3. Cách nhận diện các sản phẩm bền vững
3.2. Nhãn nông nghiệp hữu cơ của Việt Nam
Hiện nay, người tiêu dùng đang ngày càng dành sự quan tâm lớn hơn cho các sản phẩm hữu cơ bởi các đặc tính vượt trội về chất lượng, độ an tồn và thân thiện với mơi trường của dịng sản phẩm này. Với mục tiêu đảm bảo chất lượng của các sản phẩm hữu cơ có mặt trên thị trường, Việt Nam chúng ta đã ban hành các chứng nhận cho các sản phẩm hữu cơ, trong đó tiêu biểu có thể kể đến Chứng nhận PGS và Chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ.
3.2.1. Chứng nhận PGS
Hình 2.2: Logo PGS Việt Nam
Chứng nhận PGS (Participatory Guarantee System – Hệ thống Đảm bảo Cùng tham gia) được áp dụng cho hầu hết các sản phẩm nông sản hữu cơ được sản xuất và bày bán ở Việt Nam nhằm đảm bảo độ tin cậy về tính hữu cơ của các sản phẩm này. Để nhận được chứng nhận PGS, các nhà sản xuất sẽ cần đáp ứng được tất cả các tiêu chí do PGS đưa ra, trong đó nổi bật là:
Nguồn nước được sử dụng trong canh tác hữu cơ phải là nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm.
Khu vực sản xuất hữu cơ phải cách biệt khỏi các nguồn ô nhiễm như các nhà máy, khu sản xuất công nghiệp, khu vực đang xây dựng, các trục đường giao thơng chính…
Cấm sử dụng tất cả các loại phân bón hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật hóa học, các chất tổng hợp kích thích
sinh trưởng, tất cả các vật tư đầu vào có chứa sản phẩm biến đổi gen GMOs, sử dụng phân người, phân ủ được làm từ rác thải đô thị.
Không được phép sản xuất song song. Các cây trồng trong ruộng hữu cơ phải khác với các cây được trồng trong ruộng thông thường.
Các vật dụng, túi đựng, kho bãi khơng được có các chất cấm như thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học
Chỉ được phép sử dụng các sản phẩm đầu vào đã được đăng ký và chấp thuận.
3.2.2. Chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ – TCVN11041 11041
Là một phần của Bộ các tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN, chứng nhận tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ được xây dựng dựa trên sự tham khảo các bộ tiêu chuẩn uy tín trên thế giới và khu vực như Mỹ, Nhật Bản, EU, ASEAN… và điều chỉnh với các đặc điểm cụ thể của nông nghiệp Việt Nam, để tạo được sự hài hịa và hợp lý.
Các tiêu chí của chứng nhận này bao gồm:
Về đa dạng sinh học: Nơng nghiệp hữu cơ khuyến khích bảo vệ mơi trường sống của các loài động vật và thực vật chung sống cùng nhau trong một khu vực, không chỉ ở cùng trên một đồng ruộng mà kể cả các khu vực xung quanh.
Về vùng đệm: Mỗi một vùng sản xuất hữu cơ phải được bảo vệ khỏi nguy cơ bị nhiễm các hóa chất rửa trôi hoặc bay sang từ ruộng bên cạnh.
Về sản xuất song song: Tiêu chuẩn hữu cơ không cho phép một loại cây cùng được trồng trên cả ruộng hữu cơ và ruộng thông thường tại cùng một thời điểm.
Về hạt giống và vật liệu trồng trọt: Lý tưởng nhất là tất cả các hạt giống, cây con đều là hữu cơ.
Về các vật liệu biến đổi gen: Nông nghiệp hữu cơ ngăn chặn những rủi ro lớn tới sức khỏe và môi trường.
Về các đầu vào hữu cơ: Nông dân luôn phải kiểm tra theo tiêu chuẩn PGS trước khi đưa vào sử dụng một sản phẩm mới cho sản xuất hữu cơ.
Phát triển nông nghiệp hữu cơ là một trong những xu thế phát triển của nông nghiệp hiện đại. Đây là phương thức sản xuất thân thiện với mơi trường, góp phần quan trọng để phục hồi và duy trì hệ sinh thái tự nhiên và sản phẩm nông nghiệp hữu cơ cũng là dịng sản phẩm an tồn để phục vụ đời sống người tiêu dùng.