Hoạt động bồi dƣỡng cho giáo viên THCS theo yêu cầu đổi mớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 33 - 37)

hiện đại, phù hợp với thực tiễn Việt Nam, gắn lý thuyết với thực hành ứng dụng, phù hợp với từng cấp, bậc học.

Đổi mới phương thức kiểm tra, thi, đánh giá chất lượng giáo dục bảo đảm trung thực, tin cậy; đánh giá kết quả hình thành năng lực, phẩm chất chứ không dừng lại ở đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức của người học.

* Mục tiêu xây dựng đội ngũ giáo viên trong đổi mới giáo dục phổ thơng là theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu; đặc biệt chú trọng tăng cường và phát triển năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp; bổ sung kịp thời các kiến thức, kỹ năng, phương pháp, các kỹ thuật giáo dục, dạy học mới, giúp đội ngũ nhà giáo hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhà giáo và đáp ứng triển khai tốt đổi mới giáo dục phổ thông.

1.4. Hoạt động bồi dƣỡng cho giáo viên THCS theo yêu cầu đổi mới giáo dục giáo dục

1.4.1. Mục tiêu bồi dưỡng

Xuất phát từ mục tiêu về xây dựng đội ngũ giáo viên trong đổi mới giáo dục hiện nay thì mục tiêu bồi dưỡng giáo viên THCS cũng cần phải thay đổi, để đáp ứng yêu cầu về tổ chức, thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục theo yêu cầu đổi mới. Bồi dưỡng trang bị cho giáo viên những kiến thức, kĩ năng mới về dạy học, giáo dục về phát triển chương trình giáo dục, các kỹ năng tổ chức, quản lý lớp học, quản lý nhà trường và các kỹ năng bổ trợ khác. Trên cơ sở đó hình thành ở giáo viên tính sẵn sàng tham gia hoạt động đổi mới giáo dục THCS ở địa phương.

Phòng Giáo dục và Đào tạo đơn vị tổ chức bồi dưỡng quán triệt mục tiêu bồi dưỡng trong suốt quá trình bồi dưỡng nhằm đảm bảo tính mục đích trong q trình bồi dưỡng và đem lại hiệu quả cho hoạt động bồi dưỡng. Nâng cao trách nhiệm của từng thành viên tham gia nhằm đạt được mục tiêu bồi dưỡng từ việc biên soạn tài liệu đến soạn giáo án, tổ chức tập huấn đến kiểm

tra, đánh giá kết quả đạt được của hoạt động bồi dưỡng đều phải quán triệt mục tiêu bồi dưỡng cho giáo viên.

Các trường THCS dựa vào các căn cứ để xác định mục tiêu như cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn, thực trạng của đơn vị, khả năng đáp ứng các nguồn lực. Từ đó, lựa chọn các mục tiêu khả thi, quán triệt mục tiêu bồi dưỡng tới toàn thể GV trong đơn vị.

1.4.2. Nội dung bồi dưỡng

Cơng cuộc đổi mới căn bản tồn diện giáo dục đã đặt ra những yêu cầu mới đối với hoạt động bồi dưỡng giáo viên, nội dung bồi dưỡng chuyển từ bồi dưỡng nặng về kiến thức sang việc bồi dưỡng nâng cao năng lực.

Dựa trên những yêu cầu của chương trình giáo dục THCS và yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng giáo viên trong giai đoạn mới, khảo sát năng lực hiện có của giáo viên THCS trên địa bàn, từ đó xác định các nội dung bồi dưỡng xoay quanh các nội dung cơ bản sau đây:

- Bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng nền tảng nâng cao năng lực theo Chuẩn nghề nghiệp

- Bồi dưỡng kỹ năng dạy học tích hợp và dạy học theo chủ đề

- Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường THCS.

- Bồi dưỡng kỹ năng phối hợp với cha mẹ học sinh, cộng đồng địa phương và các tổ chức xã hội để tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động giáo dục học sinh và quản lý học sinh.

- Bồi dưỡng về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Bồi dưỡng năng lực dạy học theo mơ hình trường học mới VNEN. - Bồi dưỡng các phương pháp, biện pháp, kỹ thuật dạy học tích cực. - Bồi dưỡng năng lực ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ trong dạy học, giáo dục và quản lý trường học nhằm khai thác tốt những tài liệu chưa dịch sang tiếng Việt.

- Bồi dưỡng kỹ năng hoạt động xã hội cho giáo viên THCS.

- Bồi dưỡng kỹ năng hướng dẫn tư vấn học sinh THCS trong học tập, sinh hoạt.

1.4.3. Phương pháp bồi dưỡng

Phương pháp bồi dưỡng phải phù hợp với từng nội dung, kết hợp các phương pháp thuyết trình, thảo luận và thực hành. Dành nhiều thời gian cho việc trao đổi theo nhóm, soạn bài tập giảng, sử dụng thiết bị, thiết kế kiểm tra theo hướng đổi mới.

