SỰ PHÁT HUY DỊCH HỌC CHU TỬ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo cứu văn bản dịch phu tùng thuyết (Trang 104 - 179)

8. QUY ƯỚC TRÌNH BÀY

3.3. SỰ PHÁT HUY DỊCH HỌC CHU TỬ

Dịch phu tùng thuyết là tác phẩm giải độc Dịch học Chu Tử, bởi vậy nội dung tác phẩm nghiêng về lí giải, sự phát huy Dịch học Chu Tử là tương đối khiêm tốn. Vì trong quá trình đọc Dịch học Chu Tử, có những vấn đề tâm đắc mà tiên nho chưa giảng kĩ thì tác giả đưa ra kiến giải riêng, nên những nội dung đó thường là những vấn đề cụ thể, không theo một hệ thống nhất định. Đó là những vấn đề sau: phân biệt âm dương của hào trước hào sau, khước hành thuận hành trong Viên đồ, bốc phệ v.v.

Phân biệt thứ tự vạch hào âm dương trước sau trong Hoành đồ bát quái, tác giả cho rằng “Thử Chu Tử cập tiền bối chư nho chi sở vị phát, đãn tế

nhận thành quái chi hoạch, tắc Dương nghi sinh dương hào, Âm nghi sinh âm hào, giai đắc kì số; Dương nghi sinh âm hào, Âm nghi sinh dương hào giả, giai đắc kì vị. Hoặc giả tất như thị, nhiên hậu cửu đối lục, bát đối thất, nhi các vi thập ngũ; nhất đối tứ, nhị đối tam, nhi các vi ngũ, phương kiến

chỉnh nhiên đối đãi chi diệu da.” 此朱子及前輩諸儒之所未發,但細認成 卦之畫,則陽儀生陽爻,陰宜生陰爻,皆得其數;陽儀生陰爻,陰儀生 陽爻者,皆得其位。或者必如是,然後九對六、八對七,而各為十五; 一對四、二對三,而各為五,方見整然對待之妙耶。2 (Đó là điều Chu Tử và chư nho tiền bối chưa nói rõ, nhưng xét kĩ vạch thành quẻ thì Nghi dương sinh hào dương, Nghi âm sinh hào âm, đều là được số; Nghi dương sinh hào âm, Nghi âm sinh hào dương đều là được ngơi. Có khi ắt phải như thế, rồi sau đó 9 đối 6, 8 đối 7, mà đều là 15; 1 đối 4, 2 đối 3, mà đều là 5, [hiểu rõ điều đó] mới thấy được sự kì diệu của đối đãi chỉnh vậy.)

1 Dẫn từ Dịch phu tùng thuyết – Chu Tử đồ thuyết, tr.40. 2 Dẫn từ Dịch phu tùng thuyết – Chu Tử đồ thuyết, tr.40-41.

Luận giải thuyết “thiên căn nguyệt quật” 天根月窟 (gốc trời nẻo đất) của Thiệu Tử, tác giả Dịch phu tùng thuyết cơ bản tán đồng với kiến giải của

Chu Tử 1, cho đó là chỉ khoảng hai quẻ Cấu Phục. Tuy nhiên, ông lại căn cứ vào tính chất âm dương sinh tiêu của hai quẻ đó để phát huy cái sở dĩ gọi là “căn” “quật”. Bởi vậy ông viết: “Cấu Phục, âm dương chi sinh giai tại hạ, cố

viết ‘căn’ ‘quật’” 姤、復,陰陽之生皆在下,故曰「根」、「窟」。2 (Hai quẻ Cấu Phục, hào âm hào dương sinh đều ở dưới, vì vậy nói ‘căn’ ‘quật’). Biện luận của tác giả thể hiện sự phát hiện mới mẻ, giản dị mà khế hợp với tượng – lí tự nhiên của quẻ Dịch.

