Tài gắn với văn học truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thống và hiện đại trong kịch lưu quang vũ (Trang 42 - 46)

2.1. Thể hiện qua đề tài

2.1.1. tài gắn với văn học truyền thống

Trong số hơn 50 vở kịch của Lưu Quang Vũ có 7 vở kịch khai thác đề tài dân gian: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (1981), Nàng Sita (1982), Lời nói dối

cuối cùng (1985), Ơng vua hóa hổ (1985), Đăm Săn (1987), Đôi đũa kim giao

(1988), Linh hồn của đá (1988). 7/50 tác phẩm không phải là số lượng nhiều nhưng đã mang lại tiếng vang và thành công cho nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Lựa chọn khai thác đề tài từ văn học truyền thống, Lưu Quang Vũ đã tạo được dấu ấn riêng cho các tác phẩm của mình, đồng thời làm rõ hơn các tư tưởng nghệ thuật của ông.

Truyền thống văn học dân tộc hình thành và phát triển nhờ vào cái gốc là văn học dân gian, từ các đạo lý, lối sống, truyền thống văn hóa dân tộc mà cha ơng đã gìn giữ từ ngày xưa. Lưu giữ những nét truyền thống vừa là để khẳng định giá trị của văn hóa dân tộc vừa bồi đắp và phát triển những giá trị ấy.

Bản thân là một nhà văn thời đại, một trong những người tiên phong của phong trào đổi mới văn hóa văn nghệ, Lưu Quang Vũ nhận ra rằng cách tốt nhất để văn học nghệ thuật đổi mới hiệu quả là kết nối được những giá trị truyền thống của quá khứ đã được trân trọng, giữ gìn và áp dụng vào trong hiện tại. Nhờ vậy các tác phẩm lấy cảm hứng từ văn học truyền thống của Lưu Quang Vũ đã có một vị thế mới vì mang theo sự mới mẻ, có giá trị lâu bền, tính dân tộc ln được xun suốt và đề cao tính nhân dân sâu sắc. Điển hình là việc ca ngợi lối sống nề nếp, đúng mực, giàu tình yêu thương, trọng tình nghĩa của gia đình ơng Trương Ba, đề cao tình bạn, tình người, lịng nhân hậu, khoan dung trong vở kịch Ơng vua hóa hổ, chia sẻ đạo lý vợ chồng, nghĩa tình thủy chung của con

người trong các vở kịch Linh hồn của đá, Nàng Sita hay thực tế hơn nữa là phê phán sự gian trá, đứng về lẽ phải, sự trung thực, chân thành của đạo đức làm người trong vở Lời nói dối cuối cùng. Những chuẩn mực đạo đức truyền thống của thế hệ đi trước đã được Lưu Quang Vũ truyền tải và lồng ghép một cách thực tế sinh động qua các vở kịch thuộc mảng đề tài này. Văn học truyền thống thực sự là một “mảnh đất màu mỡ” có sức hấp dẫn và tạo nên cảm hứng sáng tạo độc đáo trong kịch Lưu Quang Vũ.

Các vở kịch của Lưu Quang Vũ, một mặt thể hiện sự kế thừa từ văn học truyền thống, mặt khác phản ánh tư tưởng cá nhân, phản ánh đúng những gì mà thời đại đã, đang và sẽ xảy ra. Trong cũ có mới, tác giả tìm về tác phẩm của người xưa, tiếp nối và mở rộng từ các đề tài ấy cho phù hợp với xã hội đương thời. Bằng sự tinh tường về suy nghĩ nhưng không kém phần logic, khách quan, ông đã có những cách nhìn mới về thực trạng, hướng phát triển tích cực lẫn tiêu cực của xã hội trong nền kinh tế thị trường. Với mặt tích cực, ơng thêm vào đề

tài truyền thống những định nghĩa mới, khơi gợi suy nghĩ và cách nhìn nhận đa chiều về mọi mặt cuộc sống, ủng hộ những chân lí mới trên nền tảng cái cũ. Cũng không thể tránh khỏi những vấn đề tiêu cực và vai trò của người tiên phong là phải nhìn thấy được nó, phản ánh được nó và cảnh báo khi nó phát sinh trong các vấn đề của xã hội ra sao… Các tác phẩm của ông luôn là một tiếng nói rõ ràng của con người thời đại mới, đánh thức truyền thống tốt đẹp đã bị bỏ quên đồng thời nhận diện cái xấu đang hoành hành trong cuộc sống đương thời, nhờ vậy mà văn bản kịch của ơng ln có sự đa dạng, khơng mang tính áp đặt mà thuần về chia sẻ những ý vị mới mẻ của cuộc sống.

