7. Cấu trúc của luận văn
1.3. u cầu truyền thơng về hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời, văn hóaViệt cho
1.3.1. Căn cứ đề xuất yêu cầu
1.3.1.1. Định hướng của Đảng, Nhà nước về công tác truyền thơng về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài
Nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc truyền thơng về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho NVNONN, Nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin – Truyền thông Đỗ Q Dỗn nhận định: Có thể nói, một vấn đề đặt ra rất lớn đối với bà con
Việt Nam sống xa Tổ Quốc là làm sao để giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng NVNONN. Bởi hiện nay, trong gần 4 triệu người Việt Nam ở xa Tổ Quốc, ngoài thế hệ thứ nhất, thế hệ thứ hai, đã xuất hiện thế hệ thứ ba, thứ tư… Cho nên làm sao để bản sắc Việt Nam, văn hóa Việt Nam khơng mất đi trong
cộng đồng kiều bào là một vấn đề rất lớn và đó cũng chính là một nhiệm vụ của vấn đề thơng tin ra nước ngồi để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”.
Ngồi ra, trong các chỉ thị, nghị quyết cụ thể, Đảng và Nhà nước ta cũng đã nhấn mạnh và nêu cao vai trị của việc quảng bá văn hóa Việt Nam, truyền thơng về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho NVNONN.
Chỉ thị đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại, số 11 – CT/TU ngày 13/06/1992 của Ban Bí thư khóa VII, một trong những nội dung chủ yếu của công tác thông tin đối ngoại mà Chỉ thị đưa ra có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực văn hóa, đó là: “thơng tin về đất nước, con người, lịch sử và nền văn hóa lâu đời hết sức phong phú của các dân tộc anh em trong cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tùy từng địa bàn, đối tượng và yêu cầu từng lúc mà xác định nội dung và hình thức thơng tin cho thích hợp, có trọng tâm, trọng điểm”.
Nghị quyết 36 – NQ/TW ngày 26/03/2004 của Bộ Chính trị về cơng tác đối với NVNONN đã chỉ đạo công tác thông tin cho cộng đồng phải tơn vinh được lịng tự hào, tự tơn dân tộc, tình cảm q hương cội nguồn của người Việt Nam ở xa Tổ Quốc, phát huy tinh thần đoàn kết đùm bọc lẫn nhau, phản ánh đầy đủ tâm tư, tình cảm của NVNONN: “Đảng và Nhà nước mong muốn, khuyến khích NVNONN hội nhập và thực hiện nghiêm chỉnh luật pháp nước sở tại, chăm lo xây dựng cuộc sống, làm ăn thành đạt, nêu cao tinh thần tự trọng và tự hào dân tộc, giữ gìn tiếng Việt, bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc Việt Nam, đoàn kết đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau, giữ mối quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương…”
Nghị quyết số 16 – NQ/TW ngày 01/08/2007 của Hội nghị TW 5 khóa X nêu rõ “Tăng cường và nâng cao hoạt động thông tin đối ngoại. Tiếp tục tăng thời
lượng phát thanh, truyền hình, báo điện tử ra các nước, các khu vực, đưa được nhiều thơng tin và sản phẩm văn hóa có nội dung tốt đến với đồng bào nước ngoài và bạn bè quốc tế; tăng cường giới thiệu, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến nhiều nước trên thế giới”
Chỉ thị của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới và tăng cường công tác thông tin đối ngoại trong tình hình mới, số 26 – CT/ Tw ngày 10/09/2008, trong đó nhấn mạnh: “Các phương tiện truyền thông đại chúng cần phải tăng cường giới thiệu
quảng bá hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt Nam đến nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước có đơng người Việt Nam định cư” và xác định: “Huy động mọi lực lượng, mọi khả năng để mở rộng và đa dạng hóa các phương thức thông tin đối ngoại”
Xây dựng Chiến lược quốc gia về thông tin đối ngoại trên truyền hình trong thời kỳ mới nhằm quảng bá hình ảnh một đất nước Việt Nam hồ bình, hữu nghị, ổn định và phát triển năng động, giàu tiềm năng hợp tác, một thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Tăng cường thông tin trên truyền hình giúp nhân dân thế giới và NVNONN hiểu đúng về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, về đất nước, con người Việt Nam.
