Trên lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đối ngoại của việt nam với trung quốc và hoa kỳ hiện nay (Trang 50 - 54)

Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI

1. 2.1 Nhân tố quốc tế

2.2. Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc

2.2.2. Trên lĩnh vực kinh tế

Chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ này tập trung vào mục tiêu hội nhập với kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế Việt Nam – Trung Quốc có những chuyển biến đáng kể, song quan hệ hợp tác kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có và nỗ lực của hai phía. Hợp tác kinh tế chưa đi vào chiều sâu, mới khai thác được lợi thế sẵn có. Hợp tác kinh tế nhưng thực chất hợp tác thương mại là chủ yếu. Và dù là quan hệ hợp tác thương mại với Trung Quốc, Việt Nam vẫn chưa khai thác được hết lợi thế cạnh tranh, để vừa hợp tác vừa cạnh tranh nhằm đem lại hiệu quả cao. Trong 10 năm gần đây, Việt Nam không tăng được tỷ trọng xuất khẩu hàng công nghiệp sang Trung Quốc mà phần lớn Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc. Từ

năm 2001, nhập khẩu từ Trung Quốc không những tăng nhanh mà còn bộc lộ sự mất cân bằng ngày càng tăng trong quan hệ thương mại Việt – Trung.

Trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2000, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Trung Quốc có nhiều biến động, lúc tăng, lúc giảm. Nhưng bước vào giai đoạn từ năm 2001 đến nay, trao đổi thương mại hai chiều có mức tăng trưởng ổn định hơn, song về phía Việt Nam mức tăng nhập khẩu ln tăng hơn mức tăng xuất khẩu, do đó nhập siêu có chiều hướng gia tăng nhanh. Đặc biệt từ năm 2004 đến nay Trung Quốc liên tục là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam. Vào năm 1995- năm Việt Nam gia nhập ASEAN, kim ngạch thương mại song phương là 1,05 tỷ USD; đến năm 2000 đã nâng lên 2,46 tỷ USD. Năm 2006, tổng kim ngạch thương mại song phương đã đạt 10,42 tỷ USD, vượt trước thời hạn mục tiêu 10 tỷ đề ra cho năm 2010 [83; tr. 45].

Trung Quốc trở thành một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Kim ngạch mậu dịch giữa hai nước ngày càng gia tăng: mặc dù chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, kim ngạch thương mại hai nước vẫn đạt 21,35 tỉ USD (năm 2009), 30 tỉ USD (năm 2010) (so với năm 1991, con số này chỉ đạt 37 triê ̣u USD). Dấu ấn nổi bật trong quan hệ thương mại giữa 2 nước những năm qua thể hiện ở sự gia tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc với xu hướng khá bền vững (kim ngạch xuất khẩu năm 2000-2009 tăng gấp 3,19 lần, bình quân mỗi năm tăng 13,75%, và nếu so với năm 2005, con số tương ứng là 52% và 11%).

Nhưng từ năm 2001 đến 2007, thâm hụt thương mại của Việt Nam với Trung Quốc càng ngày càng lớn. Năm 2008, thâm hụt thương mại với Trung Quốc là 10, 780 tỷ USD. Để giảm bớt thâm hụt, phía Việt Nam đã đề xuất một số biện pháp, trong đó có hạn chế nhập khẩu và mở rộng xuất khẩu. Nhưng khó có hiệu quả, bởi vì có nhiều ngun nhân tạo thành thâm hụt thương mại Việt – Trung.

Thứ nhất, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng tốc độ cao dẫn tới nhu cầu thị trường rất lớn. Việt Nam đang ở trong tiến trình cơng nghiệp hóa tồn diện, xây dựng cơ sở hạ tầng, cần một lượng lớn thiết bị sản xuất và vật tư. So với nhiều nước

khác, nhiều sản phẩm Trung Quốc về chủng loại, giá cả và tính năng đều tương đối thích hợp với nhu cầu thị trường Việt Nam.

Thứ hai, sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam đơn nhất, khó thỏa mãn nhu cầu của thị trường Trung Quốc. Hàng hóa của Trung Quốc nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là sản phẩm sơ cấp, bao gồm sản phẩm mỏ và nông sản phẩm... Giá những sản phẩm này tương đối thấp, chủng loại ít, hơn nữa chịu ảnh hưởng mùa vụ và ảnh hưởng của nhân tố chính sách. Từ đó dẫn tới thu nhập xuất nhập khẩu của Việt nam tương đối ít và khơng ổn định.

Thứ ba, do hai nước đều là nước đang phát triển, hơn nữa đều cùng tìm hiểu quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, cơ chế thị trường còn chưa đủ kiện toàn, trong vận hành kinh tế, chính quyền hai nước vẫn có tác dụng chủ đạo. Vì vậy những biện pháp chính sách có ảnh hưởng chi phối đối với thương mại hai nước.

