Những yêu cầu đổi mới đối với giáo dục hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường trung học phổ thông hoàng cầu – quận đống đa – thành phố hà nội (Trang 49)

1.3.2 .Học qua trải nghiệm

1.6. Những yêu cầu đổi mới đối với giáo dục hiện nay

Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương VIII khoá XI ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đã nêu: “Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hịa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề...chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Nghị quyết đã chỉ ra rằng "Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTrH năm học 2014 - 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo có nội dung: đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các HĐTNST nghiên cứu khoa học của học sinh...Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các nhà trường nhà trường sẽ góp phần khắc phục những tồn tại của chương trình giáo dục hiện nay, đáp ứng yêu cầu cấp thiết của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.. Mọi học sinh phải được hoạt động để rèn luyện năng lực tự học , năng lực giải quyết vấn đề và từ kinh nghiệm cá nhân, đưa ra các sáng kiến từ thực tế, khơng ngừng sáng tạo, ni dưỡng tính sáng tạo, ham học hỏi của bản thân.

Trong giai đoạn hiện nay giáo dục Việt Nam có định hướng mới với HĐTNST là:

Đối với giáo dục phổ thơng, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực cơng dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Bảo đảm cho học sinh trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thơng có chất lượng.

Việc đổi mới căn bản toàn diện chương trình giáo dục phổ thơng của nước ta cho thấy khơng chỉ tập trung đổi mới hoạt động dạy học các mơn học mà cịn chú ý đến HĐTNST cho học sinh. nhà trường có thể tích hợp nơ ăi dung giáo dục, nhằm giảm dung lượng kiến thức, đồng thời tăng cường được thời gian thực hành, khám phá, hoạt đô ăng thực tiễn…Tất cả khơng ngồi mục tiêu đem lại nền giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn lực chất lượng cao.

Giúp HS vận dụng những tri thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ đã học từ nhà trường và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo.

Bên cạnh hình thành và phát triển các phẩm chất và năng lực chung của chương trình giáo dục, HĐTNST cịn tập trung hình thành phát triển các năng lực đặc thù cho học sinh như năng lực tổ chức hoạt động, năng lực tổ chức và quản lý cuộc sống, năng lực tự nhận thức và tích cực hố bản thân, năng lực định hướng và lựa chọn nghề nghiệp.

Tích cực đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; vận dụng có hiệu quả các phương pháp dạy học tích cực. Dạy học theo chủ đề, mỗi bài học, tiết học, giáo viên cần tăng cường thiết kế và triển khai các hoạt động dạy học cả trong và ngoài nhà trường theo hướng tối đa hóa cơ hội trải nghiệm thực tiễn cho học sinh, gắn dạy học với thực tiễn cuộc sống hàng ngày, với văn hóa, hoạt động sản xuất -kinh doanh ở các cơ sở.

Tổ chức và duy trì các câu lạc bộ, các hoạt động sân khấu hóa, các hội thi, diễn đàn, giao lưu, hoạt động văn hóa - văn nghệ, chăm sóc di sản văn hóa. Triển khai có hiệu quả cuộc thi Nghiên cứu khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học, cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn.

Hình thức và khơng gian dạy học được đổi mới, mở rộng ra ngồi lớp học; lực lượng tham gia q trình dạy học khơng chỉ là giáo viên trong trường mà có sự tham gia của các thành phần xã hội,...Tổ chức tham quan, học tập qua di sản một cách thiết thực, khai thác tốt các di sản văn hóa ngay tại địa phương. Dạy học qua di sản phải được tiến hành có mục tiêu rõ ràng, phương pháp phù hợp theo định hướng tích cực hóa học sinh cả trong q trình chuẩn bị, trải nghiệm thực tiễn và thu hoạch.