Luận giải về vấn đề Hoành đồ biến thành Viên đồ trong thư trả lời Diệp Vĩnh Khanh của Chu Tử, tác giả chú ý phân tích sự khước hành, thuận hành của 64 quẻ: “Thử đại khái ngơn tiên tịng chính trung dĩ xử, phân vi bán nhất

tiến nhất thối, linh kì tiệm Li, nhiên hậu khai hợp tương lai diệc dữ tiền sở ngôn áo tố lưỡng tiệt, chuyển lai thị cơ (vị Dương vị), chuyển khứ thị ngẫu (vị Âm vị) đồng nhất ý. Nhiên chuyển lai chuyển khứ chi thuyết, tỉ khước

hành thuận hành chi thuyết giảo minh, đãn giai dẫn nhi bất phát. Kim đương

1 Cụm từ “thiên căn nguyệt quật” nguyên bắt nguồn từ bài Quan vật ngâm, Quyển 16 sách

Y Xuyên kích nhưỡng tập, nguyên văn như sau: “Nhĩ mục thông minh nam tử thân, hồng câu phú dữ bất vi bần. Nhân thám nguyệt quật phương tri vật, vị nhiếp thiên căn khởi thức nhân. Càn ngộ Tốn thời quan nguyệt quật, địa phùng lôi xứ kiến thiên căn. Thiên căn nguyệt quật nhàn lai vãng, tam thập lục cung đô thị xuân.” (Thân nam tử mắt tai sáng suốt,

móc câu trời phú chẳng lo nghèo. Vì xét nguyệt quật mới biết vật, chưa đến thiên căn há hiểu người. Khi Càn gặp Tốn xem nguyệt quật, chỗ đất gặp sấm thấy thiên căn. Thiên căn nguyệt quật nhàn qua lại, ba mươi sáu cung thảy khắp xuân). Bàn về “thiên căn nguyệt quật”, xưa nay có nhiều thuyết khác nhau. Chu Tử cho rằng “căn” “quật” là chỉ hai quẻ Cấu Phục. Dịch học gia đời Nguyên là Du Diễm, phát huy thuyết của Chu Tử, căn cứ vào

Tiên thiên bát quái phương vị đồ cho rằng: Tốn (tức khoảng Càn Tốn) là chỗ một âm sinh,

nên gọi là “nguyệt quật”; Chấn (tức khoảng Khôn Chấn) là chỗ một dương sinh, nên gọi là “thiên căn”; lại căn cứ vào Tiên thiên lục thập tứ quái phương vị đồ thì quẻ Phục (tức

khoảng Khơn Phục) là “thiên căn”, Cấu (tức khoảng Càn Cấu) là “nguyệt quật”, cũng là chỗ âm dương sắp sinh. Trình Trực Phương thì cho rằng: “Thiên căn” ở Mão (tức khoảng Li Đoài), “nguyệt quật” ở Dậu (tức khoảng Khảm Chấn). Dịch học gia đời Thanh là Hồng Tơng Hi thì cho rằng: nếu luận theo Bát qi thì khoảng giữa hai quẻ Khơn Chấn là “thiên căn”, bởi vì đây là chỗ một hào dương sinh ra; khoảng giữa hai quẻ Càn Tốn là “nguyệt quật”, bởi vì đây là chỗ một hào âm sinh ra. Hồ Vị lại cho rằng: “thiên căn nguyệt quật” là nói về thuyết Nạp giáp trong Tham đồng khế, cho rằng thiên là dương, nguyệt là âm. n 2 Dẫn từ Dịch phu tùng thuyết – Chu Tử đồ thuyết, tr.67.

thiết thủ kì ý, tham dĩ Thiệu Tử ‘ngộ Tốn phùng lôi’ chi cú, cập Ngọc Trai Hồ thị ‘quy nhi viên chi’ chi thuyết, nhi phụ dĩ kỉ ý phát chi. Cái đương sơ lục thập tứ qi kí thành chi thời, chỉ nhất Hồnh đồ. Nhiên kì trung tam thập nhị quái thị Dương nghi sở sinh, tam thập nhị quái thị Âm nghi sở sinh. Tại Hoành đồ trung quan chi, tắc Dương nghi khước tại hữu, Âm nghi khước tại tả, tất cánh vị an, diệc vơ dĩ kiến. Qi khí chi vận, tất tại Dương nghi giả, sao phù nhi thượng; tại Âm nghi giả, sao ngưng nhi hạ. Nhiên phù nhi thượng giả, tiến lai tả dương phương; ngưng nhi hạ giả, tiến khứ hữu âm phương. Đáo Càn ngộ Tốn địa phùng lôi kháp hảo đấu hợp. Quy nhi viên

