Tiêu chí Số lượng Tỉ lệ (%) Giới tính Nam 40 14,6 Nữ 227 82,8 Khác 7 2,6 Năm học Năm nhất 74 27 Năm hai 74 27 Năm ba 52 19 Năm tư 74 27 Điểm trung bình Xuất sắc 10 3,6 Giỏi 112 40,9 Khá 140 51,1 Trung bình 12 4,4 Điểm rèn luyện Xuất sắc 39 14,2 Tốt 146 53,3 Khá 82 29,9 Trung bình 7 2,9
2.1.2. Công cụ nghiên cứu
Công cụ nghiên cứu chính của đề tài là Bảng hỏi Tự chấp nhận vô điều kiện (USAQ) của Chamberlain & Haaga (2001). Bên cạnh đó, một cơng cụ khác là Bộ câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc dành cho sinh viên Khoa Tâm lý học Trường ĐHSP TP.HCM.
2.1.2.1. Quy trình thích nghi và thiết kế cơng cụ
Bảng hỏi Tự chấp nhận vô điều kiện được xin phép bản quyền từ tác giả, sau đó chuyển ngữ và dịch ngược. Người nghiên cứu tự điều chỉnh một số từ sử dụng và cách viết câu sao cho phù hợp mà không làm mất đi ý nghĩa của mệnh đề được nêu ra.
Qua nghiên cứu về khái niệm, vai trị, mối liên hệ của tự chấp nhận vơ điều kiện và các yếu tố khác như hạnh phúc, lòng tự trắc ẩn, niềm tin phi lý và sức khỏe tâm lý/ tâm thần. Bộ câu hỏi phỏng vấn bán cấu trúc dành cho sinh viên Tâm lý học được thiết kế với những câu hỏi mở nhằm thu thập thơng tin về các khía cạnh của tự chấp nhận dưới góc nhìn, quan điểm và trải nghiệm của 8 sinh viên ngành Tâm lý học tham gia nghiên cứu.
2.1.2.2. Mô tả công cụ a. Bảng hỏi tự chấp nhận
Phiếu khảo sát Tự chấp nhận vô điều kiện của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường
ĐHSP TP.HCM bao gồm 2 phần:
Phần A: Thông tin cá nhân của người tham gia, gồm: giới tính, năm học, điểm trung bình và điểm rèn luyện.
Phần B: Nội dung bảng hỏi gồm 20 câu hỏi đo lường mức độ sinh viên chấp nhận bản thân vô điều kiện (Chamberlain & Haaga, 2001). Các câu hỏi được trải dài trên thang đo từ 1 đến 7 với các giá trị tương ứng:
(1) Gần như luôn luôn sai (2) Thường sai
(3) Thường sai nhiều hơn đúng (4) Số lần đúng và sai bằng nhau (5) Thường đúng nhiều hơn sai (6) Thường đúng
b. Bảng phỏng vấn tự chấp nhận
Phần A: Thu thập thông tin ban đầu về sức khỏe, cảm xúc cũng như các thơng tin về trải nghiệm trong gia đình, học tập và sự kiện đặc biệt của người tham gia trong thời gian gần.
Phần B: Nội dung phỏng vấn tìm hiểu về quan điểm và trải nghiệm của người tham gia qua một số câu hỏi về cách họ định nghĩa, nhận định về tự chấp nhận, những chia sẻ của họ về quá trình tự chấp nhận, quan điểm của họ về một người tự chấp nhận cao/thấp, những yếu tố tác động đến tự chấp nhận cũng như vai trò của tự chấp nhận trong đời sống cá nhân.
2.1.2.3. Cách xử lí và đánh giá
a. Bảng hỏi tự chấp nhận vô điều kiện
Phần A: Thông tin cá nhân của sinh viên trong phiếu khảo sát, số liệu được sử dụng để thống kê tính tần số, khơng tính điểm.
Phần B: 20 câu hỏi được tính như sau:
(a). Sẽ tính điểm ngược: 7=1, 6=2, 3=5, 4=4 với 11 câu hỏi, bao gồm: 1, 4, 6, 7, 9, 10, 12, 13, 14, 15, 19. Có nghĩa rằng, điểm số cao bằng mức độ tự chấp nhận thấp. (b). Tính điểm bằng với điểm được cho: 1=1, 7=7 và tương tự, bao gồm: 2, 3, 5, 8, 11, 16, 17, 18, 20. Có nghĩa rằng, điểm số cao cho thấy mức độ tự chấp nhận cao.