Trong quá trình tham gia trải nghiệm và thực hiện các hoạt động nêu trên, học sinh phải được tích cực cả trong việc thực hiện các hoạt động thực tiễn cũng như trong tư duy. Học sinh phải có cơ hội thực hiện các thao tác tư duy tích cực thơng qua hoạt động thực tiễn như phản ánh, phân tích, nhận định, đánh giá,... để chuyển hóa trải nghiệm thực tiễn thành giá trị, năng lực của bản thân.

Trong bối cảnh hiện nay HĐTNST là một đòi hỏi tất yếu của xã hội để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng nhân lực thế hệ mới của đất nước và thế giới.

Tiểu kết chương 1:

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông được thực hiện nhằm mục đích chính là hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại. Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo là q trình tác động có chủ đích của cán bộ quản lý nhà trường đến GV, HS và các lực lượng giáo dục trong tổ chức thực hiện

các HĐTNST nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện. Trong trường THPT quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thực hiện bằng các chức năng quản lý: Lập kế hoạch - Tổ chức thực hiện - Chỉ đạo - Kiểm tra, đánh giá.

Chương 1 là hệ thống cơ sở lý luận về HĐTNST và quản lý HĐTNST ở trường trung học phổ thông, đã nêu ra những khái niệm cơ bản như: Quản lý và các chức năng quản lý, quản lý giáo dục, HĐTNST và đặc biệt quan tâm việc quản lý HĐTNST ở trường THPT. Đồng thời làm rõ những yếu tố ảnh hưởng tới quản lý HĐTNST như nhận thức của các lực lượng giáo dục, năng lực cán bộ quản lý, điều kiện cơ sở vật chất, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, yêu cầu đổi mới đối với giáo dục.... Đây chính là những tiền đề để nghiên cứu tiếp thực trạng và đề ra biện pháp hợp lý, đem lại hiệu quả HĐTNST nói riêng, nâng cao chất lượng giáo dục trong trường trung học phổ thơng nói chung.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HĐTNST VÀ QUẢN LÝ HĐTNST Ở TRƯỜNG THPT HOÀNG CẦU – QUẬN ĐỐNG ĐA – THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1. Giới thiệu khái quát về Trường THPT Hoàng Cầu – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội

Trường THPT Hồng Cầu có tiền thân là trường Vừa học vừa làm Đống Đa được thành lập năm 1977. Năm 1991, trường chuyển sang mơ hình bán cơng có tên gọi là trường THPT Bán Công Đống Đa là một trong ngôi trường bán công đầu tiên của thủ đô Hà Nội, thực hiện cơ chế nhân dân đóng góp hỗ trợ các hoạt động giáo dục theo quan điểm xã hội hóa giáo dục của Đảng. Thực hiện Luật Giáo dục năm 2005, UBND Thành phố Hà Nội ra quyết định 1106/QĐ- UBND, ngày 09/03/2012 về chuyển đổi tên trường và loại hình trường và hoạt động theo mơ hình: Trường Cơng lập tự chủ tài chính tồn phần. Theo Nghị định 43/NĐCP của Chính phủ, hoạt động của nhà trường là đơn vị sự nghiệp cơng lập tự chủ tài chính tồn phần, có nghĩa là nhà trường có được cấp cơ sở vật chất ban đầu khơng được cấp ngân sách và phải tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính.

2.1.1.Tình hình học sinh nhà trường

Đa số học sinh là con em gia đình lao động, phần lớn học sinh ý thức rèn luyện và học tập tương đối tốt, q nửa học sinh gia đình khó khăn về kinh tế về hồn cảnh

Bảng 2.1: Quy mô phát triển trường lớp của Trường THPT Hoàng Cầu – Quận Đống Đa – Thành phố Hà Nội Sĩ số Năm học 2013-2014 Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016 - Khối lớp 10 330 331 442 - Khối lớp 11 479 309 313 - Khối lớp 12 573 445 286 Tổng số 1382 1085 1041

2.1.2. Bộ máy tổ chức trong trường

Chi bộ có 15 đảng viên thể hiện vai trị lãnh đạo tồn diện trong nhà trường.

