Cải tiến phương thức quản lý công tác TBDH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác thiết bị dạy học tại các cơ sở đào tạo giáo viên thụ hưởng dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp (Trang 87 - 92)

3.2.5.1. Cải tiến bộ máy quản lý công tác TBDH

Mục đích:

Để thực hiện tốt cả các biện pháp như đã nêu trên, cần cải tiến bộ máy quản lý TBDH để tránh tình trạng quản lý chồng chéo, thiếu hiệu quả, đồng thời tăng cường chức năng chỉ đạo của ban giám hiệu và các khoa, bộ môn trong quản lý công tác TBDH. Việc chỉ đạo cũng cần phải đổi mới để phục vụ công tác đào tạo của Nhà trường đạt kết quả cao nhất.

Nội dung và cách thức thực hiện:

Như đã khảo sát ở Chương II, hiện nay tại các cơ sở đào tạo giáo viên mới chỉ phát huy được ưu thế chuyên môn của từng bộ phận hoặc cá nhân trong quản lý TBDH (ví dụ như lãnh đạo trường/khoa, phòng quản trị thiết bị hoặc cán bộ phụ trách thiết bị) nhưng lại có nhược điểm là quản lý chồng chéo, thiếu sự gắn kết khiến cho các phòng chức năng cũng như các đơn vị có nhu cầu sử dụng thiết bị không chủ động được trong công tác thiết bị và quản lý công tác TBDH. Nhiều giảng viên lại kiêm phụ trách cả việc quản lý TBDH hoặc quản lý công tác TBDH dẫn đến q tải về cơng việc, chỉ có thể chú trọng về chuyên môn giảng dạy mà lơ là, lỏng lẻo trong việc quản lý thiết bị.

Sơ đồ 3.1. Bộ máy quản lý công tác TBDH ở các cơ sở đào tạo

Với cấu trúc như trên, việc quản lý sẽ không bị chồng chéo, nhận và xử lý thông tin theo cả 2 chiều đều nhanh gọn. Để khắc phục nhược điểm về chun mơn rộng của Phó hiệu trưởng trực tiếp thì có thể bố trí 02 cán bộ chuyên trách TBDH và các khoa có thể bố trí 1-2 cán bộ bán chun trách về TBDH của khoa mình.

Ngồi ra, BQL Dự án Trung ương cũng cần bố trí cán bộ chuyên trách, theo dõi công tác TBDH (do Dự án cung cấp) tại các cơ sở đào tạo giáo viên: đưa ra yêu cầu, tiếp nhận và thống kê số liệu theo các báo cáo tình hình quản lý và sử dụng tài sản theo vốn ODA từ các đơn vị thụ hưởng.

Đồng thời, cần phải tăng cường chức năng chỉ đạo của hiệu trưởng và của các khoa, bộ mơn.

 Vai trị chỉ đạo của hiệu trưởng:

Quan điểm chỉ đạo là toàn diện triệt để, khắc phục những hạn chế của công tác chỉ đạo trong những năm qua vận dụng mọi tiềm năng kích thích, động viên cán bộ cơng nhân viên, giáo viên đưa công tác TBDH vào phục vụ đào tạo đạt hiệu quả cao nhất. Chỉ đạo công tác TBDH là một công việc khá phức tạp, người lãnh đạo cần phải thực hiện các công việc chỉ đạo một cách sáng tạo và chủ động và luôn biết dựa vào sự nhiệt tình của đội ngũ giảng viên, học sinh và các thành phần khác.

Chỉ đạo chính là điều hành và kích thích.

Nội dung của việc điều hành là việc thường xuyên theo dõi sự vận động của đối tượng để xác định, phát hiện kịp thời các sai lệch, sai phạm trong quá trình hoạt động để có biện pháp uốn nắn, sửa chữa kịp thời. Muốn làm tốt điều đó, người hiệu trưởng phải thu thập xử lý thơng tin chính xác, thường xun sâu sát đối tượng, có trí thức để phán đoán, nhận xét đúng.

Nội dung của kích thích bao gồm động viên khen thưởng về vật chất, tinh thần kèm theo có mức phạt, kỷ luật đối với người làm trái, tổn hại đến quá trình dạy học.

- Cơng tác chỉ đạo phải nhất quán từ trên xuống dưới, lấy kế hoạch đào tạo làm trung tâm. Các hoạt động của công tác TBDH phải được đánh giá và điều chỉnh phù hợp với các cơ chế, quy chế.

- Xây dựng hệ thống thông tin quản lý, cập nhật thường xuyên giữa Ban giám hiệu - phòng chức năng - các khoa - tổ bộ môn- giáo viên, học sinh - các cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách về công tác TBDH.

- Chỉ đạo việc phân cấp quản lý, tạo điều kiện để mọi cấp, mọi người tự chủ hoàn thành nhiệm vụ. Tránh hiện tượng chồng chéo, bao biện làm thay, cấp dưới ỉ lại cấp trên, không ai chịu trách nhiệm.

- Chỉ đạo xây dựng nội dung quy chế, quy định sử dụng và quản lý TBDH.

- Chỉ đạo bồi dưỡng và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các giảng viên, cán bộ đồng thời tổ chức các hội thảo, các lớp tập huấn ngắn hạn hướng dẫn cho giảng viên, cán bộ về sử dụng thiết bị dạy học song song với đổi mới phương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học.

- Cần tổ chức quán triệt cho toàn thể giảng viên nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc thực hiện kế hoạch tăng cường trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong quá trình dạy học để mọi thành viên thấy rõ trách nhiệm của mình.

