Khái quát công ty cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP đầu tư và

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại công ty cho thuê tài chính TNHH MTV ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển VN (Trang 47)

6. KẾT CẤU LUẬN VĂN

2.1 Khái quát công ty cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP đầu tư và

TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tên gọi đầy đủ: Cơng ty cho thuê tài chính trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Tên tiếng Anh: BIDV Financial Leasing Company,Ltd. Tên viết tắt: BLC

Trụ sở: 472 – 472A – 472C Nguyễn Thị Minh Khai, Phường 2, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngày 27.05.1995, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ra Quyết định số 149/QĐ-NH5 về việc ban hành thể lệ Tín dụng thuê mua. Cơng ty Tín dụng th mua trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 128/ QĐ-NH5 ngày 26.04.1995

Ngày 09.10.1995, Chính phủ ban hành Nghị định số 64/NĐ-CP quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính ở Việt Nam. Tháng 09.1998, Công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tiền thân là Cơng ty tín dụng th mua, được thành lập theo Quyết định số 305/1998/QĐ-NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước

Năm 2001, Công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thành lập chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Đến ngày 01.01.2005, Cơng ty cho thuê tài chính – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Tp Hồ Chí Minh được chuyển đổi thành Cơng ty Cho th tài chính II – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 11/GP-NHNN ngày 17.12.2004. Cơng ty Cho th tài chính II là một pháp nhân độc lập, được

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cấp vốn điều lệ và thành viên của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Năm 2009, Cơng ty Cho th tài chính II mở chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng.

Tháng 11.2011, Công ty cho thuê tài chính – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Cơng ty Cho th tài chính II – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sáp nhập theo quyết định số 1659 và 1660/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Pháp nhân sau sáp nhập là Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV– Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BLC) có trách nhiệm tiếp nhận tồn bộ quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của 2 công ty trước sáp nhập. BLC có vốn điều lệ là 447,8 tỷ đồng, do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sở hữu 100%, trụ sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh, 2 chi nhánh tại thành phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng.

Tháng 10.2012, sau khi BIDV cổ phần hóa, Cơng ty cho th tài chính TNHH MTV– Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được chuyển đổi thành Công ty cho thuê tài chính TNHH MTV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

2.1.2 Kết quả kinh doanh của công ty cho thuê tài chính TNHH MTV BIDV.

BLC là cơng ty trực thuộc BIDV, hạch toán kinh doanh độc lập. Sau khi BIDV cổ phần hóa, nhưng chưa tiến hành cổ phần hóa các cơng ty trực thuộc nên BLC được chuyển đổi loại hình doanh nghiệp là cơng ty TNHH một thành viên.

BLC hoạt động kinh doanh trên phạm vi cả nước, gồm hội sở chính tại thành phố Hồ Chí Minh quản lí địa bàn kinh doanh từ tỉnh Bình Định đến hết các tỉnh phía Nam và các tỉnh Tây Nguyên, chi nhánh Hà Nội quản lí địa bàn kinh doanh từ tỉnh Quảng Trị đến hết các tỉnh phía Bắc và chi nhánh Đà Nẵng quản lí địa bàn kinh doanh các tỉnh miền Trung cịn lại.

Bảng 2.1: Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của BLC 2010-2014

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm2010 Năm2011 Năm2012 Năm2013 Năm 2014

Tổng tài sản 3.286 3.293 2.673 2.566 2.602

Vốn chủ sở hữu 298 303 290 252 278

Lợi nhuận ròng 5 -13 -38 26 36

ROA 0,15% -0,39% -1,42% 1,01% 1,38%

ROE 1,67% -4,29% -13,1% 10,31% 12,95%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của BLC 2010 - 2014)

Tổng tài sản năm 2014 của BLC là 2.602 tỉ đồng tăng 36 tỷ đồng hơn so với năm 2013 (2.566 tỷ đồng) nhưng thấp hơn so với năm 2010 (3.286 tỷ đồng) là 684 tỷ đồng và thấp hơn so với năm 2011(3.293 tỷ đồng) là 691 tỷ đồng. Tổng tài sản của BLC từ 2010 đến 2014 có sự thay đổi khơng ngừng, tổng tài sản 2011 tăng so với năm 2010 nhưng đến năm 2012 có sự giảm mạnh, năm 2013 tổng tài sản tiếp tục giảm nhưng đến năm 2014 tổng tài sản lại tăng lên.