Lãnh đạo Phòng GD&ĐT, Hiệu trưởng các trường THCS tổ chức biên soạn các tài liệu, học liệu bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên, xây dựng băng hình các tiết dạy minh họa sử dụng chung đảm bảo thống nhất về chương trình, nội dung và phương pháp.

Tùy theo đặc điểm đối tượng người học và tình hình thực tế ở địa phương, nhà quản lý có thể chỉ đạo giảng viên tham gia bồi dưỡng có thể lựa chọn các phương pháp bồi dưỡng sau đây:

- Phương pháp diễn giảng - Phương pháp nêu vấn đề

- Phương pháp dạy học bằng tình huống - Phương pháp dạy học theo dự án - Phương pháp cùng tham gia

- Phương pháp tự học, tự nghiên cứu của học viên và nhiều phương pháp bồi dưỡng khác. Trong đó phát huy vai trị tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên và tăng cường phương pháp phản hồi thông tin từ đối tượng được bồi dưỡng để điều chỉnh quá trình bồi dưỡng cho hiệu quả.

1.4.4. Hình thức tổ chức bồi dưỡng

Hình thức bồi dưỡng cần được lựa chọn căn cứ vào tình hình thực tế tại các trường THCS và nhu cầu trực tiếp của từng phân mơn, của mỗi giáo viên. Có thể sử dụng các hình thức sau:

- Bồi dưỡng tập trung, trực tiếp đối với các nội dung bồi dưỡng cần trao đổi, bàn bạc thống nhất như các vấn đề mới, khó; những kỹ năng thực hành về phương pháp, kỹ thuật dạy học;

- Bồi dưỡng qua mạng Internet nhằm phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng trực tuyến nâng cao năng lực nghề nghiệp của giáo viên;

- Kết hợp giữa bồi dưỡng trực tuyến qua mạng Internet và bồi dưỡng tập trung có tư vấn, hỗ trợ của giảng viên/ đội ngũ cán bộ cốt cán;

- Phối hợp với các sở giáo dục và đào tạo lựa chọn, tập huấn và hướng dẫn đội ngũ giáo viên cốt cán trong quá trình bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn trong điều kiện mới;

- Giáo viên tự bồi dưỡng;

- Bồi dưỡng giáo viên tại cơ sở thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn, dự giờ rút kinh nghiệm.

1.4.5. Đánh giá kết quả bồi dưỡng

Hiệu quả việc bồi dưỡng được đánh giá qua việc theo dõi giám sát trong tất cả chương trình học tập. Kết quả của công tác bồi dưỡng cũng cần được sử dụng trong quá trình đánh giá giáo viên thì hiệu quả của cơng tác bồi dưỡng mới đích thực có giá trị.

Đánh giá kết quả bồi dưỡng phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, phản ánh đúng thực trạng bồi dưỡng, nâng cao vai trò tự đánh giá của giáo viên tham gia bồi dưỡng để giáo viên tự hoàn thiện năng lực chuyên mơn, nghiệp vụ sư phạm của mình.

Xây dựng bộ công cụ đánh giá: Bộ công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả nội dung bồi dưỡng theo hình thức tập trung; bộ công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả các nội dung bồi dưỡng theo hình thức qua mạng Internet.

Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá: Phát huy vai trò của đội ngũ cốt cán; các cơ sở đào tạo thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng trong việc kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng; việc kiểm tra, đánh giá được thực hiện đa dạng, phong phú dưới nhiều hình thức: bài kiểm tra viết, bài thu hoạch, báo cáo

chuyên đề, phỏng vấn trực tiếp, trác nghiệm khách quan, quan sát trực tiếp lớp học, trả lời câu hỏi,… Việc lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá phụ thuộc vào từng nội dung và đối tượng cũng như thời điểm bồi dưỡng.

Tổ chức cấp chứng chỉ đối với các khóa bồi dưỡng theo từng cấp học và hình thức bồi dưỡng khác nhau.

1.4.6. Lực lượng tham gia công tác bồi dưỡng

- CBQL chỉ đạo, tổ chức hoạt động bồi dưỡng - GV, chuyên gia bồi dưỡng:

+ Đội ngũ giảng viên của trường sư phạm có chun mơn hiểu biết, có trình độ chun mơn vững, có năng lực sư phạm trong tổ chức bồi dưỡng.

+ Đội ngũ giáo viên cốt cán của Sở và phòng Giáo dục và Đào tạo đã được trang bị kiến thức, kỹ năng về đổi mới giáo dục THCS, có kỹ năng tổ chức tập huấn bồi dưỡng giáo viên.

+ Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán trên địa bàn huyện. - GV được bồi dưỡng:

Đội ngũ cán bộ, nhân viên của trường được chọn làm địa điểm tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên.

Giáo viên các trường THCS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng giáo viên trung học cơ sở huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang theo yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)