Tình hình Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đối ngoại của việt nam với trung quốc và hoa kỳ hiện nay (Trang 33 - 39)

Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI

1. 2.1 Nhân tố quốc tế

1.2.5 Tình hình Việt Nam

Bước sang thế kỷ mới, Việt Nam cũng đang đứng trước những cơ hội lớn song cũng gặp khơng ít những vấn đề khó khăn, thử thách.

a) Về chính trị

Những năm đầu thế kỷ XXI, hệ thống chính trị của Việt Nam được giữ vững ổn định. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa được khôi phục và củng cố, quyền lực Nhà nước được xây dựng theo nguyên tắc thống nhất do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đã được xây dựng, hệ thống chính trị vẫn giữ vững nền tảng chủ nghĩa Mác –Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Cơng tác lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã được đổi mới theo hướng tập trung vào tổ chức xây dựng bộ máy lãnh đạo các cấp, các ngành được hoàn thiện, tinh gọn; đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn cho sự phát triển, lãnh đạo Nhà nước thể chế hố những đường lối, chủ trương đó. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao. Nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, khối đại đoàn kết dân tộc được giữ vững. "Từ chỗ bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã phát triển quan hệ kinh tế với hầu khắp các nước, gia nhập và có vai trị ngày càng tích cực trong nhiều tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực, chủ động từng bước hội nhập có hiệu quả với kinh tế thế giới" [18; tr.150]. Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường. Đất nước còn nhiều tiềm năng lớn về tài nguyên lao động. Nhân dân Việt Nam có nhiều phẩm chất cao q. Tình hình chính

trị - xã hội ổn định. Mơi trường hồ bình, sự hợp tác, liên kết, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển tạo điều kiện để Việt Nam tiếp tục phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực, nguồn vốn, công nhệ mới, kinh nghiệm quản lý, mở rộng thị trường phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Đó là cơ hội lớn để Việt Nam tạo ra bước phát triển mới. Hai mươi năm qua, với sự nỗ lực phấn đấu của tồn Đảng, tồn dân, cơng cuộc đổi mới Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử. Đất nước đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi căn bản và tồn diện… “Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng nâng cao” [19; tr.67]

Quan hệ đối ngoại của Việt Nam đã được rộng mở. Việt Nam bình thường quan hệ với các nước lớn, với hầu hết các chủ thể trong quan hệ quốc tế. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có quan hệ bình thường với tất cả các nước lớn, các tổ chức quốc tế chủ chốt. Vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, đây là nền tảng, thuận lợi cho việc đặt nền móng cho đường lối đối ngoại của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI. Việt Nam đã chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, trở thành thành viên của WTO, APEC,ASEM... Việc Việt Nam trở thành thành thành viên của WTO là thành cơng lớn trong q trình phấn đấu hội nhập kinh tế thế giới, tạo điều kiện cho Việt Nam tiến sâu, tiến mạnh vào thị trường quốc tế đồng thời tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để phát triển đất nước.

Bên cạnh những thuận lợi đó, Việt Nam khơng phải khơng gặp khó khăn. Nền kinh tế tri thức mà cạnh tranh chủ yếu dựa vào khoa học kỹ thuật trong khi đó Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật lạc hậu, kém chất lượng; nguồn tài nguyên thiên nhiên bị tàn phá nghiêm trọng. Công cuộc đổi mới tuy đạt được một số thành tựu nhưng chưa thể thay đổi được thực tế - Việt Nam chưa thốt khỏi tình trạng kém phát triển, đang nằm trong tốp những nước đang phát triển.

Trước cuộc khủng hoảng trên phạm vi tồn thế giới, Việt Nam khơng tránh khỏi tình trạng lạm phát, tham ơ…làm đảo lộn nền kinh tế. Sự suy thoái về phẩm

chất, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ viên chức, đảng viên là vật cản lớn trong con đường phát triển đi lên của đất nước. Gia nhập WTO giúp Việt Nam có cơ hội vươn ra thị trường thế giới nhưng cũng phải đối mặt với cạnh tranh quốc tế gay gắt và nguy cơ tụt hậu.