chi như thử, tắc tuy hữu ta ta tạo tác, bất thậm y nguyên hoạch, nhiên bất hại, kì vi tự hữu thử lí, nhi Thiệu Tử ‘ngộ Tốn phùng lơi’ chi nghĩa, kì cấu ý ‘lạc’ tự, giai bất khả dĩ giản dị khán hĩ. Kim thả dĩ Bát qi Hồnh đồ tả kì thượng hạ khứ lai chi thế, dĩ tiện học giả thể nhận. Suy chi Lục thập tứ quái Viên đồ diệc nhiên.” 此大概言先從正中以處,分為半一進一退,令其漸 離,然後開合將來亦與前所言拗素兩截,轉來是幾謂陽位,轉去是偶謂 陰位同一意。然轉來轉去之說,比却行順行之說較明,但皆引而不發。 今當竊取其意,參以邵子「遇巽逢雷」之句,及玉齋胡氏「規而圓之」 之說,而附以己意發之。蓋當初六十四卦既成之時,只一《横圖》。然 其中三十二卦是陽儀所生,三十二卦是陰儀所生。在《横圖》中觀之, 則陽儀却在右,陰儀却在左,畢竟未安,亦無以見。卦氣之運,必在陽 儀者,稍浮而上;在陰儀者,稍凝而下。然浮而上者,進來左陽方;凝 而下者,進去右陰方。到乾遇巽地逢雷恰好鬥合。規而圓之如此,則雖 有些些造作,不甚依原畫,然不害,其為自有此理,而邵子「遇巽逢 雷」之義,其構意「落」字,皆不可以簡易看矣。今且以《八卦横圖》 寫其上下去來之勢,以便學者體認。推之《六十四卦圓圖》亦然。1 (Đó

là nói đại khái trước xử theo trung chính, chia làm một nửa, một tiến một lui, khiến chúng dần tới Li, sau đó khép mở tương lai cũng cùng một ý với câu trước, cả hai đều cố gắng tách bạch nhau, chuyển đến là lẻ (nói về ngơi dương), chuyển đi là chẵn (nói về ngơi âm). Nhưng thuyết chuyển đi chuyển

lại so với thuyết đi thuận đi nghịch tương đối rõ ràng, đều chỉ là dẫn dụ mà phát huy thôi. Nay nên trộm lấy ý chính, tham khảo câu ‘ngộ Tốn phùng lơi’ của Thiệu Tử và thuyết ‘quy nhi viên chi’ của Hồ Ngọc Trai mà phụ theo ý riêng. Đại khái đương lúc ban đầu 64 quẻ đã thành, chỉ có một Hồnh đồ.

Nhưng 32 quẻ trong đó được sinh từ Nghi dương, 32 quẻ được sinh từ Nghi âm. Quan sát trong Hồnh đồ thì Nghi dương lại ở bên phải, Nghi âm lại ở bên trái, rốt cuộc chưa định, cũng khơng có cách nào thấy được. Sự vận hành của quái khí ắt ở Nghi dương, hơi phù hợp với bên trên; ở Nghi âm thì hơi phù hợp với bên dưới. Nhưng phù hợp với bên trên thì tiến đến phương dương bên trái; lắng xuống bên dưới thì lui về phương âm bên phải. Đến Càn gặp Tốn thấy Lơi thì tương đối phù hợp. Khn mà làm trịn như thế thì dẫu có vơ số tạo tác cũng chẳng qua dựa vào nguyên hoạch, nhưng khơng hại gì, có tượng ấy tự có lí ấy, mà ý nghĩa ‘ngộ Tốn phùng lôi’ của Thiệu Tử là cấu ý ở chữ ‘lạc’, đều không dễ dàng hiểu được. Nay lại theo Bát quái

Hoành đồ bàn về cái thế trên dưới đến đi, nhằm tiện cho học giả thể nhận. Suy ra 64 quẻ Viên đồ cũng vậy.)