- Hiệu trưởng chỉ đạo việc xây dựng tiêu chí bài giảng có sử dụng TBDH tiên tiến, hiện đại. Động viên khuyến khích mọi cán bộ giáo viên, học sinh tích cực sử dụng TBDH mới, nhất là áp dụng công nghệ thông tin vào việc chuẩn bị giáo án điện tử.

- Chỉ đạo xây dựng chỉ tiêu thi đua, thường xuyên động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho giảng viên, học sinh sử dụng TBDH.

- Xử lý các sai phạm mắc phải trong công tác TBDH.

- Chỉ đạo tổ chức các cuộc trao đổi toạ đàm kinh nghiệm sử dụng TBDH, học tập nâng cao kiến thức về công tác TBDH.

- Sử dụng các phương pháp tâm lý xã hội trong cơng tác chỉ đạo.

- Tìm cơ hội đầu tư cơ sở vật chất – TBDH bằng việc sử dụng sức mạnh dư luận xã hội, mạng lưới thông tin từ các cấp, ngành liên quan; vận động đóng góp hoặc sưu tầm từ các nguồn...

- Chỉ đạo xây dựng chế độ bồi dưỡng cơ chế lợi nhuận do khai thác TBDH mang lại...

 Vai trò chỉ đạo của các khoa, bộ môn:

Đối với các khoa, bộ mơn trên cơ sở thời khố biểu, kế hoạch sử dụng TBDH đã được xác lập:

- Chấp hành mọi chỉ đạo của Nhà trường, tìm mọi biện pháp để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức điều hành kiểm tra đánh giá cụ thể, chi tiết.

- Chỉ đạo việc khai thác sử dụng TBDH ngay từ khi duyệt giáo án lên lớp.

- Giao đầu công việc, chỉ đạo theo đầu công việc nhằm phát huy tính tự chủ của các tổ bộ mơn, giáo viên.

- Phát động phong trào thi đua dạy tốt, học tốt với việc đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng TBDH trong giảng dạy và học tập.

- Động viên khuyến khích giáo viên, học sinh trong khoa, trong bộ môn trong việc thực hiện tốt công tác TBDH cũng như xử lý nghiêm khắc những trường hợp vi phạm cơng tác TBDH. Có chế độ khen thưởng kịp thời.

 Vai trò chỉ đạo của BQL Dự án Trung ương:

- Chỉ đạo xây dựng quy chế, quy định về quản lý và sử dụng tài sản do Dự án tài trợ;

- Chỉ đạo tổ chức các cuộc hội thảo trao đổi kinh nghiệm sử dụng TBDH, tập nâng cao kiến thức về công tác TBDH giữa tất cả các cơ sở đào tạo;

- Xây dựng kế hoạch, tổ chức điều hành kiểm tra xác suất tại các cơ sở đào tạo.

3.2.5.2. Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý cơng tác TBDH

Mục đích:

Để tạo điều kiện quản lý công tác TBDH tốt hơn, cần thiết lập hệ thống quản lý thơng tin kết nối nội bộ. Nó có tác dụng truyền tải, cung cấp thơng tin nhanh về tình hình diễn biến của cơng tác TBDH.

Nội dung và cách thức thực hiện:

Việc sử dụng CNTT-TT trong quản lý TBDH được thực hiện ở tất cả các nội dung từ xây dựng kế hoạch cung cấp và hoàn thiện hệ thống TBDH, đến sử dụng khai thác và bảo quản TBDH. Các thông tin của các nội dung này được thực hiện trong mạng Intranet để mỗi đơn vị, cá nhân có liên quan có thể sử dụng và khai thác, đặc biệt là việc sử dụng các TBDH được hiệu quả, khai thác tốt nhất các thiết bị dùng chung và các thiết bị chuyên dùng.

Các TBDH cần được mã hoá và lưu trữ trên hệ thống phần mềm, hoặc ứng dụng cơ bản để dễ dàng tìm kiếm, kiểm sốt cũng như kiểm kê.

Tổ chức các lớp tập huấn để sử dụng các chương trình, ứng dụng tin học cở bản trong quản lý như phần mềm excel hỗ trợ cho các tính tốn, phân tích tổng hợp dữ liệu và thông tin ở các dạng text, biểu đồ; hỗ trợ một số chức năng quản lý một cơ sở dữ liệu nhỏ, cho phép tra cứu, cập nhật, xuất ra kết

quả ở những dạng khác nhau, kết nối được với các cơ sở dữ liệu khác; phần mềm Mind Manager hoặc Project Office hỗ trợ cho việc xây dựng và kiểm soát kế hoạch, hỗ trợ cho việc hệ thống, tổng hợp thông tin dữ liệu một cách logic chặt chẽ và cách biểu đạt thơng minh...

Mặt khác, có thể sử dụng Internet để khai thác các TBDH trên mạng của các đơn vị, các chun mơn tương tự, nhất là có thể sử dụng các phịng thí nghiệm ảo, các loại tài liệu của E-books... Việc sử dụng CNTT-TT vào quản lý và sử dụng TBDH cũng có thể đưa thành u cầu và tiêu chí trong hoạt động chun mơn đối với các đơn vị, các giảng viên.

Đối với Dự án Phát triển giáo viên THPT & TCCN cũng có thể cung cấp thông tin về các thiết bị đã trang bị cho các cơ sở đào tạo giáo viên để các cơ sở này có thể tương trợ nhau trong sử dụng và quản lý TBDH.

Mối quan hệ giữa các biện pháp:

Năm nhóm biện pháp nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhóm biện pháp này là cơ sở điều kiện để thực hiện các nhóm biện pháp cịn lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác thiết bị dạy học tại các cơ sở đào tạo giáo viên thụ hưởng dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)