2.1.1. Khái niệm và những đặc trƣng cơ bản của công ty Cổ phần
* Khái niệm : Theo luật doanh nghiệp Việt Nam 2005, điều 77, Công ty cổ phần là một doanh nghiệp trong đó:
- Vốn Điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đơng có quyền nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quyết định tại khoản 3 điều 81 và khoản 5 điều 84 của Luật doanh nghiệp;
- Cổ đơng có thể là một tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa;
- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khốn ra cơng chúng theo quyết định của pháp luật về chứng khốn, có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy đăng ký kinh doanh.
* Những đặc trưng cơ bản của công ty cổ phần.
- Là một doanh nghiệp tổ chức kinh doanh, có tư cách pháp nhân, tồn tại riêng biệt và độc lập với chủ sở hữu của nó. Cơng ty cổ phần được thành lập theo pháp luật, được Nhà nước phê duyệt điều lệ hoạt động, có con dấu riêng có quyền ký kết các hợp đồng kinh tế với các tổ chức và các cá nhân khác trong và ngoài nước, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Trong nền kinh tế thị trường, công ty cổ phần được tự ấn định mục tiêu và xác định các phương tiện sử dụng để thực hiện các mục tiêu đó, tự xác định tính chất của sản phẩm mà công ty sẽ sản xuất ra, lựa chọn nhà cung cấp nguyên vật liệu, khách hàng và tự thương lượng về giá cả mà công ty sẽ trả hoặc nhận, tự tìm kiếm vốn mà công ty cần huy động. Các công ty này được tự do phát triển mọi hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật quy định, đa dạng hóa hay thay đổi, thậm
chí đình chỉ hoạt động theo ý của công ty mà không phải tham khảo bất cứ một thẩm quyền nào.
- Về tài sản ( vốn) trong các công ty cổ phần được hình thành từ những nguồn mang đặc điểm riêng biệt, bao gồm:
+ Vốn điều lệ: Vốn điều lệ trong các công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phiếu. Cổ đông dùng tiền hoặc tài sản của mình để góp vốn vào cơng ty dưới hình thức mua cổ phiếu. Vốn góp cổ phần không phải là một khoản nợ của cơng ty. Cơng ty được tồn quyền sử dụng vốn góp này. Vốn góp cổ phần của các cổ đơng là căn cứ để công ty chia lợi nhuận cho mỗi cổ đơng.
+ Vốn tự có: Đây là phần vốn mà cơng ty tự tạo ra trong quá trình sản xuất kinh doanh dưới hình thức lợi nhuận không chia hết cho các cổ đông mà giữ lại trong công ty.
+ Vốn vay: Là số vốn của các đơn vị khác mà công ty được quyền sử dụng trong một thời gian nhất định. Sau đó trả lại cho chủ nợ. Cơng ty khơng có quyền sở hữu mà chỉ có quyền sử dụng và phải trả cho quyền sử dụng đó một khoản lợi nhuận gọi là lợi tức. Khoản vốn vay bao gồm:
+ Vốn vay trung và dài hạn : Đây là số vốn mà công ty vay trên một năm mới phải trả và được thực hiện bằng hai hình thức chính. Một mặt, cơng ty có thể phát hành trái phiếu trên thị trường vốn, mọi cá nhân, đơn vị có thể mua. Cơng ty không được phát hành trái phiếu khi tổng vốn vay lớn hơn vốn cổ phần của công ty. Mặt khác cơng ty có thể vay trực tiếp ngân hàng qua các hợp đồng dài hạn. Vốn cổ phần giữ vai trị quan trọng nhất vì nó là nguồn bảo đảm thường xuyên cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Nợ ngắn hạn : Vốn này công ty phải trả trong một thời hạn là một năm, có thể cơng ty nợ các nhà cung cấp, tín dụng ngân hàng, hoặc là nợ Nhà nước về các
khoản phải nộp (chịu thuế chưa nộp)…
“ Đặc điểm chung nhất trong cơ cấu vốn của công ty cổ phần là vốn cổ phần
và vốn tự có chiếm từ 50% tổng vốn hoạt động trở lên”4
4
Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp. Trong trường hợp cơng ty khơng đủ tài sản để thanh tốn các khoản nợ cho khách hàng thì cổ đơng khơng chịu trách nhiệm về các khoản nợ này.