Đối với các thuyết Tham đồng khế, Hỏa châu lâm, Nạp giáp, Phi phục

trong Dịch học Tượng số đời Hán, Chu Tử khơng bài xích, nhưng ít chú ý

bàn luận. Bởi vậy trong Chu Tử ngữ loại, ơng nói: “Tham đồng khế bản bất

vi minh Dịch, cô tá thử Nạp giáp chi pháp dĩ ngụ kì hành trì tiến thối chi hậu. Thử tuy phi vi minh Dịch nhi thiết, nhiên Dịch trung vô sở bất hữu. Cẩu kì ngơn tự thành nhất gia, khả suy nhi thông, tắc diệc vô hại ư Dịch.”《參同 契》本不為明《易》,姑借此納甲之法以寓其行遲進退之候。此雖非為 明《易》而設,然《易》中無所不有。苟其言自成一家,可推而通,則 亦無害於《易》。1 (Tham đồng khế vốn không làm sáng tỏ Kinh Dịch, hãy

mượn phép Nạp giáp đó để ngụ tiết hậu mau chậm tiến lui. Lẽ đó đặt ra dẫu chẳng phải để làm sáng tỏ Kinh Dịch, nhưng trong Kinh Dịch khơng đâu là

khơng có. Nếu thuyết đó tự thành một nhà, có thể suy xét mà thơng suốt, thì

1 Dẫn theo Tiền Mục 錢穆, Chu Tử tân học án朱子新學案, Quyển 4, Chu Tử chi Dịch

cũng vô hại với Kinh Dịch). Trong Dịch học khải mông, Chu Tử lại nói:

“Dịch trung tiên nho cựu thuyết, giai bất khả phế, đãn Hỗ thể, Ngũ hành, Nạp

giáp, Phi phục chi loại, vị cập trí tư nhĩ.”《 易》中先儒舊說,皆不可廢, 但互體、五行、納甲、飛伏之類,未及致思耳。1 (Thuyết cũ của tiên nho về Kinh Dịch, đều không thể phế bỏ, thế nhưng các phép Hỗ thể, Ngũ hành, Nạp giáp, Phi phục chưa kịp lưu tâm vậy). Tác giả Dịch phu tùng thuyết rất

chú trọng đến vấn đề này, ông căn cứ vào những tri thức về Dịch đồ để lí giải cơ sở lí luận của các thuyết đó. Ơng cho rằng các phép bói trong Hỏa châu

lâm, Nạp giáp trong Dịch học Kinh Phòng đều phát xuất từ Tiên thiên đồ.

“Tiêu Diên Thọ tác bốc phệ thư, danh viết Hỏa châu lâm. Kì pháp dĩ

lục thập tứ quái vi bát cung. Tuy phi Tiên thiên lục thập tứ quái chi tự, dụng ý diệc bất đồng. Đãn tức Càn Khôn nhị cung nhi ngôn, tắc do Càn nhi Cấu Độn Bĩ Quán Bác, do Khơn nhi Phục Lâm Thái Tráng Quải. Kì tiêu trưởng

chi tự, thực bất xuất Tiên thiên đồ chi ngoại.” 焦延壽作卜筮書,名曰《火 珠林》。其法以六十四卦為八宮。雖非先天六十四卦之序,用意亦不 同。但即乾、坤二宮,則由乾而姤、遯、否、觀、剝,由坤而復、臨、 泰、壯、夬。其消長之序,實不出《先天圖》之外。2 (Tiêu Diên Thọ

làm sách bốc phệ đặt tên là Hỏa châu lâm. Phép ấy chia 64 quẻ làm tám

cung. Tuy không phải thứ tự 64 quẻ Tiên thiên, [nhưng] dụng ý cũng không khác biệt. Chỉ lấy hai cung Càn Khơn mà nói, thì từ Càn đến Cấu Độn Bĩ Quán Bác, từ Khôn đến Phục Lâm Thái Tráng Quải. Thứ tự tiêu trưởng thực ra khơng nằm ngồi Tiên thiên đồ).

