Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Mô tả kiến thức, thái độ thực hành về hút thuốc thụ động và các yếu tố ảnh hưởng của phụ nữ trên 15 tuổi tại xã liên bão, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 39)

PHỤ LỤC I : BIẾN SỐ

1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu

Trong nghiên cứu của chúng tôi số lượng phụ nữ trong độ tuổi từ 25 – 34 chiếm tỉ lệ lớn nhất (30,0%). Đối tượng chủ yếu của nghiên cứu là nghề nông (73,8%). Các ngành nghề khác đều chiếm dưới 11%. Trình độ học vấn của các đối tượng nghiên cứu

chủ yếu là phổ thông trung học (89,0%). Điều này do tính chất lao động hiện tại của địa phương nghiên cứu là sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp.

Tỉ lệ gia đình có người hút thuốc chiếm 44,3%; như vậy gần một nửa các gia đình của các đối tượng nghiên cứu sẽ bị ảnh hưởng của mơi trường khói thuốc. Tỉ lệ hút thuốc thụ động trong nghiên cứu của GS. Đào Ngọc Phong thì cao hơn so với nghiên cứu của chúng tơi (48,8%). Điều đó rất nguy hiểm vì theo nghiên cứu tại Anh (1992)(Royal College of Physicians (1992), Smoking and the Young, 1992) cho thấy trẻ em sống tại gia đình có cha mẹ hút thuốc có tỉ lệ ốm gấp 1,7 lần so với gia đình khơng có cha mẹ hút thuốc.

2. Kiến thức về tác hại của hút thuốc

Qua điều tra của chúng tôi cho thấy hầu hết các đối tượng có kiến thức về độc hại của khói thuốc (92,8%), nhưng đại đa số họ lại cho rằng hít phải khói thuốc ít độc hơn so với hút thuốc. Tỉ lệ hiểu biết chung về độc hại của hút thuốc trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Lê Ngọc Trọng năm 1997 (93,6%). Tuy nhiên khi tiến hành thảo luận nhóm thì có một số ý kiến cho rằng chỉ có thuốc lá có hại, cịn thuốc lào thì khơng. Rất nhiều đối tượng nghiên cứu chưa có kiến thức về tác hại của hút thuốc lào. Từ nhận thức khơng đầy đủ như vậy họ vẫn đồng tình thậm chí cịn tạo điều kiện cho người thân hút thuốc (mua thuốc lào, mua hoặc làm ống điếu...). Do vậy trong các chương trình truyền thơng cần nên có các khuyến cáo chi tiết hơn nữa về tác hại của thuốc lá nói chung và thuốc lào nói riêng.

Đối với khái niệm hút thuốc thụ động, hơn một nửa số đối tượng nghiên cứu (68,9%) không biết khái niệm này tuy khái niệm hút thuốc thụ động đã được xây dựng cách đây khoảng 2 thập kỷ và càng sau này thì người ta càng hiểu rõ tác hại của hút thuốc thụ động. Từ năm 1983 đến 1987 theo các nghiên cứu của US National Reseach Council, US Surgeon General... đều chỉ ra các tác hại của hút thuốc thụ động. Các chương trình phịng chống tác hại thuốc lá của Việt Nam mới đây cũng đã đưa ra các khuyến cáo về tác hại của hút thuốc lá thụ động. Thế nhưng hiện nay khái niệm cũng

như các tác hại của hút thuốc thụ động vẫn cần giải thích rõ hơn để cho người dân nhất là nơng dân hiểu được và có cách phịng tránh, từ đó tự bảo vệ sức khoẻ của mình trước nguy cơ hút thuốc lá thụ động.

Các tổ chức phòng chống tác hại thuốc lá cũng đã đưa ra các lời khuyên về xây dựng ngơi nhà khơng thuốc lá, vì theo các nghiên cứu cho thấy đó là một trong những nơi mà phụ nữ và trẻ em là những người đầu tiên bị ảnh hưởng của hút thuốc lá thụ động[9], [10]. Với các chiến dịch truyền thơng phịng chống tác hại thuốc lá, người dân đã có phần nào biết khái niệm này. Nghiên cứu của chúng tơi đã cho thấy có tới 89% đối tượng đã biết ngơi nhà khơng thuốc lá là khơng có người hút thuốc trong nhà, tuy nhiên chỉ có 11% biết thêm là khơng có các vật dụng phục vụ cho việc hút thuốc như gạt tàn, thuốc, diêm...

Công tác truyền thông về tác hại của thuốc lá hiện nay cũng đã được đa dạng hố, với nhiều hình thức khác nhau và dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau. Tìm hiểu về các nguồn thông tin về tác hại thuốc lá mà các đối tượng đã được tiếp cận, chúng tôi thấy tỉ lệ tiếp cận với truyền hình chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm tới 88,1%, sau đó là loa đài phát thanh, cán bộ y tế và thảo luận, họp phụ nữ. Kênh truyền thơng mà người dân ít được tiếp cận nhất tại địa bàn này là tờ rơi. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Lê Ngọc Trọng năm 1997 (93,7%). Hiệu quả của các kênh truyền thông đã được thực tế chứng minh trong dự án “Xây dựng cộng đồng không thuốc lá”. Tại Tuyên Quang đã xây dựng chương trình truyền thơng dựa vào hệ thống loa truyền thanh, kết quả thu được thể hiện ở tỉ lệ hút thuốc trong năm 2002 giảm 6,5%. Dự án đã phối hợp với Đài truyền hình Trung ương, chương trình VTV3 xây dựng chương trình "Ở nhà chủ nhật" với chủ đề "Ngơi nhà khơng thuốc lá". Trước khi xây dựng chương trình, cán bộ của chương trình đã giới thiệu và cung cấp thơng tin chi tiết cho cán bộ của Đài truyền hình VTV3 và cùng phối hợp xây dựng kịch bản. Chương trình đã chiếm được cảm tình của đơng đảo khán giả xem truyền hình. [1]Như vậy cần có chính sách tăng

cường hơn nữa các nguồn cung cấp thông tin và bằng nhiều hình thức khác nhau để có thể lơi cuốn người dân tham gia vào Chương trình phịng chống tác hại thuốc lá.

Một phần của tài liệu Mô tả kiến thức, thái độ thực hành về hút thuốc thụ động và các yếu tố ảnh hưởng của phụ nữ trên 15 tuổi tại xã liên bão, huyện tiên du, tỉnh bắc ninh (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w