Ban giám hiệu có 2 nữ cán bộ, đều là những nhà giáo tâm huyết với giáo dục, năng động, sáng tạo, đoàn kết cùng nhau xây dựng nhà trường.

Tổ chức đoàn thanh niên gồm chi đoàn giáo viên và các chi đoàn học sinh

Tổ tự nhiên gồm các mơn: Tốn học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Kỹ thuật, Thể dục. Tổ xã hội gồm các môn: Văn học, Sử, Địa, Ngoại ngữ, Giáo dục công dân, Công nghệ….

Tổ hành chính với đầy đủ các phịng ban chun mơn phục vụ các hạt động của nhà trường.

2.1.3. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, cơng nhân viên nhiều thành phần gồm có 93 người. 26 biên chế (20 cán bộ giáo viên và 6 nhân viên), còn lại là cơ hữu và thỉnh giảng. Đa số nhiệt tình, có trách nhiệm, u nghề, chất lượng chun môn và nghiệp vụ sư phạm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. 100% giáo viên trình độ đạt chuẩn, đội ngũ cán bộ giáo viên có trình độ trên chuẩn là 29.87 %, trong đó tính riêng biên chế là 50%.

2.1.4. Cơ sở vật chất trang thiết bị trong trường

Trường có khn viên diện tích 2475,4m2, nằm sâu trong ngõ làng Hồng Cầu, giao thông chưa thuận lợi. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, môi trường cảnh quan sư phạm của nhà trường còn nhiều thiếu thốn song cũng ngày càng được tăng cường sửa chữa, phục vụ thiết thực cho việc dạy, học và giáo dục toàn diện.

2.1.5. Thành tích nổi bật của nhà trường

Mặc dù đầu vào của trường “không đồng đều”, chất lượng chưa cao so với các trường trong khu vực nhưng đầu ra “không thua kém” các trường. Vì được khích lệ và phát huy tính tích cực trong học tập nên tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp hàng năm luôn vượt tỉ lệ chung của Thành phố (thấp nhất là 98%). Những năm gần đây, tỉ lệ tốt nghiệp luôn là 100%. Tỉ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng cao.

Hàng năm nhà trường đều có học sinh giỏi trong các kỳ thi học sinh giỏi Thành phố, có học sinh đạt giải nghiên cứu khoa học cấp Thành phố, đạt giải Thành phố và Quốc gia trong cuộc thi vận dụng kiến thức liên mơn để giải quyết các tình huống thực tiễn, ngồi ra các em cịn đạt nhiều giải chun đề giáo dục khác... Nhiều thầy cô giáo đạt danh hiệu Giáo viên dạy giỏi cấp thành phố, nhiều sáng kiến kinh nghiệm được đồng nghiệp đánh giá cao về tính phổ biến và ứng dụng, giáo viên nhà trường liên tục đạt giải cao cấp Thành phố trong phong trào Tự làm làm đồ dùng dạy học.

Hoạt động văn nghệ - TDTT là điểm sáng trong phong trào văn hóa quần chúng. Các cuộc thi văn nghệ của GV, HS nhà trường nhiều năm đạt nhiều huy chương vàng, bạc cấp Thành phố, hai lần có học sinh đạt huy chương vàng cuộc thi “Giai diệu tuổi hồng Toàn quốc”.

Trong sự phát triển của mình, trường THPT Hồng Cầu được đánh giá là ngôi trường của sự năng động, sáng tạo và thân thiện có nhiều hoạt động giáo dục phù hợp với tâm lý học sinh. Đồng hành với học trò ở lứa tuổi mới lớn, hiểu được tâm tư, tình cảm của các em và để mang đến cho các em những điều thiết thực nhất, để mỗi ngày

đến trường các em có thêm những điều mới lạ, cảm nhận được giá trị của cuộc sống và những khát vọng vươn lên, Ban giám hiệu và đội ngũ cán bộ giáo viên đã dày cơng tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa lý thú, bổ ích, Qua đó, thu hẹp khoảng cách thầy - trị và hiểu hơn tình cảm, tâm tư của trị với thầy, để từ đó cùng chung sức vì sự phát triển của nhà trường.