Cơ cấu lãnh đạo của công ty cổ phần gồm ba bộ phận
+ Đại hội cổ đơng: là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty, mà đại biểu bao gồm tất cả các cổ đông.
+ Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, được đại hội cổ đông bầu ra nhằm thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu mà đại hội đồng cổ đông đã biểu quyết.
+ Ban giám đốc : hội đồng quản trị bổ nhiệm giám đốc và các phó giám đốc để điều hành công việc hàng ngày và tuân thủ theo chỉ thị và ý chí của đại hội cổ đông và hội đồng quản trị.
2.1.2. Những lợi thế và hạn chế của công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một trong những loại hình cơng ty được ưa chuộng trên thế giới. So với hình thức cơng ty hợp danh, công ty tư nhân hay công ty trách nhiệm hữu hạn thì hình thức cơng ty cổ phần có nhiều lợi thế hơn. Những lợi thế cơ bản của hình thức cơng ty cổ phần được thể hiện ở những điểm sau đây:
Các cổ đông của công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp vào cơng ty. Ưu điểm này làm cho hình thức cơng ty cổ phần rất hấp dẫn các nhà đầu tư. Bởi khi có rủi ro, thì những rủi ro này được chia sẻ cho nhiều người, và mỗi cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trong phần vốn mà mình đã góp.
Cơng ty cổ phần dễ huy động vốn trong công chúng, bằng cách phát hành cổ phiếu ra thị trường. Đây là một hình thức huy động vốn mà các công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh không được pháp luật Nhà nước cho phép. Nhờ ưu điểm này, các cơng ty cổ phần ít bị hạn chế về vốn kinh doanh. Do vậy, cơng ty có thể thực hiện được các dự án kinh doanh đòi hỏi nhiều vốn đầu tư.
Cổ phiếu trong các công ty cổ phần, đặc biệt là các cơng ty lớn, có tỷ suất lợi nhuận cao có thể dễ dàng chuyển nhượng quyền sở hữu qua việc mua bán cổ phiếu trên thị trường mà không cần thay đổi tổ chức công ty. Cổ phiếu của công ty có niêm yết trên thị trường chứng khốn thường có thể dễ dàng được chuyển đổi thành
tiền. Sự dễ dàng chuyển đổi chủ sở hữu của các cổ phần này, cho phép các công ty cổ phần tồn tại và phát triển lâu dài.
Công ty cổ phần tạo cơ chế phân tán rủi ro, nhằm hạn chế những tác động tiêu cực về kinh tế xã hội khi cơng ty cổ phần lâm vào tình trạng phá sản.
Một đặc điểm nổi bật nữa của công ty cổ phần là sự tách biệt giữa chủ sở hữu với những người điều hành công ty. Do vậy, họ thường phải lựa chọn những người đủ năng lực và kinh nghiệm chun mơn thay mình quản lý sản xuất kinh doanh của cơng ty.
Tuy nhiên, hình thức tổ chức cơng ty cổ phần cũng có những hạn chế nhất định, biểu hiện:
Chi phí cho việc thành lập và điều hành công ty thường tốn kém hơn so với các loại hình tổ chức khác.
Khả năng bảo mật kinh doanh và tài chính trong các cơng ty cổ phần là hạn chế. Điều đó là do hàng kỳ, hàng năm các cơng ty phải khai và báo cáo với các cổ đơng về tình hình sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của cơng ty.
