Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch quản lý công tác CNL.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện an dương, hải phòng (Trang 63 - 64)

50 85,7 14,3 4 Lập kế hoạch công tác chủ

3.3.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch quản lý công tác CNL.

*Mục tiêu:

Xây dựng kế hoạch công tác CNL chi tiết cho từng tháng người Hiệu trưởng sẽ bao quát được chương trình hành động trong năm học về quản lý công tác chủ nhiệm lớp một cách cụ thể, chi tiết trên cơ sở tình hình thực tế của nhà trường, năng lực của giáo viên, đặc điểm, trình độ của học sinh, các điều kiện bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến công tác giáo dục học sinh, dự kiến công việc, thời gian, phương pháp tiến hành và kết quả mong muốn. Kế hoạch công tác chủ nhiệm chung làm cơ sở cho kế hoạch công tác chủ nhiệm lớp của các đồng chí giáo viên chủ nhiệm.

*Nội dung:

Kế hoạch công tác chủ nhiệm bao giờ cũng phải đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của cơng tác chủ nhiệm trên tất cả các mặt, xác định mục tiêu, phương hướng, kết quả cần đạt được, đề ra được các biện pháp để đạt được kết quả. Kế hoạch công tác chủ nhiệm của Hiệu trưởng cần phải đồng bộ với kế hoạch giáo dục chung của trường, bao gồm các nội dung:

1. Đặc điểm tình hình nhà trường, nhiệm vụ năm học, những thuận lợi, khó khăn.

2. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và các danh hiệu phấn đấu. 3. Các biện pháp chính

4. Những chuyên đề đi sâu để rút kinh nghiệm 5. Điều chỉnh kế hoạch

6. Kế hoạch từng tháng (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian) *Cách thức tiến hành:

- Bước 1:

+ Nguồn thông tin để xây dựng: Chỉ thị thực hiện kế hoạch năm học của Bộ. Nhiệm vụ năm học của Sở. Kế hoạch năm học của Trường và đặc điểm riêng của trường.

- Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt của công tác chủ nhiệm:

+ Xác định mục tiêu chung, trả lời câu hỏi: các mục tiêu chung có định hướng rõ cho hành động khơng, có mang tính lâu dài khơng?

+ Xác định mục tiêu cụ thể, cần chú trọng tới kết quả cuối cùng, cụ thể cần đạt và có thể đo lường được. Nguyên tắc là: cụ thể, dễ hiểu; đo lường được, vừa sức, định hướng được kết quả, xác định được thời gian hoàn thành.

- Bước 3:Xác định nội dung hoạt động của công tác chủ nhiệm:

+ Khi xác định nội dung hoạt động, trả lời các câu hỏi: Làm gì? Tại sao lại làm? ở đâu? Khi nào? Ai làm? Ai hỗ trợ?

+ Khi xác đinh nguồn lực cho hoạt động, cho công việc cần trả lời các câu hỏi: Nguồn kinh phí ở đâu? nguồn máy móc, phương tiện hỗ trợ?

- Bước 4: Xác định phương pháp thực hiện kế hoạch công tác chủ nhiệm

+ Khi xác định cách thức tiến hành hoạt động cần trả lời các câu hỏi: Tiến hành hoạt động thế nào? Nếu có máy móc, phương tiện thì ai vận hành và vận hành thế nào? Phối hợp hoạt động thế nào? Đích cần đạt của hoạt động?

+ Khi xác định cách thức kiểm soát hoạt động cần xác định những việc nào cần kiểm tra, ai kiểm tra, đo lường bằng phương tiện gì?

- Bước 5: Viết kế hoạch quản lý công tác chủ nhiệm.

- Bước 6: Phê duyệt kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm các lớp. - Bước 7: Thực hiện kế hoạch chung.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý công tác chủ nhiệm lớp của hiệu trưởng trường trung học phổ thông huyện an dương, hải phòng (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)