(c). Tính tổng tất cả các câu thành phần
Trong nghiên cứu đâu tiên của Haaga, điểm trung bình của nhóm sinh viên là 82,78 với độ lệch chuẩn là 17,28. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu vĩ mô nào sử dụng Bảng hỏi tự chấp nhận vô điều kiện nên không thể xác định được thang điểm về tự chấp nhận. Việc xử lý và đánh giá điểm của bảng hỏi đang được các nhà nghiên cứu thực hiện trên mẫu quy mô hơn (Falkenstein & Haaga, 2013).
Vì thế, điểm tổng được người nghiên cứu quy đổi thành 7 mức độ như sau: lấy điểm tổng cao nhất (140) trừ điểm tổng thấp nhất (20) và chia cho số mức độ được lựa chọn (7), kết quả ghi nhận trên 7 mức độ với số điểm tương ứng dưới bảng 2.2:
Bảng 2.2. Phân chia mức độ tự chấp nhận dựa trên điểm trung bình Mức 1 (Rất thấp) Mức 2 (Thấp) Mức 3 (Khá thấp) Mức 4 (Trung bình) Mức 5 (Khá cao) Mức 6 (Cao) Mức 7 (Rất cao) Điểm tổng 20 đến 37 38 đến 54 55 đến 71 72 đến 88 89 đến 105 106 đến 122 123 đến 140 b. Bảng hỏi phỏng vấn
Thông tin buổi phỏng vấn được ghi chép thành văn bản. Quá trình xử lý kết quả phỏng vấn như sau:
- Tìm kiếm những thông tin liên quan đến mục tiêu ban đầu và lợi ích cuộc phỏng vấn hướng đến để mã hóa. Nếu có các vấn đề mới phát sinh sẽ được ghi nhận thêm trong q trình mã hóa.
- Xác định các sự kiện, đặc điểm, ý nghĩa, các hoạt động, các từ/cụm từ, hành vi được đề cập và phân loại thành các “mã” hoặc “từ ngữ”.
- Phân biệt hoặc tích hợp các sự kiện, nhóm các thơng tin ghi chép được thành các đơn vị/nhóm có ý nghĩa theo chủ đề để rút ra kết luận.
- Quá trình xử lý được thực hiện cho đến khi bản ghi chép khơng cịn gì mới và một số mã đã nổi bật lên, mối liên kết giữa các mã đã được hình thành.
2.1.2.4. Độ tin cậy của thang đo
Bảng 2.3 dưới đây trình bày độ tin cậy của bảng hỏi Tự chấp nhận vô điều kiện. Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là 0,7 đạt mức tốt.
Bảng 2.3. Hệ số tin cậy của thang đo
Thang đo Số câu
Hệ số tin cậy (Cronbach’s Alpha)
2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường ĐHSP TP.HCM
2.2.1. Kết quả khảo sát tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường ĐHSP TP.HCM trên toàn mẫu
Bảng 2.4. Mức độ tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường ĐHSP TP.HCM Mức độ Xếp loại Tổng điểm Tần số Tỉ lệ (%) 1 Rất thấp 20 đến 37 0 0 2 Thấp 38 đến 54 2 0,7 3 Khá thấp 55 đến 71 41 15 4 Trung bình 72 đến 88 146 53,3 5 Khá cao 89 đến 105 76 27,7 6 Cao 106 đến 122 8 2,9 7 Rất cao 123 đến 140 1 0,4
Kết quả thống kê ở bảng 2.4 cho thấy 274 sinh viên tham gia trả lời 20 câu hỏi về tự chấp nhận vô điều kiện: chỉ có 0,4% sinh viên có mức độ tự chấp nhận ở mức rất cao, có 2,9% sinh viên ở mức cao, 27,7% sinh viên ở mức khá cao, 53,3% ở mức trung bình, 15% ở mức khá thấp và 0,7% ở mức thấp, khơng có bất kì sinh viên nào trong mẫu nghiên cứu có mức tự chấp nhận rất thấp.
Như vậy, sự tự chấp nhận của đa số sinh viên Khoa Tâm lý học Trường ĐHSP TP.HCM ở mức trung bình. Trung bình điểm tổng của tự chấp nhận trên mẫu là 83,32 thuộc mức trung bình, trong đó tổng điểm thấp nhất là 52 và cao nhất là 129 với độ lệch chuẩn là 12,17. Biểu đồ 2.1 phân bố mức độ tự chấp nhận của sinh viên tập trung ở mức trung bình đến khá cao.
