Nguyên nhân lạm phát năm 2004-2005

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2005 VÀ CÁC BIỆN PHÁP MÀ CHÍNH PHỦ SỬ DỤNG ĐỂ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT (Trang 34 - 35)

CHƯƠNG II CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.1.7. Nguyên nhân lạm phát năm 2004-2005

Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất của mọi quốc gia (tăng trưởng cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh tốn có số dư). Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn này lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho sống kinh tế của Chính phủ; làm suy vong nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân nghèo khi vật giá ngày càng leo tháng Vậy nguyên nhân của tình trạng làm phát này bắt nguồn từ đâu? Nguyên nhân cơ bản của lạm phát ở Việt Nam, chủ yếu là yếu tố tiền tệ. Mức tăng tiền quá cao so với mức tăng hàng hóa đã dẫn đến lạm phát. Nói một cách khác nguồn vốn đã không được sử dụng hiệu quả do ba nguyên nhân cơ bản sau:

 Thứ nhất, do cầu kéo: Trong những năm qua, phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường, hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong nước dồi dào, đa dạng và phong phú. Do đó hầu như khơng có tình trạng khan hiếm hàng hóa trên thị trường dẫn tới tăng giá một hay một số mặt hàng nào đó. Song trong năm 2004, do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm xảy ra trên diện rộng và kéo dài đã làm giàu mạnh nguồn cung sản phẩm gia cầm, trong khi nhu cầu thực phẩm tiếp tục tăng lên làm cho giá cả mặt hàng gia cầm nói riêng tăng đột biến.

 Thứ hai, do chi phí đẩy: Nhân tố này chủ yếu là do giá cả các mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu tiến thị trường thế giới tăng lên, tập trung là giá xăng dầu phối thép, nguyên liệu nhựa, phân đạm Ure, bột giấy, thuốc chữa bệnh, vật phẩm y tế, làm cho giá bán lẻ trong nước cũng tăng lên. Chỉ riêng mặt hàng xăng dầu trong năm 2004 đã được điều chỉnh tăng 4 lần. Đây là nguyên nhân để nhận thủy đối với lạm phát của Việt Nam trong thời gian qua.

 Thứ ba, do đầu tư công quá mức. Không thể phủ nhận sự cần thiết của đầu tư công. Nhưng nhà nước chỉ nên tham gia vào những lĩnh vực đem lại lợi ích lớn cho cả nền kinh tế nhưng tư nhân khơng có động cơ để làm hoặc làm khơng có hiệu quả. Trên thực tế nhà nước đã tham gia quá nhiều vào các hoạt động kinh tế và nhiều khi còn cạnh tranh và chen lấn khu vực tư nhân. Với mức chi tiêu của khu vực công (bao gồm chi tiêu thường xuyên và chi đầu tư) trong những năm vừa qua luôn ở mức 35 - 40% GDP và đầu tư của nhà nước bằng khoảng 20% GDP (một nửa tổng đầu tư toàn xã hội) là một mức quá cao. Mức chi tiêu này ắt hẳn là một mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng và những hợp đồng có nhiều ưu ái cho một số đối tượng.

 Thứ tư, sự thiên lệch trong việc phân bổ vốn ở khu vực doanh nghiệp (khu vực thị trường). Nhìn vào nền kinh tế sẽ thấy rằng các doanh nghiệp nhà nước và một số doanh nghiệp tư nhân lớn có nhiều quan hệ đang là đối tượng dành được sự ưu ái trong việc phân bố vốn. Câu chuyện của Vinashin đã chi tiêu hoang phí trong thời gian qua và hiện vẫn được khoanh nợ và tiếp tục vay vốn là một ví dụ rất điển hình của sự ưu ái dành cho các doanh nghiệp nhà nước. Đối với một số doanh nghiệp tư nhân lớn, chúng ta thấy rằng, khơng ít trong số họ chủ yếu tập trung vào các hoạt động kinh doanh (nói đúng hơn là đầu cơ) các loại tái sản (bất động sản, chứng khốn) hay tìm kiếm tài ngun quốc gia chứ khơng phải lập trung vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Đều đang quan tâm là hầu hết các doanh nghiệp này khơng chỉ có các ngân hàng hay tổ chức tài chính riêng của mình mà cịn có quan hệ chặt chẽ với khơng ít các tổ chức tài chính ngân hàng lớn hay những mối quan hệ khác. Điều này làm cho các khoản cho vay theo quan hệ trở nên phổ biến hơn và một phần không nhỏ nguồn vốn được đưa vào các hành động kinh doanh có tính đầu cơ gây rủi ro hơn là tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Dĩ nhiên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đối tượng chính giải quyết việc làm và là động lực tăng trưởng của Việt Nam trong thời gian qua đã, đang và sẽ bị chèn lấn và khó tiếp cận vốn hơn nên có thể phải thu hẹp sản xuất hay chỉ cầm cự cho qua ngày.

 Thứ năm, việc theo đuổi chính sách ổn định tỷ giá đồng tiền trong bối cảnh lạm phát luôn cho làm giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Khi lạm phát cao mà tỷ giá cứng nhắc sẽ làm cho hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam (kể cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu) trở nên đắt đỏ hơn so với hàng nhập khẩu. Điều này làm cho một lượng hàng hóa ít hơn sẽ được sản xuất ra trong nền kinh tế Việt Nam và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam bị giảm sút. Sự lãng phí tham nhũng trong đầu tư cơng cũng như sự phân bổ vốn thiên lệch như trên còn dẫn đến một hệ lụy khác là nhiều người giàu lên bất thường có nhu cầu chi tiêu các hàng hóa xa xỉ nhập ngoại cộng với việc định giá cao đồng tiền làm cho tình trạng nhập siêu ngày càng căng thẳng hơn.

 Nói chung tình trạng phân bổ nguồn lực cộng với chính sách điều hành tỷ giá như trên đã dẫn đến sự mất cân bằng kép trong nền kinh tế mà nó thể hiện bởi thâm hụt thương mại, thâm hụt ngân sách luôn dai dẳng và trầm trọng hơn với lạm phát luôn ở mức cao.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2005 VÀ CÁC BIỆN PHÁP MÀ CHÍNH PHỦ SỬ DỤNG ĐỂ KIỂM SOÁT LẠM PHÁT (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)