Bàn về y cứ của phép Nạp giáp, xưa nay các sách Tham đồng khế, Tinh

lịch khảo nguyên đều đã trình bày tường tận, ảnh hưởng rất lớn tới thuật số sau này. Cách thức lí giải của hai sách này đều xuất phát từ nguyên lí

“nguyệt thụ nhật quang” 月受日光 (mặt trăng nhận ánh sáng) trong thuật

luyện đan, vì thế Nạp giáp cịn được gọi là “Nạp giáp nguyệt thể”. Tác giả

1 Dẫn từ Tính lí đại tồn thư 性理大全書, Quyển 17, Dịch học khải mơng quyển chi tứ易 學啟蒙卷之四, 1.

Dịch phu tùng thuyết đương nhiên tham bác thuyết đó, thể hiện qua việc ơng

dẫn dụng giải thuyết từ Tinh lịch khảo nguyên, điều đó cho thấy, tác giả đã chấp nhận và khẳng định tính hợp lí của thuyết này. Tuy nhiên trong q trình thể nghiệm về Dịch học, có lẽ tác giả đã có sự liên hệ với thuyết Thiên can - Địa chi đều bắt nguồn từ Hà đồ - Lạc thư1, do vậy ông đã suy ngẫm và thể nhận được y cứ của phép Nạp giáp là xuất phát từ Tiên thiên đồ, bởi vậy ông viết:

“Thử nghĩa vị hữu minh văn. Kim dĩ ý suy: Giáp dương chi thủy, Nhâm

dương chi cực, Càn nạp Giáp Nhâm, tượng Tiên thiên dương sinh ư Phục nhi cực ư Càn. Ất âm chi thủy, Quý âm chi cực, Khôn nạp Ất Quý, tượng

Tiên thiên chi âm sinh ư Cấu nhi cực ư Khôn. Mậu Kỉ Thập can chi trung, Khảm nạp Mậu, Li nạp Kỉ, do Tiên thiên Khảm Li chi cư trung, Khảm dương cố nạp Mậu, Li âm cố nạp Kỉ. Tiên thiên đồ dĩ Tốn Đoài nhị âm, giáp Càn

chi tả hữu, cố diệc dĩ Đoài nạp Đinh, Tốn nạp Tân, dĩ giáp Càn sở nạp chi Giáp Nhâm. Tiên thiên đồ dĩ Chấn Cấn nhị dương, giáp Khôn chi tả hữu, kim diệc dĩ Cấn nạp Bính, Chấn nạp Canh, dĩ giáp Khơn sở nạp chi Ất Q. Ý kì phân bố, diệc các hữu thuyết. Đãn cầu kì đại ý, diệc bất quá thủy dương chung âm, doanh hư tiêu tức, tuần hồn vơ cùng nhi dĩ.” 此義未有明聞。今 以意推:甲陽之始,壬陽之極,乾納甲、壬,象《先天》陽生於復而極 於乾。乙陰之始,癸陰之極,坤納乙、癸,象《先天》之陰生於姤而極 於坤。戊、己十干之中,坎納戊,離納己,猶《先天》坎、離之居中, 坎陽故納戊,離陰故納己。《先天圖》以巽、兑二陰,夾乾之左右,故 亦以兑納丁、巽納辛,以夾乾所納之甲、壬。《先天圖》以震、艮二 陽,夾坤之左右,今亦以艮納丙、震納庚,以夾坤所納之乙、癸。意其

