3. Cách nhận diện các sản phẩm bền vững
3.4. OCOP Mỗi xã một sản phẩm
"Mỗi xã một sản phẩm" là mơ hình được học tập từ phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” của Nhật Bản đã được triển khai từ thập niên 70 và đem lại nhiều lợi ích cho người dân.
Hình 2.4: Logo OCOP
Trọng tâm của chương trình này là giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. OCOP tập trung vào các sản phẩm nông sản tiêu biểu của từng địa phương. Thông qua các chương trình đào tạo, hỗ trợ vay vốn, nâng cao năng lực kỹ thuật công nghệ, OCOP giúp nâng cao chất lượng các sản phẩm địa phương. Khơng chỉ vậy, các sản phẩm cịn được giám sát và chấm điểm để đảm bảo tiêu chuẩn. Tổng điểm đánh giá OCOP cho mỗi sản phẩm tối đa là 100 điểm và được phân thành 5 hạng:
Hạng 5 sao: đạt 90-100 điểm, là sản phẩm cấp quốc gia, có thể xuất khẩu.
Hạng 4 sao: đạt 70-89 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh có thể nâng lên 5 sao.
Hạng 3 sao: đạt 50-69 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh có thể nâng lên 4 sao.
Hạng 2 sao: đạt 30-49 điểm, là sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn.
Hạng 1 sao: đạt dưới 30 điểm, là mức khởi điểm tham gia chương trình OCOP.
Như vậy, lựa chọn các sản phẩm có nhãn OCOP chính là một cách đơn giản mà bạn có thể làm để ủng hộ các sản phẩm địa phương có chất lượng cao.
Từ ngày 6 – 11/10/2020, Bộ Công Thương phối hợp với MM Mega Market Việt Nam (MMVN) đã tổ chức thành công “Tuần hàng Việt Nam và sản phẩm OCOP”. Sự kiện đã thu hút sự tham gia của 60 gian hàng đặt tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, thuộc các ngành hàng: hàng tiêu dùng, sản phẩm làng nghề, các sản phẩm nông, lâm, thủy sản, thực phẩm an toàn, hữu cơ… là các sản phẩm nổi tiếng đến từ nhiều địa phương và vùng miền của Việt Nam.
Trong bối cảnh nông sản đang đối mặt với nhiều thách thức do đại dịch Covid-19, việc chúng ta chung tay ủng hộ các sản phẩm nội địa, đặc biệt là các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, sẽ góp phần hỗ trợ các nhà sản xuất vượt qua giai đoạn khó khăn và tiếp tục cung cấp cho xã hội những sản phẩm đạt chuẩn, chất lượng.