Tiểu kết chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quy trình bài học trong mô hình trường học mới việt nam (VNEN) vào việc dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng ở lớp 7 (Trang 82 - 96)

Trong chương 3, tác giả luận văn đã tiến hành thực nghiệm dạy học 3 bài đọc hiểu văn bản nhật dụng ở lớp 7 kì 1, nhằm đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của quy trình dạy học được thiết kế.

Sau khi tiến hành thử nghiệm với 387 HS lớp 7 tham gia, cùng với hơn 386 HS khác được sử dụng kết quả học tập làm đối chứng.

Kết quả cho thấy: những con số và tỉ lệ % trong kết quả đánh giá của các lớp thực nghiệm đảm bảo tương đương các lớp học khác. Điều này cho phép khẳng định ở bước đầu về tính khả thi của các quy trình mà luận án đề xuất.

Khi so sánh kết quả đánh giá HS các lớp thực nghiệm với các lớp đói chứng, ta lại thấy tỉ lệ HS khá, giỏi có phần nghiêng về phía các lớp thực nghiệm và tỉ lệ HS yếu cũng có sự chênh lệc ít nhiều, thế mạnh nghiêng về các lớp thực nghiệm.

Tuy thời gian và số lượng thực nghiệm còn hạn chế, nhưng những kết quả ban đầu trên cho thấy, những quy trình dạy học kiểu bài đọc hiểu văn bản nhật dụng mà đề tài này đề xuất là có tính khả thi và tính hiệu quả.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT I- KẾT LUẬN

Đề tài “Vận dụng quy trình của bài học trong Mơ hình trường học mới Việt Nam (VNEN) vào việc dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng ở lớp 7” đã đặt ra và bước đầu giải quyết được một vấn đề thực tiễn: xây dựng cho phân môn Đọc hiểu văn bản quy trình dạy học kiểu bài văn bản nhật dụng bằng cách vận dụng quy trình bài học trong mơ hình trường học mới Việt Nam (VNEN) một cách có sáng tạo.

Để xây dựng được các quy trình đó, tác giả đã dựa vào cơ sở lí luận, trong đó chủ yếu là “Mơ hình trường học mới Việt Nam” đang thứ nghiệm ở THCS, dựa vào các lí luận dạy học tích cực và dựa trên đặc trưng của văn bản nhật dụng.

Theo đó, luận văn đã xây dựng được quy trình bài học gồm 6 bước đối với các bài học nói chung, áp dụng đối với các bài đọc hiểu văn bản nhật dụng ở lớp 7. Các bước đó là:

Bước 1: Khởi động

Bước 2: Hình thành kiến thức mới Bước 3: Thực hành

Bước 4: Ứng dụng Bước 5: Bổ sung Bước 6: Đánh giá.

So với cách dạy học hiện hành, đây là sự đổi mới về phương pháp dạy học bằng cách vận dụng mơ hình VNEN; so với mơ hình VNEN, quy trình này cũng có những thay đổi thể hiện sự sáng tạo, trên quan điểm vận dụng một cách phù hợp với mục đích, nội dung dạy học.

Đối với kiểu bài đọc hiểu văn bản nhật dụng ở lớp 7, quy trình 6 bước trên đây cịn được cụ thể hóa qua cách thức thực hiện của mỗi bước.

Điểm nhấn của quy trình dạy học ở đây, cũng là những điểm mới của quy trình này là đã tính đến sự cân bằng giữa lý thuyết và thực hành tăng thời lượng dành cho thực hành đảm bảo tương đương với phần lí thuyết; thiết kế thêm các nhiệm vụ cho hoạt động ứng dụng và bổ sung, đảm bảo sự gắn kết giữa bài học với thực tiễn và định hướng mở rộng kiến thức sau bài học; tạo cơ chế để HS được hoạt động, đảm bào hiện thực hóa quan điểm “lấy HS làm trung tâm”. HS được tự mình tìm kiếm kiến thức và rèn luyện kĩ năng thay vì GV phải thuyết giảng hay vấn đáp như PPDH hiện hành.

Bên cạnh đó, quy trình bài học mà luận văn đề xuất cịn tạo cơ chế để gia đình quan tâm và tham gia giáo dục HS, đồng thời HS phải gắn liền bài học tập với xã hội rộng lớn; tạo cơ chế để HS sử dụng công nghệ thông tin, kết nối mạng internet, là cách để rèn luyện năng lực sử dụng công nghệ thông tin một cách có định hướng.

Quy trình trên đã được tiến hành dạy học thử nghiệm với số lượng gần 400 lượt HS tham gia, trong thời gian 5 tháng.

