1.3. Ý nghĩa và tác động của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho
1.3.7. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động GDNGLL được thực hiện theo Quyết định số 16/2006/QĐ- BGD&ĐT ngày 05/05/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [7, tr.25-30]. Khi tổ chức các hình thức HĐGDNGLL các nhà quản lý cần chú ý một số vấn đề sau:
- Chú ý đến sự đa dạng của các hình thức hoạt động nhằm lơi cuốn học sinh tham gia, kích thích sự tích cực hoạt động của học sinh. Muốn vậy giáo viên phải thay đổi các hình thức hoạt động trong từng chủ đề, tránh lặp đi lặp lại một vài dạng hoạt động gây nhàm chán cho học sinh.
- Tăng cường vai trò chủ thể của học sinh trong hoạt động, điều này có tác dụng tạo cơ hội để học sinh được rèn luyện và tự khẳng định mình, đồng thời với vai trò chủ thể, học sinh sẽ tự thể hiện khả năng của mình trong hoạt động và giúp giáo viên thể hiện được những ý tưởng của mình khi tổ chức các HĐGDNGLL.
- Nhà quản lý cần phối hợp chặt chẽ với các giáo viên phụ trách, với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để tăng hiệu quả hoạt động.
1.3.8. Qui trình tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Một số nguyên tắc tổ chức hoạt động GDNGLL cần lưu ý:
- Tạo điều kiện cho học sinh làm quen với việc tổ chức thực hiện toàn bộ q trình hoạt động. GV chỉ giữ vai trị cố vấn, định hướng nội dung hoạt động.
- Nội dung hoạt động cần phải bám sát mục tiêu của HĐGDNGLL gắn với điều kiện cụ thể của nhà trường, xã hội, địa phương ở từng thời điểm cụ thể.
- Cần chú ý việc đổi mới và đa dạng hóa các hình thức hoạt động cho phù hợp với đối tượng học sinh nhằm phát huy tối đa khả năng sáng tạo của học sinh trong việc tổ chức các hoạt động.
Quy trình tổ chức hoạt động
Bước 1: Xác định yêu cầu giáo dục của hoạt động
Sau khi lựa chọn tên cho hoạt động theo chủ đề của tháng, cần xác định rõ mục tiêu hoặc yêu cầu giáo dục cụ thể về quy mô, đối tượng để chỉ đạo, điều hành theo đúng hướng và đảm bảo mục tiêu của hoạt động:
+ Mục tiêu về nhận thức: hoạt động nhằm cung cấp cho học sinh những hiểu biết về vấn đề gì? Nắm được những thơng tin gì? Giúp học sinh củng cố hay nâng cao những kiến thức gì?
+ Mục tiêu về kỹ năng: thơng qua hoạt động cần hình thành cho học sinh những kỹ năng gì? Ở mức độ nào?
+ Mục tiêu về thái độ: giáo dục cho học sinh thái độ, tình cảm như thế nào?
Bước 2: Xác định nội dung và hình thức hoạt động
Cần xây dựng nội dung, lựa chọn hình thức tổ chức thực hiện hoạt động theo từng chủ đề của từng tháng. Việc xây dựng nội dung và hình thức có thể căn cứ vào khả năng, nhu cầu của học sinh để lựa chọn cho phù hợp, có thể tổ chức quy mơ nhỏ theo đơn vị lớp, có thể tổ chức theo quy mơ lớn trong tồn trường.
Bước 3: Chuẩn bị hoạt động
Hiệu quả của hoạt động phụ thuộc nhiều vào cơng tác chuẩn bị, điều đó địi hỏi trong bước này người thực hiện phải chuẩn bị một cách chu đáo về nội dung, cơ sở vật chất, nhân sự thực hiện hoạt động.… Cụ thể:
+ Xây dựng kế hoạch, thời gian chuẩn bị, thời gian tiến hành.
+ Xây dựng nội dung và hình thức hoạt động, cơ sở vật chất phục vụ, lực lượng tham gia…
+ Dự kiến các tình huống xảy ra để chủ động giải quyết trong quá trình thực hiện.
+ Tranh thủ sự phối hợp giúp đỡ của các lực lượng giáo dục khác trong và ngồi nhà trường.
+ Đơn đốc và kiểm tra công tác chuẩn bị.
Trong bước này cần phải phát huy tính chủ động sáng tạo trong học sinh, tùy theo đối tượng khác nhau có thể điều chỉnh các nội dung, hình thức thực hiện phù hợp với điều kiện khả năng của từng đối tượng.