Vốn chủ sở hữu của BLC từ 2011 đến 2013 có xu hướng giảm nhưng đến năm 2014 vốn chủ sở hữu tăng lên. Vốn chủ sở hữu của BLC năm 2014 (278 tỷ đồng) tăng 26 tỷ đồng so với năm 2013 (252 tỷ đồng) nhưng lại giảm 12 tỷ đồng so với năm 2012 (290 tỷ đồng). Giai đoạn 2011-2013 vốn chủ sở hữu BLC giảm là do BLC dùng vốn chủ sở hữu để bù lỗ cho hoạt động kinh doanh của cơng ty.

Lợi nhuận rịng của BLC từ năm 2010 đến năm 2012 có xu hướng giảm từ 5 tỷ đồng năm 2010 đến năm 2011 BLC lỗ 13 tỷ đồng và đến năm 2012 BLC lỗ 38 tỷ đồng. Từ năm 2013 đến 2014 lợi nhuận rồng của BLC có xu hướng tăng lên, từ lỗ 38 tỷ năm 2012 sang năng 2013 BLC đã có lợi nhuận được 26 tỷ và năm 2014 tăng lên là 36 tỷ đồng.

2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng tại công ty cho thuê tài chính TNHH MTV BIDV

2.2.1 Khái qt về hoạt động cho th tài chính tại cơng ty cho thuê tài chính TNHH MTV BIDV

Những quy định về cho th tài chính của cơng ty cho th tài chính TNHH MTV BIDV

Đối với hoạt động cho thuê tài chính, cơng ty được thực hiện các hoạt động sau: thực hiện cấp tín dụng trung, dài hạn trên cơ sở hợp đồng CTTC; cho thuê hợp vốn theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; nhập khẩu trực tiếp những máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và động sản bên thuê đã được phép mua, nhập khẩu và sử dụng theo các quy định hiện hành của pháp luật.

Đối với hoạt động mua và cho th lại theo hình thức cho th tài chính, cơng ty mua lại máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản thuộc sở hữu của bên thuê và cho bên th th lại chính các tài sản đó dưới hình thức cho thuê tài chính để bên thuê tiếp tục sử dụng phục vụ cho hoạt động của mình.

Các sản phẩm cho thuê tài chính tại BLC.

Hoạt động cho thuê tài chính là hoạt động kinh doanh chủ yếu tại BLC hiện nay. Mua và cho thuê lại chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong dư nợ cho thuê tài chính. Các hợp đồng cho thuê tài chính hợp vốn từ trước đến nay tại BLC đều do 2 cơng ty cho th tài chính của BIDV hợp vốn cho thuê. Sau khi sáp nhập thì các hợp đồng hợp vốn này được chuyển thành hợp đồng cho thuê tài chính thơng thường.

* Căn cứ vào đối tượng khách hàng thuê tài chính:

Cho thuê tài chính nội ngành: BLC cho thuê tài chính đối với khách hàng là đơn vị thành viên BIDV. Đây là hoạt động kinh doanh hiệu quả, mức rủi ro rất thấp, nguồn thu nợ ổn định. BIDV phê duyệt kế hoạch mua sắm tài sản cố định hàng năm cho các đơn vị thành viên, nguồn vốn là thuê tài chính. BLC cho thuê tài chính dựa trên kế hoạch này. BLC thực hiện nghiệp vụ này rất thuận lợi : không thẩm định khách hàng, không thẩm định dự án đầu tư, khách hàng luôn

trả nợ đúng hạn, tiết kiệm chi phí hoạt động. Đây là một cách BIDV hỗ trợ BLC trong hoạt động kinh doanh.

Cho thuê tài chính ngoại ngành: BLC cho thuê tài chính đối với khách hàng tổ chức, cá nhân không là thành viên BIDV. Đây là nghiệp vụ có dư nợ chiếm tỉ trọng cao nhất trong dư nợ cho th tài chính, tình hình kinh doanh lĩnh vực này cũng là tình hình kinh doanh của BLC

* Căn cứ vào loại tài sản thuê tài chính:

Thứ nhất, phương tiện vận tải đường thủy, đa phần loại tài sản này là tàu biển và sà lan. Loại tài sản này chiếm tỷ trọng lớn trong dư nợ cho thuê nhưng các doanh nghiệp sử dụng tài sản có hiệu quả khai thác kém.

Thứ hai, phương tiện vận tải đường bộ, chủ yếu là ôtô các loại phục vụ kinh doanh vận tải hàng hóa và vận chuyển hàng hóa, một phần là ơtơ phục vụ gián tiếp kinh doanh (nhu cầu sử dụng cho quản lý, văn phịng …).