Biểu đồ 2.1. Phân bố mức độ tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường ĐHSP TP.HCM
Dưới quan điểm của A. Ellis, chấp nhận mình một cách trọn vẹn và vơ điều kiện trong việc nhìn nhận rõ sự sinh động của bản thân, chọn sống hạnh phúc và hạn chế những nỗi đau không cần thiết, tập trung vào sự trưởng thành, chấp nhận chính mình mà khơng chịu bất kì sự tác động của đánh giá nào khác. Trong quá trình phát triển, thanh niên sinh viên là giai đoạn có sự tự ý thức ngày càng được nâng cao, cá nhân dần khám phá và có sự tự đánh giá về bản thân một cách rõ ràng hơn. Sinh viên Tâm lý học là những người được tiếp cận với tri thức khoa học về đời sống tâm lý con người, về các chiều kích sâu hơn trong tiến trình khám phá bản thân. Vì thế, sự tiếp cận ấy cũng góp phần vào việc sinh viên mở rộng và đi sâu hơn trong việc xác định mục đích và ý nghĩa cuộc sống của mình, khởi đi từ việc lắng nghe bản thân và học cách đón nhận mình với tất cả những trải nghiệm, những ưu khuyết điểm, những tiềm năng và giới hạn của bản thân.
Tỉ lệ tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường ĐHSP TP.HCM có xu hướng phân bố thiên về mức trung bình – khá cao, điều này cũng thể hiện một khuynh hướng tích cực của sinh viên Tâm lý học trong việc họ đang tiến dần đến sự tự chấp nhận hồn tồn và vơ điều kiện.
0 % 0,7 % 15 % 53,3 % 27,7 % 2,9 % 0,4 %
Bảng 2.5. Một số khía cạnh nổi bật trong tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý Trường ĐHSP TP.HCM
Biểu hiện ĐTB ĐLC
Điểm số cao nhất
Khi tôi quyết định đặt mục tiêu cho chính mình thì việc cố gắng để đạt được hạnh phúc quan trọng hơn là cố gắng để chứng tỏ bản thân.
5,47 1,56
Tơi tin rằng tơi có giá trị, đơn giản chỉ vì tơi là một con
người. 5,26 1,70
Khi tôi nhận một phản hồi tiêu cực, tơi xem đó như
một cơ hội để cải thiện hành vi và biểu hiện của mình. 5,01 1,33
Điểm số thấp nhất
Tôi nghĩ rằng ai thành công trong những việc họ làm
là người có giá trị đặc biệt. 2,39 1,36 Tơi đặt cho mình những mục tiêu với hy vọng khi đạt
được thì tơi có thể cho mọi người thấy giá trị của mình. 3,08 1,48 Tơi cảm thấy một số người có giá trị hơn những người
khác. 3,27 1,64
Kết quả trên ghi nhận quan điểm “thường đúng nhiều hơn sai” với các mệnh đề của tự chấp nhận vô điều kiện thể hiện việc đa số sinh viên Tâm lý tập trung và hướng đến việc đạt được hạnh phúc hơn là thể hiện hoặc đánh giá chính mình, cảm nhận của sinh viên về giá trị nguyên bản và ý thức của họ trong việc nhìn nhận sự phản hồi, đánh giá của người khác trong đời sống thường ngày. Cũng trên bảng 2.5 cho thấy các mệnh đề ngược với sự tự chấp nhận như việc nhìn nhận, so sánh và định giá trị của một người dựa trên thành công, mong đợi sự ghi nhận từ người khác hầu hết được sinh viên Tâm lý nhận định những điều ấy “thường sai nhiều hơn đúng”. Điều này cho thấy các sinh viên đều ý thức được giá trị của sự tồn tại hợp lý và chấp nhận mình qua việc khơng đánh giá bản thân trong bất kì điều kiện hay sự thể hiện nào của mình.
Biểu đồ 2.2 dưới đây thể hiện khuynh hướng của sinh viên Tâm lý trong việc nhìn nhận ý nghĩa của sự tự chấp nhận là hướng đến cảm nhận hạnh phúc hơn là chứng tỏ mình khi đặt mục tiêu cá nhân.
Biểu đồ 2.2. Phân bố lựa chọn cho mệnh đề “Khi quyết định đặt mục tiêu cho chính mình thì việc cố gắng để đạt được hạnh phúc quan trọng hơn là cố gắng để chứng
tỏ bản thân”
Kết quả trên cho thấy, phân bố lựa chọn hướng đến hạnh phúc hơn nhiều hơn việc chứng tỏ bản thân, thống kê chỉ ra đa số sinh viên chọn câu trả lời thường đúng, luôn đúng và đúng nhiều hơn sai. Điều này thể hiện việc sinh viên Tâm lý dần ý thức rõ ràng hơn nhu cầu và mong muốn của bản thân mỗi khi đặt mục tiêu cho chính mình trong cuộc sống đó là hướng đến hạnh phúc hơn là chứng tỏ bản thân với người xung quanh.