Bước 4: Tiến hành và kết thúc hoạt động
Đây là bước tiếp theo, bước này thể hiện kết quả của công tác chuẩn bị. Đối với các hoạt động quy mô lớn cấp trường, nên tạo điều kiện cho học sinh điều khiển chương trình chủ động hơn. Trong bước này cần đặc biệt đề cao vai trị của Đồn trường trong việc tổ chức hoạt động. Đối với các hoạt động quy mô lớp, GVCN cần giao cho học sinh tự quản theo nội dung chương trình đã chuẩn bị. GVCN chỉ tham gia với vai trị khách mời, khi thật cần thiết có thể giúp học sinh giải quyết một số tình huống bất ngờ mà học sinh lúng túng trong việc giải quyết. Kết thúc hoạt động, người điều hành nên nhận xét, rút kinh nghiệm về việc thực hiện nội dung hoạt động, ý thức tham gia của các thành viên, nên có nhận xét, khen, chê cụ thể.
Bước 5: Rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả hoạt động
Sau khi tổ chức thành cơng chương trình cần tiến hành rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả hoạt động. Việc đánh giá kết quả HĐGDNGLL liên quan đến kết quả giáo dục tồn diện của lớp, của trường. Vì vậy nên đánh giá ngắn gọn, trung thực, khách quan, công bằng và tạo được niềm tin, cảm hứng cho các học sinh tham gia các hoạt động tiếp theo.
1.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh dân tộc nội trú
Hoạt động GDNGLL là hoạt động nằm trong kế hoạch của nhà trường. Vào đầu mỗi năm học nhà trường phải chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức HĐGDNGLL. Các trường cần phải phân công Giám hiệu phụ trách HĐGDNGLL. Toàn thể cán bộ giáo viên, các tổ chức đồn thể và học sinh có trách nhiệm tham gia HĐGDNGLL theo kế hoạch của nhà trường. GV chủ
nhiệm lớp trực tiếp phụ trách HĐGDNGLL của lớp. Kết quả HĐGDNGLL là một trong những tiêu chí đánh giá thi đua của các tập thể và cá nhân trong mỗi năm học. Việc quản lý HĐGDNGLL cần được Hiệu trưởng lên kế hoạch để thực hiện một cách tồn diện.
1.4.1. Quản lý chương trình và kế hoạch thực hiện
Đây là chức năng quan trọng trong công tác quản lý của Hiệu trưởng, nhằm định hướng cho HĐGDNGLL tại nhà trường trong từng thời điểm của năm học. Khi thiết kế chương trình kế hoạch HĐGDNGLL cần xây dựng kế hoạch cả năm cho toàn trường, cho từng khối và từng lớp. Ngoài ra việc xây dựng kế hoạch theo các chuyên đề của bộ môn cần được xây dựng xuyên suốt trong cả cấp học. Để xây dựng kế hoạch đạt kết quả cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Về quy trình: Thực hiện các bước sau:
- Lập dự thảo kế hoạch
- Họp thảo luận dự thảo đối với các bộ phận liên quan - Thống nhất, điều chỉnh trước khi ban hành
Về nội dung: Nội dung của kế hoạch thực hiện theo các nội dung cụ
thể sau:
- Xác định đúng mục tiêu quản lý HĐGDNGLL theo các chỉ đạo từng năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Xây dựng cụ thể chương trình hành động trong năm học, từng học kỳ, từng tháng.
- Nội dung hoạt động cần phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, tình hình học sinh, thực tiễn của địa phương.
- Việc xây dựng nội dung cần cân đối, đều đặn theo chủ đề từng tháng trong cả năm học.