Việt Nam đã tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Hiện nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với trên 170 nước và là thành viên của nhiều tổ chức khu vực lẫn quốc tế. “Trong 20 năm đổi mới, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao thêm 57 nước, nâng tổng số quốc gia có quan hệ chính thức lên 169 nước; và có quan hệ bn bán với 224/255 thị trường của các nước và vùng lãnh thổ" [53; tr.119] Tuy nhiên các thế lực thù địch ln tìm cách chống phá, nguy cơ diễn biến hịa bình đang len lỏi, can thiệp nội bộ hịng lật đổ Nhà nước.

b) Về kinh tế - xã hội

Nền kinh tế Việt Nam thời kỳ này không ngừng tăng trưởng. Diện mạo của đất nước thay đổi từng ngày. Cơ chế quản lý của nhà nước tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước làm ăn. Do đó, họ đóng góp nguồn thuế không nhỏ vào cho ngân sách nhà nước. Nhiều các doanh nghiệp và các tập đồn lớn phát triển khơng ngừng đem lại nguồn thu cho nhà nước. Các công trình phúc lợi và cơ sở hạ tầng được đầu tư làm biến đổi những miền quê nghèo nàn thành các khu công nghiệp và các nhà máy. Đời sống của nhân dân nâng lên đáng kể. Thêm vào đó nhân dân Việt Nam vốn có những đức tính cần cù, chăm chỉ và phát huy tinh thần học hỏi ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.Nền nông nghiệp nước nhà lúc này có nhiềukhởi sắc và tạo tiền đề cho Việt Nam phát triển các lĩnh vực trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng hiện đại hóa. Đưa nơng dân Việt Nam hội nhập với bối cảnh kinh tế thế giới mới. Cũng vì lẽ đó mà Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định trong văn kiện “Sau 25 năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu đầy ấn tượng, từ một quốc gia nghèo với mức thu nhập bình quân đầu người 180 USD và siêu lạm phát lên tới trên 700% đã trở thành một quốc gia có thu nhập trung bình; đi đầu trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo và là một trong số ít những quốc gia đang phát triển đạt nhiều Mục tiêu Thiên niên kỷ trước thời hạn” [84; tr.2]

Các số liệu cụ thể được minh chứng dưới đây là cơ sở rõ ràng và quan trọng để chúng ta đánh giá nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình đáng kể. Điều này nói lên những nỗ lực của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc lãnh đạo đất nước đi đúng con đường và những nỗ lực của nhân dân trong phát triển kinh tế.

“Nền kinh tế đã vượt qua thời kỳ suy giảm, đạt tốc độ tăng trưởng khá cao và phát triển tương đối toàn diện.Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm sau tăng cao hơn năm trước, bình quân trong 5 năm 2001 -2005 là 7,51% đạt mức kế hoạch đặt ra…. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến năm 2005, tỉ trọng giá trị nông nghiệp, lâm nghiệp trong GDP cịn 20,9% (kế hoạch 20-21%) cơng nghiệp xây dựng 41% (kế hoạch 38-39%), dịch vụ 38,1% (kế hoạch 41-42%). Các thành phần kinh tế đều phát triển” [19; tr.56]

Trong thời gian qua, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đem lại những kết quả tích cực và có những tác động sâu sắc đến kinh tế và xã hội Việt Nam như: tiếp cận thị trường xuất nhập khẩu dễ dàng hơn, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) tăng nhanh, mơi trường kinh doanh được cải thiện và minh bạch hơn, thể chế kinh tế theo định hướng thị trường được củng cố và hoàn thiện nhanh hơn, thế và lực của Việt Nam trên trường thế giới ngày càng được nâng cao. Cụ thể:

Trong những năm qua, mặc dù tình hình chính trị, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, nền kinh tế trong nước phải khắc phục những yếu kém trong nước, mặt khác phải đối phó với những tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu nhưng Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu to lớn, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, GDP năm 2011 đạt xấp xỉ 120 tỷ USD, gấp gần 2,3 lần năm 2006 (53 tỷ USD); GDP đầu người đạt trên 1.300 USD, gấp hơn 2 lần năm 2006 (640 USD).

Trong khi ngành cơng nghiệp có độ sụt giảm sâu về tốc độ tăng trưởng thì nơng nghiệp vẫn giữ vững nhịp độ tăng trưởng, thậm chí ở nhiều thời điểm nó cịn thể hiện rõ vai trò trụ đỡ, cứu cánh của nền kinh tế. Cụ thể, sau 5 năm gia nhập WTO, nông nghiệp vẫn đạt được sự tăng trưởng tốt nhất, bình quân 3,4%.

Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cũng là một điểm cộng của Việt Nam sau gia nhập WTO. Theo đó, 5 năm sau khi hội nhập kinh tế quốc tế, nước ta thu hút

được 6.737 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 151.685 USD; trong khi giai đoạn 2002 - 2006 là 4.367 dự án, tổng vốn đăng ký 29.581 USD.

Việt Nam đã thốt khỏi tình trạng nước kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, thị trường được mở rộng tới 149 nền kinh tế thành viên khác của WTO. Nếu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu mới đạt 48,56 tỷ USD, thì đến năm 2011 con số đó đã là 96,3 tỷ USD, tăng hơn 2 lần.

Việc gia nhập WTO đã có những tác động mạnh mẽ đến vấn đề việc làm, đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của Việt Nam. Theo đó, từ 2007 đến nay, bình qn lao động nơng nghiệp giảm 65.000 người/năm. Lao động công nghiệp tăng nhanh 624.000 người/năm (so với 548.000 người thời kỳ trước). Lao động dịch vụ tăng 623.000 người.

Mỗi năm tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho gần 1,1 triệu người chuyển sang làm công ăn lương (so với mức 847.000 người trước WTO). Tỷ lệ lao động làm công ăn lương tăng từ 28% (năm 2006) lên 35,3% (năm 2011). Tỷ lệ lao động tự làm và lao động gia đình giảm từ 71,5% (năm 2006) xuống 62% (năm 2011). Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 14,2% năm 2010 xuống còn 9,45%.[105]

Bên cạnh những thuận lợi, cơ hội lớn Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức.

Thách thức lớn nhất là tình trạng thấp kém của nền kinh tế, khoảng cách về trình độ phát triển của Việt Nam với nhiều nước trên thế giới cịn rất lớn, trong khi đó đất nước đi lên trong điều kiện cuộc cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, trong bộ máy của Đảng và Nhà nước tệ quan liên, tham nhũng và sự thoái hoá về phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ đảng viên chưa được đẩy lùi. Bốn nguy cơ mà Đảng Cộng sản Việt Nam từng cảnh báo vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp (diễn biến hịa bình, tụt hậu về kinh tế, nguy cơ chệch hướng và vấn đề tham nhũng). Các nguy cơ này đan xen và tác động lẫn nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào. Hiện nay vấn đề tụt hậu về kinh tế, tham nhũng đã trở thành thực tế đáng báo động và nó khơng cịn là nguy cơ đe dọa Việt Nam như trước đây đã nêu.

Tóm lại, trong q trình thực hiện cơng cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được những bước tiến căn bản tạo nền móng vững chắc cho q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Tuy nhiên, trong một thế giới sôi động, phát triển như vũ bão

hiện nay, tiềm ẩn rất nhiều những thách thức cho Việt Nam. Việt Nam có tận dụng được thời cơ thuận lợi hay khơng, có vượt qua được những trở ngại thách thức đưa đất nước tiến vào thế kỳ 21 hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào đường lối phát triển đất nước nói chung và đường lối đối ngoại của Việt Nam nói riêng.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong toàn bộ chương một của Luận văn, tác giả tập trung làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chính sách đối ngoại cũng như tầm quan trọng của chính sách đối ngoại đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Những lý thuyết này có vai trị quan trọng, góp phần làm nền tảng đề định hình các hướng nghiên cứu khi triển khai ở chương 2 về chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc và Hoa Kỳ. Thơng qua các tiêu chí, các khung tham chiếu về lý luận đối ngoại và chính sách đối ngoại giúp tác giả khơng lệch hướng nghiên cứu. Điều này tạo nên sự khác biệt cho chuyên ngành chính trị học so với các ngành quan hệ quốc tế và quan hệ ngoại giao.

Cũng trong chương này, tác giả trình đã trình bày những nhân tố tác động tới chính sách đối ngoại của Việt Nam. Những nhân tố đó đóng vai trị to lớn cho q trình hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam. Tiếp theo, Luận văn cũng nêu lên sự ảnh hưởng bởi yếu tố kinh tế - chính trị của Việt Nam trong việc thực thi đối sách với bên ngồi.

Chƣơng 2. CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC VÀ HOA KỲ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách đối ngoại của việt nam với trung quốc và hoa kỳ hiện nay (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)