Như vậy, Đảng, Nhà nước rất quan tâm đến công tác thông tin, truyền thông cho đồng bào người Việt Nam ở nước ngoài. Nhìn chung, các chủ trương, chính sách đều tập trung vào nội dung truyền thơng là phải giữ gìn và phát huy được bản sắc văn hóa dân tộc trong cộng đồng NVNONN; đồng thời nhấn mạnh đến vai trò của kiều bào và công tác truyền thơng về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho NVNONN.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa thơng tin như hiện nay, việc truyền thơng về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài càng đặt ra cấp thiết hơn bao giờ hết. Bởi như chúng ta đã biết, văn hóa là cái gốc của dân tộc, mất văn hóa là mất nguồn cội, mất tất cả. Bên cạnh đó, việc truyền thơng về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt tới NVNONN là một cơng cụ đắc lực để phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới, đặc biệt là chính sách đại đoàn kết dân tộc cũng như chính sách đối với cộng đồng NVNONN; để giới thiệu về Việt Nam, về vị trí địa lý, lịch sử, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, giúp kiều bào hiểu rõ hơn về tình hình mọi mặt trong nước, từ đó khơi dậy niềm tự tơn dân tộc và tình u q hương, đất nước của mỗi người dân xa xứ. Cùng với đó, đẩy lùi những thơng tin văn hóa phản động trong đời sống của cộng đồng, nâng cao ý thức cộng đồng, tăng cường đoàn kết tương trợ, giúp đỡ nhau trong việc ổn định cuộc sống, gìn giữ bản sắc văn hóa Việt Nam; đặc biệt là duy trì bảo tồn tiếng Việt, hướng về Tổ Quốc.
1.3.1.2. Yêu cầu đặc thù của thơng tin trên truyền hình
Trong cuốn Lý luận truyền hình, PGS.TS Dương Xuân Sơn nhận xét: “Truyền hình mặc dù là một loại hình báo chí nhưng bên cạnh những đặc điểm chung của báo chí nó cịn có những đặc điểm riêng biệt mang đặc trưng của truyền hình” [27, tr.15]. Những đặc trưng này chính là yêu cầu mà nhà báo và đài truyền hình phải tuân thủ khi truyền thơng về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngồi trên truyền hình.
Đặc điểm của thơng tin trên truyền hình là tính thời sự, tính chính xác, tính phổ cập và quảng bá; truyền hình có khả năng thuyết phục công chúng, khả năng tác động dư luận xã hội mạnh mẽ và trở thành diễn đàn của nhân dân; đặc biệt là đặc trưng ngôn ngữ hình ảnh kết hợp âm thanh; sống động, hấp dẫn,… Cho nên, từ những đặc điểm đó của truyền hình, địi hỏi nhà báo truyền hình phải nắm vững nhu cầu thông tin của đối tượng để xây dựng chương trình. Bất cứ một nhà báo nào cũng đều có những quy chuẩn về nghề nghiệp và đạo đức. Đối với phóng viên làm truyền hình đối ngoại cũng có một số yêu cầu riêng cho đặc trưng nghề nghiệp của mình:
- Phải hiểu rõ đặc trưng của truyền hình là loại hình thơng tin có cả hình và tiếng, phục vụ nhu cầu thơng tin bằng cả thính giác và thị giác cho kiều bào. Điều này địi hỏi phóng viên truyền hình ngồi tư duy ngơn ngữ phải có tư duy hình ảnh, thêm vào đó việc làm chương trình truyền hình phải có sự kết hợp của tập thể, không thể hoạt động riêng lẻ như báo viết và các thông tin đưa ra cũng phải được xem xét kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
- Thách thức của báo chí, đặc biệt là báo truyền hình hiện nay là phải nhanh, nhạy, chính xác và kịp thời. Đó là yêu cầu rất lớn đối với nhà báo truyền hình. Trước hết, muốn nhanh nhạy thì phóng viên phải vào cuộc thực sự, phải hòa nhập vào cuộc sống, xã hội để phát hiện ra những vấn đề mà khán giả có nhu cầu thông tin, quan tâm. Thứ hai là phải đưa tin chính xác, khách quan. Đặc điểm của báo chí cách mạng là tính chính xác. Khơng phải mọi thơng tin đến với chúng ta đều chính xác, vì mỗi người có thể có cách nhìn khác nhau. Nhưng người làm báo thì phải đưa tin chính xác và phải kiểm chứng thơng tin, chính sự chính xác sẽ đưa uy tín của cơ quan báo chí lên cao.
