là Singapore với hơn 182 tỷ USD; ba nước cịn lại có giá trị trao đổi thương mại xếp từ cao xuống thấp là Indonesia - 63 tỷ USD, Philippines - 25 tỷ USD và Brunei - 3 tỷ USD. Trong số các nước ASEAN 4, Việt Nam là quốc gia có tổng giá trị thương mại trong AFTA lớn nhất, lên tới 41 tỷ USD, tiếp đến là Myanmar - 11 tỷ USD, Campuchia - 5 tỷ USD và cuối cùng là Lào - 4 tỷ USD [105]. Mặc dù số lượng có thể thay đổi theo từng năm nhưng tổng giá trị trao đổi thương mại nội khối giữa AFTA với các nước ASEAN 4 hiện nay vẫn có sự chênh lệnh lớn so với các nước ASEAN 6. Tuy nhiên, nếu so sánh trong tổng giá trị thương mại của mỗi nước, ngoại trừ Lào và Myanmar thì tỷ trọng thương mại nội khối của mỗi nước trong tổng giá trị thương mại của nước đó về cơ bản là khá tương đ ồng giữa các QGTV. Do đó, nh ững tác đ ộng tăng trưởng mà AFTA mang lại là khơng thể phủ nhận nhưng sẽ có sự khác nhau nhất định giữa các thành viên.

Thứ hai, quá trình tự do hóa trong khu vực thương mại tự do góp phần cải

thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp và cả nền kinh tế. Một thị trường mở bên cạnh rất nhiều những lợi ích thì đồng thời cũng đặt các nhà sản xuất trong nước trước sức ép cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp nước ngoài, bởi khơng một mệnh lệnh hành chính nào có thể buộc người tiêu dùng phải lựa chọn sản phẩm trong nước trong khi một sản phẩm cùng loại của nước ngồi có ưu thế hơn hẳn về giá cả và chất lượng. Đi ều này buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đ ổi mới, cải tiến, hồn thiện tồn bộ từ quy trình cơng nghệ, kỹ thuật đ ến quản trị doanh nghiệp để vừa nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng vẫn phải đảm bảo giá ở mức có khả năng cạnh tranh với hàng hóa nước ngồi.

Đối với tồn bộ nền kinh tế, nguyên tắc cạnh tranh đòi hỏi phải phân phối và sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả. Điều này giúp cho mỗi quốc gia có thể tìm ra những ngành, những lĩnh vực thế mạnh để chun mơn hóa. Những yếu tố này, về mặt lâu dài đều tạo nên những lợi ích tích cực cho toàn bộ nền kinh tế của quốc gia. Hơn nữa, khi tham gia vào thương mại quốc tế, một nước muốn duy trì lợi thế cạnh tranh phải đảm bảo năng lực của khơng chỉ doanh nghiệp mà cịn của tất cả những yếu tố trong nền kinh tế như chính sách, luật lệ, mơi trường kinh doanh, cơ quan thực thi pháp luật…. Chẳng hạn, thủ tục hành chính q phức tạp, các luật lệ khơng

có tính ổn định, hành vi thiếu trách nhiệm, cố tình gây khó khăn của cơng chức và các cơ quan công quyền… đều khiến mơi trường kinh doanh của một quốc gia thiếu tính cạnh tranh so với các nước khác, và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt đ ộng và khả năng cạnh tranh của chính nền kinh tế. Vì thế, sức ép của q trình tự do hóa thương mại sẽ buộc các quốc gia phải cải cách, qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện của toàn bộ thể chế kinh tế và nền kinh tế quốc gia. Đây là những tác động mang tính chất trung và dài hạn, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp và những nền kinh tế chậm phát triển như các nước ASEAN 4, thơng qua q trình vừa đảo thải vừa tự cải thiện để thích nghi với mơi trường kinh doanh mới.

Đối với chính phủ, tự do hóa thương mại trong khn khổ ASEAN buộc các

nước này phải cải cách thể chế và cơ cấu lại nền kinh tế theo mơ hình mở cửa thị trường, qua đó có nh ững bước chuẩn bị, “tập dượt” và tích luỹ các bài học kinh nghiệm quý báu cho các tiến trình tự do hóa thương mại ở các cấp độ rộng lớn và phức tạp hơn như WTO, TPP, EVFTA….

Để thực thi những cam kết của AFTA, tất cả các quốc gia thành viên đều phải đảm bảo sự tương thích giữa thể chế quốc gia với những quy định trong các hiệp định tự do hóa thương mại. Chẳng hạn như sự tương thích giữa các quy định về hệ

thống thuế quốc gia với lộ trình cắt, giảm thuế quan của AFTA, hay tương thích trong hoạt động của cơ quan hải quan với những nguyên tắc, tiêu chuẩn và quy định về thuận lợi hóa thương mại của ASEAN. Đối các nước ASEAN, đa số là các nước đang phát triển và chậm phát triển, sẽ khó có được hệ thống thể chế tương thích ngay với những u cầu của q trình tự do hóa thương mại. Vì vậy, những nước đang phát triển, chủ yếu là ASEAN 4 sẽ là những nước chịu tác động nhiều nhất từ yêu cầu cải cách tồn diện, từ hệ thống pháp luật, mơi trường kinh doanh, thể chế hành chính và đội ngũ nhân lực… khi tham gia và thực hiện những nghĩa vụ pháp lý theo các quy định của AFTA.

Cùng với việc thực thi những hoạt động cải cách, quá trình thực hiện AFTA cũng sẽ tác động đến việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là những nước chậm phát triển hơn trong khối theo hướng phổ biến là chuyển dịch trong cơ cấu ngành từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ; chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang các lĩnh vực phi nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ và chuyển dịch theo vùng lãnh thổ với việc phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn, miền núi, các vùng kém phát triển nhằm khắc phục tình trạng chênh lệch trong phát triển.

Đặc biệt, khi q trình tự do hóa thương mại của mỗi quốc gia đã và đang diễn ra theo rất nhiều tầng nấc đan xen lẫn nhau, thì những tác động đối với các chính phủ sẽ ngày càng lớn. Bởi lẽ một quốc gia không những cần phải cải cách để thực hiện cam kết trong AFTA mà còn phải thực hiện cả những cam kết trong các FTA giữa ASEAN với bên ngoài, cũng như giữa mỗi thành viên với riêng từng đối tác. Điều này đòi hỏi mỗi quốc gia, một mặt phải cải cách để thực thi tất cả những cam kết, nhưng mặt khác, không đư ợc tạo ra sự chồng chéo, tản mạn và trạng thái bị động trong việc thực hiện các cam kết quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tự do hoá thương mại được hiểu là “q trình cải cách nhằm xố bỏ dần dần

Một phần của tài liệu Khu-vực-thương-mại-tự-do-ASEAN-AFTA-và-thực-tiễn-hội-nhập-của-Việt-Nam-ts (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(192 trang)
w