Phần lớn các cổ đơng thường khơng có kiến thức về kinh doanh và không hiểu biết lẫn nhau. Sự phân tán, đa dạng hóa sở hữu dẫn đến số lượng cổ đơng quá lớn. Điều này cũng dễ dẫn đến sự phân hóa kiểm sốt và tranh chấp về quyền lợi giữa các nhóm cổ đơng.
Có thể dẫn đến sự đầu cơ trên thị trường chứng khoán. Do sự bất cân xứng thơng tin trên thị trường chứng khốn, nhiều kẻ đầu cơ thường tung tin hỏa mù làm giá cổ phiếu biến động mạnh và kiếm siêu lợi nhuận.
Công ty cổ phần thường bị đánh thuế hai lần. Vai trị của cơng ty cổ phần trong nền kinh tế:
Từ những đặc điểm trên có thể thấy cơng ty cổ phần có một số vai trị nổi bật sau:
Công ty cổ phần với cơ chế huy động vốn từ mọi thành phần kinh tế thông qua phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu đã trở thành một công cụ tối ưu trong nền kinh tế. Với khả năng huy động được nguồn vốn nhanh chóng, có quy mơ lớn và ổn định từ nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân – nguồn vốn có tiềm năng vơ tận – góp
phần đưa vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh, ngày càng tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Công ty cổ phần – Thị trường chứng khoán là những sản phẩm của nền kinh tế thị trường, đồng thời sự hoạt động của chúng lại thúc đẩy thị trường phát triển hơn nữa.
Thị trường chứng khoán – “ trái tim” của thị trường vốn – không thể thiếu được trong quá trình phát triển của cơng ty cổ phần. Và ngược lại chính cơng ty cổ phần tạo hàng hóa cho thị trường chứng khoán, thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển thị trường vốn và hồn thiện hơn nữa mơi trường tài chính ở nước ta.
Tạo cơ chế sử dụng vốn có hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh do giải quyết thỏa đáng động lực lợi ích.
Với cơ chế góp vốn, cổ đơng là chủ sở hữu đích thực của cơng ty, cịn người sử dụng vốn là người lao động trong công ty. Nếu công ty kinh doanh có lãi thì người lao động nhận lương cao hơn, cịn cổ đơng sẽ được chia cổ tức nhiều hơn. Mặt khác tình hình kinh doanh của cơng ty có ảnh hưởng quyết định tới giá của công ty trên thị trường chứng khốn. Chính những lý do đó khiến công ty cổ phần phải không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh tế là lợi ích sống cịn và là mục tiêu hàng đầu của cơng ty cổ phần.
2.1.3. Q trình hình thành cơng ty cổ phần ở Việt Nam
Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp đã được hình thành trên thế giới cách đây 400 năm. Do tính ưu việt của loại hình doanh nghiệp này khơng chỉ là hoạt động có hiệu quả mà cịn tạo mọi điều kiện chủ động trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, như : huy động được vốn nhàn rỗi trong nhân dân, phát huy tinh thần làm chủ của người lao động, nên hiện nay loại hình công ty cổ phần đang phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam.
Ở Việt Nam, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một chủ trương lớn và đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta về đổi mới các doanh nghiệp. Cổ phần hóa khơng chỉ là một động lực thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả mà còn là xu thế chung hiện nay của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Cổ phần hóa ở nước ta bắt đầu từ năm 1990, tính đến ngày 31/12/2005 số các doanh nghiệp được cổ phần hóa
là 1096. Q trình cổ phần hóa đã trải qua các bước từ thí điểm đến mở rộng thí điểm và thực hiện cổ phần hóa.
- Thời kỳ thí điểm cổ phần hóa từ 1992 – 1996 :
Trong thời kỳ này, các doanh nghiệp nhà nước thuộc diện vừa và nhỏ, kinh doanh có hiệu quả và khơng thuộc diện nhà nước cần nắm giữ 100% vốn, tập thể công nhân viên tự nguyện tham gia cổ phần hóa được xem xét cho thí điểm cổ phần hóa bằng chỉ thị 84/TTg ngày 4/8/1993 của Thủ tướng Chính phủ. Qua năm năm thực hiện chủ trương này, cả nước mới chuyển được 5 doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần.