Nhận thức rõ tình trạng trên trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc, Việt Nam đã định ra nhiều biện pháp nhằm hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc và đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc, nhằm cân bằng mậu dịch. Về hạn chế nhập khẩu, Việt Nam đề xuất: một là chuyển sang nhập khẩu từ một nước khác; hai là mở rộng sản xuất trong nước và mở rộng xuất khẩu. Nhưng do sức cạnh tranh của sản phẩm Trung Quốc về các mặt như mẫu mã, giá cả...tương đối mạnh, muốn thuyết phục các doanh nghiệp nhập khẩu từ thị trường khác sẽ vơ cùng khó khăn. Cịn việc đẩy mạnh sản xuất trong nước và xuất khẩu lại là một việc lâu dài, đòi hỏi đầu tư lớn về nhiều mặt. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu bị hạn chế do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu hiện nay thì việc khai phá và tìm đường cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam càng gặp khó khăn hơn khi Trung Quốc và các nước đều áp dụng biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu sang các nước láng giềng. Tuy nhiên, tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc sẽ được cải thiện nếu như Việt Nam tích cực thay đổi cơ cấu và tăng hàm lượng công nghệ hàng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Tiếp đó là trên lĩnh vực quan hệ hợp tác đầu tư giữa Việt Nam và Trung Quốc, có thể thấy từ tháng 8-2001, chỉ có 110 dự án đầu tư của Trung Quốc đươ ̣c

cấp phép v ới tổng số vốn trên 221 triệu USD (đạt mức trung bình của các nước và khu vực có vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam) thì đến tháng 12-2009, Trung Quốc đã có 657 dự án với tổng số vốn đăng ký là 2.673.941.942 USD [95], đưa Trung Quốc lên vị trí 11 trong số 43 nước và vùng lãnh thổ đang đầu tư trực tiếp tại Việt Nam. Lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam bao gồm các chuyên ngành: Công nghiệp – Xây dựng (xây dựng hạ tầng khu công nghiệp- khu chế xuất, văn phòng, căn hộ, sản xuất phụ tùng, lắp ráp, in ấn mác bao bì sản phẩm…); Nơng – Lâm – Ngư nghiệp (chế biến sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chế biến chè xuất khẩu, chế biến thực phẩm…). Đây là những lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà Việt Nam có khả năng phát triển trong giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một điều khơng thể phủ nhận là đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận người lao động. Tuy nhiên, đầu tư của Trung Quốc vẫn cịn có những hạn chế được thể hiện một số mặt sau: - Trong xu thế nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh chóng, sự chuyển dịch cơng nghệ từ Trung Quốc sang các nước khác là điều dễ xảy ra. Nhưng nhiều loại máy móc của các doanh nghiệp Trung Quốc đưa sang Việt Nam là những sản phẩm đã cũ, tiêu thụ năng lượng và đặc biệt là ảnh hưởng tới mơi trường. Và vì vậy, Việt Nam có thể sẽ trở thành nơi tiêu thụ rác công nghiệp, giống như trước đây mua những nhà máy lò xi-măng đứng, nhà máy đường của Trung Quốc... Qua một thời gian sử dụng, nhiều thiết bị không thể hoạt động được nữa, gây ra sự lãng phí rất lớn cho ngân sách của Nhà nước và ảnh hưởng đến môi trường sống của nhân dân Việt Nam.

- Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Việt Nam có tốc độ phát triển chậm, quy mơ các dự án đầu tư trực tiếp nói chung tương đối nhỏ so với các quốc gia khác như Nhật, Pháp, Hàn Quốc, đặc khu Hồng Kông. Thời gian hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Trung Quốc ở Việt Nam chưa dài, một số ít 5, 10 năm. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp Trung Quốc muốn làm các dự án chóng thu hồi vốn.

- Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là khách sạn và nhà hàng, công nghiệp nhẹ và hàng tiêu dùng, vốn đầu tư ít, quy mơ sản xuất kinh doanh nhỏ, kỹ thuật và công nghệ sản xuất thuộc loại trung bình, khơng tiến triển và hiệu quả như Nhật Bản, các nước Châu Âu – Mỹ...Vì vậy, tổng số vốn đầu tư trực tiếp theo giấy phép của các doanh nghiệp Trung Quốc tại Việt Nam là rất nhỏ so với tổng số vốn đăng ký của các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngồi tại Việt Nam. Nó cho thấy các doanh nghiệp Trung Quốc cịn có những e ngại và tính tốn riêng, chưa thực sự muốn bỏ nhiều tiền vốn đầu tư và làm ăn lâu dài ở Việt Nam. Hơn nữa, các dự án đầu tư của Trung Quốc vào Việt nam ít tập trung vào những ngành cơng nghệ có kỹ thuật, mà vào lĩnh vực khai thác khống sản, quặng của Việt Nam. Hay nói cách khác, đầu tư của Trung Quốc vào Việt nam khơng giúp ích nhiều trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp Việt Nam tiếp cận, sử dụng các kỹ thuật công nghệ hiện đại, mà chủ yếu để khai thác tài ngun khống sản của Việt Nam.

Tóm lại, Việt Nam luôn nhận biết được những hạn chế và khó khăn trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Nhưng vì mục tiêu phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra. Do đó, việc tranh thủ các nguồn lực, các yếu tố có lợi cho việc phát triển đất nước được các nhà lãnh đạo Việt Nam tận dụng và tạo điều kiện. Song song với q trình đó thì ứng xử với những mặt trái trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc luôn được nhà nước Việt Nam quan tâm, chú ý và giải quyết từng phần, khắc phục và tiến tới giải quyết triệt để các vấn đề tồn đọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đối ngoại của việt nam với trung quốc và hoa kỳ hiện nay (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)