Có một điều, sự tích cực, điều tốt đẹp ln được nhìn nhận đúng bản chất, cịn những điều tiêu cực dường như lại phát triển và biến tướng theo con người trong mỗi một giai đoạn xã hội. Với vịng xốy ồ ạt trong việc làm quen với nền kinh tế thị trường, con người đề cao cái tơi, mục đích của bản thân lên hàng đầu. Khó ai có thể cưỡng lại sức mạnh của tiền – quyền – địa vị, từ đó tình người chỉ cịn là thứ yếu, đạo lí và pháp luật bị xem nhẹ. Vấn đề này được thể hiện rõ qua nhân vật người con trai Trương Ba (Hồn Trương Ba, da hàng thịt). Người con trai đã bỏ qua mọi thứ, lời khuyên của bố, sự nghiệp của gia đình, từ bỏ nguồn cội để trở thành một con buôn, tôn vinh đồng tiền và biến tiền thành một thứ quyền lực tuyệt đối. Với câu nói “nén bạc đâm toạc tờ giấy” – người con trai đã quay lưng lại hoàn toàn với truyền thống, sự trọng tình nghĩa giữa người và người, nhưng đây chỉ là một ví dụ trong hàng tá thực trạng đang diễn ra trong mỗi gia đình thời bấy giờ. Người ta chỉ nhìn thấy được cái lợi trước mắt chứ không thấy được cái hại lâu dài khiến cho ông vô cùng trăn trở, âu lo.

Cũng trong Hồn Trương Ba, da hàng thịt, tác giả đã đề cập đến thói quan liêu, vơ trách nhiệm của những kẻ có quyền hành (mà ở đây là nhân vật Nam Tào, Bắc Đẩu). Là những người nằm trong tay quyền sinh quyền sát, nắm giữ sinh mạng của người khác nhưng lại làm ăn tắc trách dẫn đến những sai lầm đau đớn. Họ “sửa sai này bằng cái sai khác sai hơn” khiến cho mọi thứ càng trở nên

rối rắm, đẩy những người dân thường vô tội vào bi kịch. Tác giả xây dựng một câu chuyện mang tính hư cấu, nói về chốn thiên đường cùng các vị thần tiên, nhưng thực chất là lấy thần tiên để nói chuyện con người. Trên thực tế, nhiều cán bộ đương quyền có lối làm ăn vơ trách nhiệm làm quấy nhiễu đến người dân, những giá trị đạo đức có nguy cơ bị phá vỡ.

Cũng lấy cảm hứng từ truyện cổ dân gian, vở kịch Lời nói dối cuối cùng lại phản ánh thói háo danh, dối trá và ưa xu nịnh trong xã hội, không chỉ là trước đây mà cịn ở hiện tại và có thể là cả sau này. Mọi giá trị trong xã hội khơng cịn đúng vị trí của nó, mọi thứ bị đánh tráo, khơng cịn chỗ cho sự công bằng. Xã hội chạy theo sự vụ lợi, thật giả lẫn lộn. Lời nhân vật Cuội nói với Lụa như một sự khái quát thực trạng bấy giờ: “Vì họ cần thế… vì họ sợ mất những gì họ đang

có, cho nên họ sẵn sàng tin điều dối trá, vì điều dối trá có lợi cho họ”. Con

người với con người trong chốn quan trường đối xử với nhau lạnh nhạt, kẻ dưới thì luồn cúi, kẻ trên thì thích ra oai, thích nghe những lợi nịnh bợ. Đề cấp tới những vấn đề đó, Lưu Quang Vũ cũng đã thể hiện được tinh thần dám nghĩ dám lên tiếng của mình, đồng thời cũng bày tỏ nỗi lo âu và trăn trở của mình đối với những vấn đề gây nhức nhối trong cuộc sống.

Vấn đề tinh thần cũng được Lưu Quang Vũ đề cao trong các vở kịch của mình. Những cách nhìn mới mẻ, dưới nhiều khía cạnh khác nhau được Lưu Quang Vũ khai thác để đưa ra cái nhìn tồn diện hơn về con người. Trong mỗi con người đều bao gồm các mặt đối lập: tốt – xấu, mạnh – yếu, cao cả – thấp hèn. Qua quá trình đấu tranh, mỗi người sẽ tự hồn thiện và tìm ra bản ngã của chính mình, ngộ ra được những chân lý của cuộc đời. Hồn Trương Ba, da hàng

thịt là sự đấu tranh để hoàn thiện nhân cách; Lời nói dối cuối cùng là sự tỉnh

ngộ của con người lầm lạc, dù có muộn màng thì cuối cùng con người cũng hiểu được giá trị của sự thật, của lịng trung thực; Ơng vua hóa hổ giúp con người ta hiểu địa vị, quyền lực không mang lại hạnh phúc, giá trị thực sự của cuộc sống là tình u, tình bạn, sự cao thượng, lịng bao dung…; Linh hồn của đá, Nàng

Sita hướng đến tình yêu, sự thủy chung, niềm tin của con người… Mỗi một tác

phẩm đều hướng đến việc khẳng định giá trị của chân – thiện – mỹ, hướng con người đến những giá trị cốt lõi trong cuộc sống.

Mảng đề tài này thực sự đã khẳng định tài năng của Lưu Quang Vũ trong việc “biến cổ tích huyền thoại thành chuyện của thời hiện đại, nêu lên cái muôn

đời trong những cái bình thường” [45, tr.318]. Những tác phẩm thuộc mảng đề

tài này là minh chứng rõ nét nhất của sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc với tính hiện đại trong kịch Lưu Quang Vũ. Sự đan xen đó đã tạo nên những tác phẩm rất gần gũi nhưng đồng thời lại có chiều sâu triết lý, đáng suy ngẫm và chắc chắn sẽ có giá trị lâu bền trong nền văn học nghệ thuật nước nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) truyền thống và hiện đại trong kịch lưu quang vũ (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)