Ngồi việc xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động về mặt nội dung còn phải xây dựng kế hoạch về sử dụng phương tiện, cơ sở vật chất, kinh phí và xây dựng kế hoạch về việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
1.4.2. Quản lý đội ngũ thực hiện kế hoạch
Quản lý đội ngũ GV chủ nhiệm thực hiện hoạt động GDNGLL: Trong
thực tế hoạt động tại các nhà trường, GVCN luôn là người thiết kế, tổ chức thực hiện các HĐGDNGLL tại lớp mình. Quản lý GVCN thực hiện HĐGDNGLL bao gồm: quản lý việc xây dựng kế hoạch hoạt động, công tác chuẩn bị và triển khai của GVCN theo chủ đề hoạt động của từng tháng và cả năm học. Dưới góc độ quản lý, lãnh đạo nhà trường phải nắm được nội dung, hình thức tổ chức, thời gian tổ chức và vai trò của GVCN trong việc tổ chức HĐGDNGLL ở các lớp. Việc sắp xếp, bố trí đội ngũ cán sự lớp điều hành của GVCN phải phát huy được tính tích cực của học sinh, cách tự quản của lớp cần cụ thể, chi tiết đảm bảo hiệu quả của hoạt động. GVCN với tư cách là người tham mưu, người tổ chức để các lực lượng này cùng tham gia tích cực và có hiệu quả vào HĐGDNGLL tại lớp mình chủ nhiệm. Trong quá thực hiện, GVCN đưa ra các yêu cầu cụ thể về nội dung, cách thức phối hợp, hình thức đánh giá đối với học sinh. Bên cạnh đó GVCN cũng cần phối hợp với gia đình, các tổ chức xã hội khác để hướng vào tổ chức các hoạt động toàn diện cho học sinh. Sau mỗi chuyên đề, mỗi đợt thực hiện các HĐGDNGLL, GVCN đều phải đánh giá kết quả hoạt động của học sinh lấy đó làm căn cứ để xếp loại hạnh kiểm học sinh mỗi học kỳ và tồn năm học. GVCN cần phải có một thang điểm đánh giá để đánh giá từng học sinh thật chi tiết và khách quan. Ngoài ra cần kết hợp đánh giá dưới nhiều hình thức khác nhau như: học sinh tự đánh giá, tổ nhóm đánh giá, lớp đánh giá.
Quản lý đội ngũ cán bộ Đoàn và cán bộ tiểu ban thực hiện hoạt động GDNGLL: Tiểu ban HĐGDNGLL có vai trò đặc biệt trong chỉ đạo và tổ chức
thực hiện các HĐGDNGLL. Với vai trò là thành viên tiểu ban HĐGDNGLL của nhà trường, cán bộ Đoàn thanh niên có vai trị rất quan trọng trong việc chỉ đạo và phối hợp tổ chức HĐGDNGLL. Việc quản lý phải được thể hiện ở những nội dung: quản lý việc xây dựng kế hoạch, việc triển khai kế hoạch, việc tổ chức thực hiện, phối hợp các lực lượng ngoài nhà trường, cuối cùng là quản lý việc phối hợp kiểm tra đánh giá.
1.4.3. Quản lý về cơ sở vật chất và các điều kiện khác phục vụ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giáo dục ngoài giờ lên lớp
Hoạt động GDNGLL cũng như tất cả các hoạt động giáo dục khác cần đến những trang thiết bị, hệ thống cơ sở vật chất đảm bảo cho quá trình hoạt động. Hình thức tổ chức phong phú cùng với các thiết bị hiện đại, phù hợp sẽ làm tăng tính hấp dẫn của các hoạt động.
Đối với tất cả các văn bản và tài liệu hướng dẫn thực hiện HĐGDNGLL cần được quản lý theo danh mục và đầu tài liệu, đầu văn bản. Cán bộ quản lý và GV lấy đó làm cơ sở hướng dẫn chính tạo một khung kế hoạch thống nhất và hợp chủ đề hoạt động trong từng tháng và trong cả năm học. Những tài liệu tham khảo, tài liệu chuyên sâu, các nghiên cứu về biện pháp nhằm nâng cao chất lượng HĐGDNGLL được sử dụng như những tài liệu tham khảo, vận dụng cách làm, vận dụng các phương pháp và hình thức hay, phù hợp để nâng cao chất lượng HĐGDNGLL cho học sinh.
Quản lý các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho các HĐGDNGLL như trang thiết bị về âm thanh, ánh sáng, mơ hình học cụ, nhà thể chất, nhà đa năng, thư viện…. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị phù hợp sẽ làm tăng hiệu quả HĐGDNGLL, trong quá trình sử dụng cần được bảo quản và quản lý hiệu quả, tránh thất thoát và hư hỏng, giảm chất lượng, tạo hiệu ứng kém làm ảnh hưởng đến các hoạt động của nhà trường nói chung, của HĐGDNGLL nói riêng.