Qua việc nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, tác giả kết luận:

Quy trình dạy học kiểu bài đọc hiểu văn bản nhật dụng ở lớp 7 được đề tài thiết kế là những quy trình dạy học có tính khả thi và bước đầu khẳng định được tính hiệu quả.

2- ĐỀ XUẤT

Đề nghị tiếp tục nghiên cứu để sử dụng quy trình dạy học kiểu bài đọc hiểu văn bản nhật dụng ở lớp 7, đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng ở lớp 7 nói riêng và mơn học Ngữ văn nói chung trong nhà trường THCS theo định hướng đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam sau 2015.

* * *

Trong quá trình thực hiện luận văn này, chúng tôi nhận được sự hướng dẫn tận tình của TS. Phạm Minh Diệu cùng nhiều nhà khoa học, các thầy cô giáo và các bạn sinh viên. Xin bày tỏ lòng biết ơn đối với các nhà khoa học, các thầy và các bạn.

Do điều kiện hạn chế về thời gian, tư liệu và năng lực người viết, đề tài này chắc chắn cịn những thiếu sót nhất định. Rất mong được sự góp ý xây dựng của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và các bạn.

Hà Nội, năm 2014

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành TW Đảng CSVN, Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản

và toàn diện giáo dục và đào tạo, ngày 04 tháng 11 năm 2013.

2. Bernd Meier- Nguyễn Văn Cường (2011), Cơ sở đổi mới phương

pháp dạy học, Trường ĐH Posdam- Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ THPT- Dự án Mơ hình trường học mới

Việt Nam) (2014), Hướng dẫn học Ngữ văn 6 tập 1 và 2 (Tài liệu thí điểm),

NXB. Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ THPT- Dự án Mơ hình trường học mới

Việt Nam) (2014), Tài liệu Hướng dẫn GV môn Ngữ văn lớp 6 (Tài liệu thí

điểm), NXB. Giáo dục, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ THPT- Dự án Mơ hình trường học mới

Việt Nam) (2014), Tổ chức lớp học theo mơ hình trường học mới Việt Nam

(Tài liệu thí điểm), NXB. Giáo dục, Hà Nội, 2014.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ THPT- Chương trình phát triển giáo dục

Trung học) (2014), Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả

học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Ngữ văn cấp THCS

(Lưu hành nội bộ), Hà Nội.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Vụ THPT- Dự án Mơ hình trường học mới

Việt Nam) (2014), Tài liệu tập huấn dạy học theo mơ hình trường học mới

Việt Nam (Tài liệu thí điểm), NXB. Giáo dục, Hà Nội.

8. Phạm Minh Hạc, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Nguyễn Quang

Uẩn (1997), Tâm lí học, NXB. Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Hộ (2002), Lí luận dạy học, NXB. Giáo dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Thanh Hùng (2011), Kĩ năng đọc hiểu văn, NXB. ĐHSP, Hà Nội.

11. Phan Trọng Luận (2012), Phương pháp dạy học Văn tập 1 và 2, NXB. ĐHSP, Hà Nội.

12. Phan Trọng Luận (Chủ biên) (2009), Thiết kế bài học Ngữ văn 10, NXB. Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) (2013), Ngữ văn 7 tập 1 và 2 (SGK), NXB. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

14. Nguyễn Khắc Phi (Tổng chủ biên) (2013), Ngữ văn 7 tập 1 và 2 (SGV), NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.

15. Trần Đình Sử (2013) , “Từ giảng văn qua phân tích tác phẩm đến dạy

học đọc hiểu văn bản văn học”, trandinhsu.wordpress.com

16. Trần Đình Sử (2013), “Đọc hiểu văn bản – một khâu đột phá trong

nội dung và phương pháp dạy văn hiện nay”, trandinhsu.wordpress.com

17. Trần Đình Sử (2013), “Văn bản văn học: ngôn từ, thông báo, ý nghĩa và những ngã đường đọc hiểu”, trandinhsu.wordpress.com

18. Đỗ Ngọc Thống (Chủ biên), Phạm Minh Diệu, Nguyễn Thành Thi

(2008), Giáo trình Làm văn, NXB. ĐHSP, Hà Nội.