Thời kỳ mở rộng thí điểm cổ phần hóa từ 1996 – 1998 :
Trên cơ sở đánh giá kết quả thí điểm sau 4 năm thực hiện, Chính phủ đã ban hành nghị định 28/CP ngày 07/5/1996 về chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Kết quả đã chuyển được thêm 25 doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Như vậy, tính từ 1992 – 1998, qua sáu năm Việt Nam mới chuyển được 30 doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. So với yêu cầu đổi mới doanh nghiệp Nhà nước và so với số lượng doanh nghiệp trong diện cổ phần hóa thì kết quả đạt được trong thời kỳ từ năm 1992 đến 1998 là nhỏ bé, tốc độ cổ phần hóa diễn ra một cách quá chậm trễ.
Thời kỳ thực hiện cổ phần hóa từ 1998 đến nay:
Ngày 29/6/1998, Chính phủ ra Nghị định số 44/CP thay thế nghị định số 28/CP nhằm giải quyết chủ trương cổ phần hóa một cách thơng thống hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành cổ phần hóa.
Nghị định 44/1998/NĐ – CP đã kế thừa nhiều nội dung trong các quy định của Nghị định 28/CP , đồng thời có bổ sung, sửa đổi và phát triển thêm nhiều điểm mới để đáp ứng yêu cầu mới mà thực tế cơng tác cổ phần hóa đặt ra. Đặc biệt nghị định số 44/CP đã quy định cụ thể các chính sách khuyến khích đối với các doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hóa. Vì vậy việc thực hiện cổ phần hóa đã có những chuyển biến rõ rệt và đạt kết quả đáng khích lệ. Riêng 6 tháng cuối 1998 đã cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu 90 doanh nghiệp, đưa tổng số doanh nghiệp được chuyển đổi thành cơng ty cổ phần là 120 doanh nghiệp. Tính
đến ngày 31/12/1999 đã chuyển thêm được 250 doanh nghiệp thành công ty cổ phần, gấp hơn 8 lần so với bảy năm trước cộng lại.
Ngày 19/6/2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 64/CP về chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần với những sửa đổi và bổ sung từ Nghị định 44/CP, thay thế cho Nghị định này nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa đang có xu hướng chậm lại. Và do vậy tiến trình cổ phần hóa đạt được những kết quả đáng kể ( xem bảng 1). Cùng với sự tăng lên về số lượng của các doanh nghiệp nhà nước thực hiện cổ phần hóa, và sự sửa đổi luật doanh nghiệp đã thúc đẩy sự gia tăng mạnh mẽ của các cơng ty cổ phẩn khơng có vốn nhà nước. Sự phát triển của cơng ty cổ phần, và những đường lối chính sách nhằm phát triển loại hình doang nghiệp này chính là những minh chứng rõ ràng nhất cho lợi thế của loại hình cơng ty này trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Dưới đây là bảng số liệu cho thấy sự gia tăng về số lượng của loại hình cơng ty cổ phần trong gian đoạn 2003 – 2009 .
Bảng 1. Số lƣợng công ty cổ phần theo các năm
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Cơng ty cổ phần có vốn Nhà nước 669 815 1096 1285 1503 1789 1963 Công ty cổ phần khơng có vốn nhà nước 3872 6920 9549 12068 14582 17035 19361 Nguồn : Tổng cục thống kê
Mặc dù số lượng công ty cổ phần tăng lên khá nhanh trong những năm gần đây nhưng các cơng ty có quy mơ lớn trên 10 tỷ đồng chiếm tỷ lệ rất nhỏ, phần lớn các công ty cổ phần Việt Nam hiện nay đều có quy mơ nhỏ và vừa chiếm tới khoảng