Trong điều kiện về mối quan tâm của A. Ellis với sự phát triển, duy trì và điều trị các vấn đề về cảm xúc, ông rất hứng thú trong việc tìm hiểu và khám phá xem điều gì khiến con người vui vẻ. Ông nhận định rằng việc cá nhân cảm nhận hạnh phúc trong điều kiện của cảm giác hài lịng và có thể đạt được qua sự tham gia tích cực của họ vào các hoạt động, và đó chỉ là hạnh phúc ngắn hạn dựa trên nền của sự hài lịng
tạm thời. Trong khí đó, hạnh phúc thật sự là khi con người có những cảm xúc dương tính với những trải nghiệm của mình, đó là kết quả đáp ứng những tiềm năng, sự phấn đấu của cá nhân để hướng tới sự xuất sắc và tự hiện thực hóa.
Cũng trong việc nhìn nhận sự tự chấp nhận, biểu đồ 2.3 dưới đây thể hiện khuynh hướng định giá trị không dựa trên sự thành công của sinh viên Khoa Tâm lý.
Biểu đồ 2.3. Phân bố lựa chọn cho mệnh đề “Tôi nghĩ rằng ai thành công trong những việc họ làm là người có giá trị đặc biệt”
Kết quả của khuynh hướng sinh viên có định giá trị của một người dựa trên sự thành công hay không phân bố tập trung ở lựa chọn cho rằng điều đó thường sai, sai nhiều hơn đúng nhưng cũng có gần 20% sinh viên chọn đúng và sai bằng nhau. Điều này cho thấy khuynh hướng chung của sinh viên Tâm lý trong việc định giá trị của một người không dựa trên sự thành công hay dựa vào năng lực thơng qua thành tích và sự cơng nhận từ bên ngoài để đánh giá về giá trị bản thân nhưng đặt trên nền của sự hiện hữu như một người có giá trị.
Trong “The Value of Human Being” Bernard đã xác định rằng việc định giá trị (valuing) của một người trong nhìn nhận việc được sống hay được tồn tại đã được nhiều nhà triết học hiện sinh như Paul Tillich, Robert S. Hartman khi xem nó là một giải pháp hợp lý cho vấn đề của giá trị bản thân khi cá nhân cảm nhận mình như một
con người có đầy đủ giá trị, bao gồm những phẩm chất đẹp và những thành tích tốt, xứng đáng được nhận đối xử tôn trọng và yêu thương bởi người khác (Bernard, 2013). Đi sâu vào cấu trúc của giá trị bản thân, có những lĩnh vực mà tại đó cá nhân sẽ xác định cho mình một giá trị nhất định. Jennifer Crocker cho rằng nếu cá nhân đánh giá mình dựa trên sự thành cơng hay thấy bại sẽ dẫn tới sự căng thẳng và đau khổ tâm lý. Việc đặt giá trị bản thân vào sự thành cơng khiến cá nhân khơng thể duy trì được cảm giác về giá trị bản thân bởi những thất bại là một trong những nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tâm thần như trầm cảm, rối loạn ăn uống (Crocker, Luhtanen, Cooper & Bouvrette, 2003).
2.2.2. Kết quả so sánh tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường ĐHSP TP.HCM dựa trên các tham số nghiên cứu
2.2.2.1. Giới tính
Bảng 2.6. Điểm trung bình về tự chấp nhận giữa các giới tính
Giới tính N ĐTB ĐLC Trị số F Sig Tự chấp nhận Nam 40 84,05 15,80 0,95 0,39 Nữ 227 83,01 11,45 Khác 7 89,14 11,14
Từ bảng 2.6, kết quả kiểm nghiệm ANOVA cho giá trị sig = 0,39 và trị số F là 0,95, điều này thể hiện rằng khơng có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê về tự chấp nhận giữa các nhóm giới tính của sinh viên Tâm lý học tham gia nghiên cứu.
Kết quả này cho thấy các nhóm sinh viên nam, nữ và khác đều có sự tự chấp nhận ở mức trung bình. Sự chênh lệch về trung bình điểm tổng khơng đủ thể hiện sự khác biệt giữa các nhóm giới tính. Bên cạnh dó, sự chênh lệch về mẫu đại diện cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả so sánh. Điều này củng cố nhận định về kết quả trong các nghiên cứu về tự chấp nhận của sinh viên trên thế giới cũng đều cho thấy không có ý nghĩa (Aricak, Dundar & Saldana, 2015; Jibeen, 2016; Milburn, Porada & Sammut, 2017).
2.2.2.2. Năm học
Bảng 2.7. Điểm trung bình về tự chấp nhận giữa các năm học
Năm học N ĐTB ĐLC Trị số F Sig Tự chấp