Thứ ba, máy móc thiết bị xây dựng, khách hàng th tài chính chủ yếu là nhà thầu phụ nên thường xuyên bị nhà thầu chính chiếm dụng vốn, mặt khác do khó khăn chung của nền kinh tế, đầu tư cơng đã bị cắt giảm mạnh, tín dụng bị thắt chặt nên nhiều cơng trình bị dở dang.

Thứ tư, dây chuyền sản xuất: các doanh nghiệp cần đổi mới dây chuyển sản xuất mà không đủ vốn sẽ thuê từ công ty, sản phẩm này chủ yếu là cho các doanh nghiệp sản xuất.

Ngoài ra, cơng ty cịn cung cấp các loại tài sản khác cho thuê theo yêu cầu của khách hàng thuê miễn là theo quy định của pháp luật.

2.2.2 Kết quả hoạt động CTTC tại công ty cho thuê tài chính TNHH MTV BIDV

Bảng 2.2: Doanh số cho thuê và thu nợ của BLC 2010-2014

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm2010 Năm 2011 Năm2012 Năm 2013 Năm 2014

Doanh số cho thuê 411 384 397 353 189

Doanh số thu nợ 420 650 844 637 359

Dư nợ cho thuê tài chính 3.267 3.001 2.554 2.270 2.100

(Nguồn: Báo cáo thường niên của BLC 2010 - 2014)

Dư nợ cho thuê tài chính của BLC từ năm 2010 – 2014 có xu hướng giảm do BLC tập trung xử lí nợ tồn đọng và hạn chế cho thuê mới. Điều này được thể hiện rõ ràng trong việc giảm mạnh doanh số cho thuê từ năm 2010 đến năm 2014. Doanh số cho thuê vào năm 2010 là 411 tỉ đồng đã giảm mạnh còn 189 tỉ đồng vào năm 2014. Doanh số cho thuê giai đoạn này, chủ yếu giải ngân cho các hợp đồng thuê tàu biển dở dang, các hợp đồng cho thuê nội ngành. Doanh số thu nợ của BLC từ năm 2010 – 2012 có xu hướng tăng và từ năm 2013 – 2014 có xu hướng giảm. Doanh số thu nợ năm 2010 là 420 tỉ đồng, tăng lên 650 tỉ đồng vào năm 2011 và tăng mạnh lên 844 tỉ đồng vào năm 2012. Đây là giai đoạn BLC tập trung thu nợ tồn đọng nên doanh số tăng mạnh qua các năm. Đến giai đoạn 2013 – 2014, doanh số thu nợ năm 2013 là 637 tỉ đồng giảm xuống còn 359 tỉ đồng vào năm 2014, nguyên nhân là các khoản nợ dễ xử lí đã hồn thành, cịn lại các khoản nợ khó xử lí, tốc độ thu nợ chậm và số tiền thu nợ ít nên doanh số thu nợ giảm.

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ của BLC 2010-2014 Đơn vị tính: tỷ đồng Đơn vị tính: tỷ đồng Năm 2010 Số Tỷ Năm 2011 Số Tỷ Năm 2012 Số Tỷ Năm 2013 Số Tỷ Năm 2014 Số Tỷ Chỉ tiêu

dư trọng dư trọng dư trọng dư trọng dư trọng Dư nợ cho thuê nội ngành 437 13% 424 14% 301 12% 357 16% 421 20% Dư nợ cho thuê ngoại ngành 2.830 87% 2.577 86% 2.253 88% 1.913 84% 1.679 80% Tổng dư nợ cho thuê 3.267 100% 3.001 100% 2.554 100% 2.270 100% 2.100 100% Tốc độ tăng trưởng dư nợ -8% -15% -11% -7%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của BLC 2010 - 2014)

Nhìn vào bảng trên, ta thấy trong tổng dư nợ cho thuê của BLC từ 2010 đến 2014 thì dư nợ cho thuê ngoại ngành là chiếm tỷ trọng đều trên 80% tổng dư nợ cho thuê và dư nợ cho thuê ngoại ngành có xu hướng giảm dần từ năm 2010 đến năm 2014, so với năm 2010 (2.830 tỷ đồng) thì năm 2014 (1.679 tỷ đồng) giảm 1.151 tỷ đồng.