1.4.4. Quản lý việc phối hợp thực hiện của các lực lượng giáo dục tham gia vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Để học sinh phát triển tồn diện, khơng phải chỉ có nhà trường, gia đình mà cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa ba mơi trường giáo dục: nhà trường; gia đình; xã hội. Các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng tham gia phối hợp trong việc tổ chức HĐGDNGLL gồm có Cơng Đồn nhà trường, Đồn thanh niên, GVCN, GV bộ mơn, CNV, hội PHHS, một số tổ chức, đoàn thể ngoài xã hội như Hội cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Công an, Y tế, …Mỗi
lực lượng này đều có thế mạnh riêng vì vậy việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để tổ chức tốt HĐGDNGLL chính là việc thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục trong mỗi nhà trường. Vì vậy, cần có sự quản lý một cách hiệu quả sự phối hợp thực hiện của các lực lượng tham gia vào hoạt HĐGDNGLL để tăng hiệu quả HĐGDNGLL.
1.4.5. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả
Bất cứ hoạt động nào cũng cần kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra là khâu rất quan trọng trong việc thực hiện tốt HĐGDNGLL. Kiểm tra thường xuyên theo định kỳ các hoạt động về số lượng, chất lượng nội dung, chương trình... Ngồi việc kiểm tra thường xun, Hiệu trưởng cần phải kịp thời phát hiện những nhân tố tích cực, điển hình để động viên, khen thưởng kịp thời. Kiểm tra để cải tiến thay đổi phương pháp, điều chỉnh kế hoạch. Ngồi ra việc kiểm tra cịn cho thấy được những ưu điểm, hạn chế của đội ngũ cũng như của người lãnh đạo. Mục đích của kiểm tra đánh giá HĐGDNGLL là để động viên đồng nghiệp, tư vấn, thúc đẩy chứ khơng nặng nề về phê bình xếp loại. Đây là cơng việc thường xuyên của Hiệu trưởng trong mọi công tác quản lý nhà trường cũng như HĐGDNGLL. Do vậy, Hiệu trưởng cùng lãnh đạo nhà trường cần lưu ý một số vấn đề trong kiểm tra đánh giá HĐGDNGLL:
Cần xây dựng các tiêu chí chuẩn, ở đây cần có sự thống nhất trong tồn trường về các tiêu chuẩn đánh giá phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của HĐGDNGLL. Muốn vậy hơn ai hết Hiệu trưởng cần phải nắm rõ mục tiêu yêu cầu, nhiệm vụ, nguyên tắc tổ chức… của hoạt động này.
Tổ chức, bố trí, phân cơng lực lượng kiểm tra: Lực lượng kiểm tra chủ yếu là các thành viên của Ban chỉ đạo HĐGDNGLL.
Thực hiện công tác kiểm tra cần lưu ý kiểm tra nội dung các hoạt động đã đề ra theo kế hoạch, kiểm tra kết quả từng hoạt động cụ thể về nội dung, hình thức, biện pháp tổ chức, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục về các mặt nề nếp sinh hoạt, tham gia các hoạt động phong trào, thành tích. Mục đích kiểm tra chủ yếu là để tư vấn thúc đẩy, rút kinh nghiệm.
Về phương pháp kiểm tra, cần kiểm tra qua hồ sơ sổ sách, trao đổi tìm hiểu, nghe báo cáo hoặc có thể trực tiếp dự một vài hoạt động cụ thể.
Qua kiểm tra cần có biện pháp xử lý, cải thiện mọi điều kiện để nâng cao chất lượng HĐGDNGLL.
Tóm lại HĐGDNGLL là hoạt động giáo dục có ý nghĩa quan trọng, nhằm thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện của mỗi nhà trường đặc biệt là trường THPT trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, trong cơng tác quản lý, hiệu trưởng cần phải tổ chức chỉ đạo hoạt động này một cách cân đối, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường, của cấp học.
1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
1.5.1. Nhận thức của các lực lượng giáo dục
Việc nhận thức về vai trị, vị trí của HĐGDNGLL trong các lực lượng giáo dục là rất quan trọng. Hoạt động này diễn ra chủ yếu trong nhà trường vì thế các lực lượng giáo dục trong nhà trường có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động, đó là đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ Đoàn, cán bộ tiểu ban, GVCN, GVBM, các đồn thể, tổ chức trong nhà trường, ngồi ra cịn có sự phối hợp hoạt động giữa lực lượng giáo dục trong nhà trường với các tổ chức đồn thể chính trị, xã hội ngồi nhà trường. Mối quan hệ giữa người tổ chức và chủ thể