1 Thiên can bắt nguồn từ Hà đồ, Thiên nhất sinh Nhâm Thủy, Địa lục sinh Quý thủy, Thiên tam sinh Giáp Mộc, Địa bát sinh Ất Mộc, Thiên thất sinh Bính Hỏa, Địa nhị sinh Đinh Hỏa, Thiên cửu sinh Canh Kim, Địa tứ sinh Tân Kim, Thiên ngũ sinh Mậu Thổ, Địa thập sinh Kỉ Thổ. Địa chi bắt nguồn từ Lạc thư, Tí Ngọ Mão Dậu được số dương của trời mà ở ngơi tứ chính, Dần Thân Tị Hợi, Thìn Tuất Sửu Mùi được số âm của đất mà ở ngơi tứ ngung. Có thuyết cho rằng: Số Thiên can – Địa chi đều bắt nguồn từ Thiên số - Địa số trong Hà đồ. Thiên số gồm 1, 3, 5, 7, 9, Địa số gồm 2, 4, 6, 8, 10; chọn ra số 5 và 6 vì đó là số thuộc khoảng giữa Thiên - Địa số, gấp đôi số 5 là 10, tức 10 số Thiên can, gấp đơi số 6 là 12, tức số Địa chi, thì hồn vẹn sự sinh thành của âm dương ngũ hành.

分布,亦各有說。但求其大意,亦不過始陽終陰,盈虛消息,循還無窮 而已。1 (Nghĩa đó chưa được nghe rõ. Nay lấy ý suy: Giáp là khởi đầu của dương, Nhâm là cùng cực của dương, Càn nạp Giáp Nhâm, lấy tượng dương

Tiên thiên sinh ở Phục mà cực ở Càn. Ất là khởi đầu của âm, Quý là cùng cực của âm, Khôn nạp Ất Quý, lấy tượng âm Tiên thiên sinh ở Cấu mà cực

Khôn. Mậu Kỉ ở khoảng giữa Thập can, Khảm nạp Mậu, Li nạp Kỉ, là bởi

trong Tiên thiên đồ, Khảm Li ở giữa, Khảm là quẻ dương vì vậy nạp Mậu, Li là quẻ âm vì vậy nạp Kỉ. Tiên thiên đồ lấy Tốn Đoài hai quẻ âm, giáp bên trái bên phải Càn, vì vậy cũng lấy Đồi nạp Đinh, Tốn nạp Tân, vì giáp với Giáp Nhâm mà Càn nạp. Tiên thiên đồ lấy Chấn Cấn hai quẻ dương giáp bên trái bên phải Khơn, nay cũng lấy Cấn nạp Bính, Chấn nạp Canh, vì giáp với Ất Q mà Khơn nạp. Chú ý sự phân bố cũng đều có thuyết. Nhưng xét về đại ý chẳng qua cũng là bắt đầu ở dương, kết thúc ở âm, đầy vơi tiêu tức, tuần hồn vơ cùng mà thơi).

Từ sự phân tích trên có thể thấy, tác giả đã căn cứ vào sự vận hành âm dương qua hai trục Nam Bắc - Đông Tây, tương ứng với bốn quẻ Càn Khôn Li Khảm trong Tiên thiên Lục thập tứ quái Viên đồ để luận giải. Sự biện luận về dương bắt đầu từ Giáp tương ứng với hào dương bắt đầu sinh ở quẻ

Phục, dương cùng cực ở Nhâm tương ứng với sáu hào dương thịnh mãn ở

quẻ Càn; tương tự như vậy, âm khởi đầu từ Ất tương ứng với một hào âm bắt đầu sinh ở quẻ Cấu, âm cùng cực ở Quý tương ứng với sáu hào âm thịnh mãn ở quẻ Khôn, ứng với câu “bắt đầu ở dương, kết thúc ở âm”, cũng tức là sự vận hành của quái khí trong Tiên thiên đồ vậy. Còn như các quẻ Li Khảm nạp Mậu Kỉ, Tốn Đoài nạp Đinh Tân, Chấn Cấn nạp Canh Bính cũng đều là dựa vào vị trí và tính chất âm dương của quẻ, của Thiên can để luận giải. Luận thuyết rõ ràng, nghĩa lí thơng suốt, có thể coi là một thuyết.

3.4. TIỂU KẾT

Mặc dù Dịch phu tùng thuyết đề cập tới khá nhiều vấn đề quan trọng của Dịch học, nhưng hầu hết đều khơng ngồi quan điểm Dịch học Chu Tử,

do đó có thể coi đây là tác phẩm “giải độc”, “đạo độc” về Dịch học, mà cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo cứu văn bản dịch phu tùng thuyết (Trang 104 - 179)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(179 trang)