Nhiệm vụ chính trị trong nhà trường là thi đua “Dạy tốt và Học tốt”. Chính vì vậy, ở trường THPT Hoàng Cầu, việc quản lý chất lượng giáo dục luôn được coi trọng hàng đầu. Các hoạt động giáo dục (GDNGLL - TNST, GDHN...) theo qui định của Bộ GD&ĐT và hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội nhà trường thực hiện nghiêm túc và sáng tạo để đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện;

Trong nhiều năm qua, trường THPT Hoàng Cầu đã tạo được sự tin tưởng của các tầng lớp nhân dân Thủ đô, nhiều cha mẹ học sinh đã coi nhà trường như một địa chỉ giáo dục tin cậy để yên tâm gửi gắm con em mình, nhà trường đã khắc phục được nhiều khó khăn, thử thách để làm nhiều việc có hiệu quả, được các cấp lãnh đạo, các tổ chức đoàn thể, cha mẹ học sinh và học sinh ghi nhận:

Chi bộ Đảng nhà trường liên tục đạt danh hiệu Chi bộ đảng Trong sạch vững mạnh.

Nhà trường liên tục đạt danh hiệu Tập thể Lao động Tiên tiến và Tập thể Lao động Xuất sắc cấp thành phố, được nhận nhiều Giấy khen của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, UBND Thành Phố tặng Bằng khen.

Tổ chức Cơng đồn ln đạt danh hiệu Vững mạnh xuất sắc được nhận nhiều giấy khen của Cơng đồn ngành, Bằng khen của Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Tổ chức Đồn TNCS Hồ Chí Minh ln đạt danh hiệu xuất sắc trong cơng tác đồn và phong trào thanh niên, được nhận nhiều Giấy khen của Quận đoàn, Bằng khen của Thành đoàn, Trung ương đoàn và Ủy ban Liên hiệp Hội Thanh niên Việt Nam.

Định hướng phát triển lâu dài cho những năm học tiếp theo của nhà trường, việc xây dựng các lớp chất lượng cao tiếp tục được đổi mới và mở rộng. Sự đoàn kết, nỗ lực vượt khó đi lên suốt nhiều thập kỷ bền bỉ với sự nghiệp “trồng người” và những kết quả đáng phấn khởi đạt được trong những năm qua là động lực quan trọng giúp thầy trị Trường THPT Hồng Cầu có thêm quyết tâm nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời không ngừng phấn đấu xây dựng nhà trường trở thành một địa chỉ giáo dục chất lượng, có uy tín trong hệ thống GD&ĐT của Thủ đô.

Bảng 2.2: Kết quả xếp loại văn hóa và hạnh kiểm của học sinh - Kết quả xếp loại học lực

Năm học Tổng số học sinh Học lực Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2013 - 2014 1382 69 5 668 48.3 559 40.5 83 6.0 3 0.2 2014 - 2015 1085 55 5,0 487 44,9 488 45 0 0 0 0 2015 - 2016 1041 48 4.6 495 48 475 45,6 0 0 0 0

-Kết quả xếp loại hạnh kiểm:

Năm học Tổng số học sinh Hạnh kiểm Tốt Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 2013 - 2014 1382 988 71.5 369 26.7 20 1.5 5 0.4 0 0 2014 - 2015 1085 901 83 172 15,9 5 0,5 7 0,6 0 0 2015 - 2016 1041 864 83 175 17 1 0 2 0.2 0 0

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 5 năm từ 2012 đến 2016 trường THPT Hồng Cầu)

Thành tích của thầy và trị trường THPT Hồng Cầu càng ngày khẳng định vị thế trong giáo dục Quận Đống Đa và Thủ đô. Các hoạt động dạy học và giáo dục được đẩy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường trung học phổ thông hoàng cầu – quận đống đa – thành phố hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)