- Phóng viên truyền hình phải có sự nhạy cảm với sự kiện, xác định ngay được là thông tin nào có thể đưa được, thơng tin nào khơng, cần khai thác ở mặt nào, cần phải lấy những hình ảnh nào để phục vụ ý tưởng thơng điệp của mình.
- Phóng viên truyền hình phải làm quen với các thiết bị kỹ thuật đặc chủng của truyền hình như máy quay, bàn dựng, kỹ xảo… Đồng thời phải có kiến thức về những thiết bị ấy để thực hiện thao tác nghiệp vụ nhanh chóng và thuần thục, phục vụ nghề nghiệp tốt hơn.
- Phóng viên truyền hình cần đặc biệt chú ý đến vấn đề đạo đức của người làm báo. Đối với người làm báo thì u cầu cao nhất chính là đạo đức làm báo. Nhà báo phải phản ánh trung thực mọi thông tin, nhưng không phải thơng tin nào cũng có thể đặt lên mặt báo. Nhà báo phải có những bài viết sắc nét, thể hiện tính chiến đấu, tiên phong và đạo đức của mình để xã hội phát triển tốt lên. Khơng được bóp méo sự thật, khơng vì lợi ích các nhân mà làm tổn hại cho xã hội, đặc biệt phải ln tn thủ các ngun tắc nghề nghiệp báo chí; hướng tới mục tiêu chung và vì một xã hội tốt đẹp hơn.
1.3.1.3. Nhu cầu và năng lực tiếp nhận của kiều bào
Với khán giả là kiều bào, thơng thường xem truyền hình chỉ để biết thơng tin thì những nghiên cứu nhu cầu, sở thích của họ cũng cho chúng ta nhiều điều bổ ích trong việc nâng cao chất lượng chương trình truyền thơng. Đây là vấn đề quan trọng nhất trong nhận thức của những người làm truyền hình đối ngoại, bởi việc nghiên cứu sự khác biệt giữa năng lực của những người làm chương trình – nơi cung cấp thơng tin với nhu cầu và năng lực tiếp nhận thông tin của kiều bào sẽ là căn cứ cho những cải tiến về mặt nội dung, hình thức, giúp những người làm truyền hình đối ngoại lựa chọn thể loại nhằm nâng cao chất lượng chương trình truyền thơng về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài đi đúng hướng và trúng đích.
1.3.1.4. Đặc thù thơng tin về lĩnh vực văn hố trên báo chí
Hoạt động của báo chí, đặc biệt là báo chí truyền hình ảnh hưởng rất sâu rộng tới các lĩnh vực kinh tế - chính trị - văn hóa, nhất là trong bối cảnh hiện nay. Nhiệm vụ của báo chí truyền hình Việt Nam trong thời đại bùng nổ thơng tin, đặc biệt là
trong truyền thơng quảng bá về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt ra nước ngồi là làm thế nào để giữ được bản sắc độc đáo của văn hóa dân tộc đồng thời mang tính nhân loại phổ biến, hiện đại hóa để làm giàu thêm cho chính mình bằng tinh hoa văn hóa thế giới trong khi vẫn nhất qn với chính mình. Tri thức văn hố của mỗi quốc gia trở thành tài sản chung của cả nhân loại, làm giàu cho nhau bằng sự thâm nhập, tái sinh rồi lại trở về với văn hoá dân tộc, gõ cửa mỗi tâm hồn theo nhiều phương thức, phương tiện khác nhau. Thông qua lĩnh vực văn hóa, báo chí truyền hình đối ngoại có khả năng đánh thức trong mỗi khán giả những rung cảm sâu xa nhất, những liên tưởng kì thú nhất. Bằng cách ấy, báo chí truyền hình đối ngoại nối liền những trái tim, nối liền những nền văn hoá khác biệt. Mỗi chương trình sẽ ẩn chứa giá trị văn hố Việt với một vẻ đẹp bình dị mà sâu xa. Nó khơng chỉ cung cấp thơng tin, khơng nhằm đơn thuần giải trí, mà cịn góp phần bồi dưỡng nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức cho khán giả, cung cấp kiến thức sâu rộng cho kiều bào xa gần. Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngồi cũng ln đón chờ mỗi chương trình có nội dung truyền thơng về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt với bao khao khát và tin cậy sẻ chia.
1.3.2. Một số yêu cầu trong truyền thơng về hình ảnh đất nước, con người, văn hóa Việt cho người Việt Nam ở nước ngồi trên truyền hình đối ngoại