Dư nợ nội ngành của BLC có xu giảm từ 2010-2012, năm 2011 (424 tỷ đồng) giảm 13 tỷ đồng so với năm 2010 (437 tỷ đồng). Đến năm 2012 (301 tỷ đồng) dư nợ ngoại ngành tiếp tục giảm mạnh 123 tỷ so với năm 2011 (424 tỷ đồng) nhưng đến năm 2013 (357 tỷ đổng), dư nợ ngoại ngành của BLC tăng trở lại và tăng 57 tỷ đồng so với năm 2012. Năm 2014 (421 tỷ đồng) tăng 64 tỷ đổng so với năm 2013. Việc gia tăng dư nợ nội ngành của BLC trong năm 2013 và 2014 là do BLC tiếp tục giải ngân các hợp đồng còn dở dang.

Dư nợ cho thuê tài chính tại BLC giảm dần qua các năm từ 2010 đến 2014. Dư nợ cho thuê năm 2011 giảm 8% so với dư nợ cho thuê năm 2010 và năm 2012 dư nợ cho thuê giảm 15% so với năm 2012. Năm 2013, dư nợ cho thuê giảm 11% so với năm 2012, đến năm 2014, dư nợ cho thuê vẫn giảm 7% so với năm 2013. Nguyên nhân BLC giảm dư nợ cho thuê qua các năm là do BLC hạn chế hoạt động cho thuê mới và tập trung xử lí nợ quá hạn tồn đọng.

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ cho thuê tài chính theo loại tài sản 2010-2014

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Phương tiện vận

tải đường thủy 1.174 36% 1.337 45% 1.164 46% 1.137 60% 1.108 66% Phương tiện vận tải đường bộ 884 27% 732 24% 594 23% 306 16% 226 13,5% Máy móc thiết bị xây dựng 642 20% 388 13% 254 10% 180 9% 323 19,2% Dây chuyền sản xuất 132 4% 77 3% 146 6% 98 5% 15,6 0,9% Tài sản khác 435 13% 467 16% 396 16% 192 10% 6,4 0,4% Tổng dư nợ cho thuê tài chính 3.267 100% 3.001 100% 2.554 100% 1.913 100% 1.679 100%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của BLC 2010 - 2014) Trong giai đoạn đầu mới thành lập, BLC chủ yếu cho thuê các tài sản có thể chuyển nhượng dễ như xe ơtơ các loại, thiết bị cơng trình xây dựng có đăng kí sở hữu ... Đến giai đoạn này, tài sản cho thuê tài chính của BLC đã đa dạng hơn, gồm nhiều loại tài sản như xe ôtô các loại, tàu biển, sà lan, thiết bị y tế, dây chuyền sản xuất, thiết bị thủy điện, thiết bị thi công xây dựng ... được phân loại theo 5 nhóm tài sản lớn như sau : phương tiện vận tải đường bộ, phương tiện vận tải đường thủy, máy móc thiết bị xây dựng, dây chuyền sản xuất và tài sản khác, theo chế độ báo cáo BIDV qui định cho BLC.

Dư nợ cho thuê phương tiện vận tải thủy vẫn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu dư nợ thuê theo loại tài sản và tăng dần qua các năm, cụ thể là 36% năm 2010, đến năm 2011 chiếm 45%, 2013 chiếm 60% và đến 2014 chiếm 66% tổng dư nợ cho thuê tài chính của BLC. Dư nợ cho thuê phương tiện vận tải thủy vẫn chiếm tỉ trọng cao là do trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008, Việt Nam nâng cao năng lực ngành vận tải chuẩn bị gia nhập WTO, chính phủ có nhiều chính sách khuyến khích ngành vận tải thủy (đường sông và đường biển). Các doanh nghiệp trong ngành này được thành lập ngày càng nhiều và hoạt động bước đầu hiệu quả, nhu cầu tài sản thuê tài chính tăng cao. BLC đã tập trung đẩy mạnh cho thuê đối với các khách hàng hoạt động vận tải thủy. Tuy nhiên, đến năm 2009, các doanh nghiệp này chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới, hoạt động kinh doanh sa sút, thua lỗ dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Đến nay, các doanh nghiệp này vẫn chưa khôi phục được hoạt động kinh doanh. Tuy BLC hạn chế cho thuê tài chính trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2013, nhưng vẫn giải ngân để hoàn thiện các tài sản đang dở dang, và nợ gốc thu được từ các tài sản là phương tiện vận tài đường thủy thấp nên tỉ trọng dư nợ cho thuê phương tiện vận tài đường thủy vẫn tăng qua các năm. Cơ cấu dư nợ cho thuê theo loại tài sản của BLC chưa hợp lí, tỉ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại công ty cho thuê tài chính TNHH MTV ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển VN (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w