19. Thiều Chửu (1999) Hán Việt tự điển, NXB. Văn hóa- Thơng tin, Hà Nội.

20. Từ điển tiếng Việt. Vdict.com. 21. Từ điển tiếng Anh. Vdict.com

PHỤ LỤC I- PHIẾU ĐIỀU TRA

1- (Mẫu) Phiếu trắc nghiệm số 1 (Dành cho GV THCS)

PHIẾU TÌM HIỂU THỰC TẾ DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NHẬT DỤNG THEO CT NGỮ VĂN 7

Họ và tên GV: ………………………………………… Trường THCS………………………….………………

Để phục vụ đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng theo CT Ngữ văn 7 hiện hành, xin thầy (cơ) vui lịng cho biết ý kiến của mình bằng cách thực hiện một số câu hỏi trắc nghiệm dưới đây.

Những ý kiến của thầy (cô) sẽ được tơn trọng và bảo mật, khơng tuỳ tiện trích dẫn nếu khơng được sự đồng ý.

Xin trân trọng cảm ơn! PHẦN CÂU HỎI

1- CT Ngữ văn THCS từ năm 2000 đã giới thiệu một số bài đọc hiểu thuộc

văn bản nhật dụng. Theo thầy (cơ), mục đích của việc này là gì ? A- Giúp HS nắm vững khái niệm văn bản nhật dụng.

B- Giúp HS có thêm nhiều kiến thức văn học phong phú. C- Tăng cường tri thức về cuộc sống thực tế cho HS. D- Giáo dục kỹ năng sống cho HS.

2- Thầy (cô) đã tham gia dạy học các bài đọc hiểu thuộc văn bản nhật dụng. Xin vui lòng chọn phương án trả lời đúng nhất cho câu hỏi: Dạy học văn bản nhật dụng để làm gì ?

A- Bồi dưỡng lòng yêu nước và lòng thương người cho HS.

B- Giúp HS thấy được tình cảm và tấm lòng người mẹ đối với con cái C- Giúp HS thấy được vẻ đẹp của một sinh hoạt văn hóa ở Cố đơ Huế. D- Bổ sung tri thức cuộc sống vào vốn tri thức văn học cho HS.

3- Chọn một phương pháp mà thầy (cô) cho là quan trọng nhất khi dạy đọc hiểu văn bản nhật dụng ở THCS:

A- Thuyết trình (giảng giải) B- Vấn đáp

C- Thảo luận nhóm

D- Tổ chức các hoạt động cho HS.

4- Để tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng, thầy (cô) thường sử dụng phương pháp nào dưới đây?

A- Thuyết trình (giảng giải) B- Vấn đáp

C- Kết hợp thuyết trình và vấn đáp

D- Tổ chức các hoạt động để HS tự tìm hiểu nội dung bài đọc.

5- Tài liệu nào không cần thiết khi phục vụ quá trinh dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng ?

A- SGK, SGV.

B- Sách thiết kế bài giảng. C- Các sách về thể loại văn học

D- Các tài liệu phê bình văn học có liên quan.

6- Phương tiện và đồ dùng dạy học nào không cần thiết cho dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng ở lớp 7 ?

A- Băng hình.

B- Máy chiếu Projecter. C- Vật mẫu.

D- Tranh, ảnh liên quan.

7- Theo thầy (cô), các bài đọc hiểu văn bản nhật dụng bổ ích đối với HS như thế nào?

A- Hiểu nội dung, nghệ thuật của bài đọc. B- Hiểu được tác giả, hoàn cảnh sáng tác.

C- Rút ra được những bài học bổ ích về cuộc sống.

D- Bổ sung tri thức cuộc sống và rút ra bài học cho bản thân.

8- Ý kiến tự do của thầy (cô) về nội dung, PPDH phần đọc hiểu văn bản

nhật dụng theo CT Ngữ văn lớp 7, hứng thú của HS khi học VB nhật dụng….

………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ĐÁP ÁN:

Câu 1: C; Câu 2: D; Câu 3: D; Câu 4: D; Câu 5: C; Câu 6: C; Câu 7: D.

2- (Mẫu) Phiếu trắc nghiệm số 2 (Dành cho HS lớp 7)

PHIẾU ĐIỀU TRA KẾT QUẢ HỌC TẬP

KIỂU BÀI ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NHẬT DỤNG LỚP 7

Họ và tên HS:………………………………………………… Lớp:…………………………………………………………… Trường THCS………………………………………………

Em hãy cho biết ý kiến của mình bằng cách khoanh trịn các phương án trả lời theo các câu hỏi trắc nghiệm dưới đây:

Câu 1: Dịng nào đúng và đủ nhất khi nói về đặc trưng của văn bản nhật dụng ?

A- Là những văn bản hành chính- cơng vụ. B- Là các bài nhật kí, hồi kí, thư từ…

C- Là các văn bản sử dụng hàng ngày thuộc nhiều thể thức khác nhau. D- Là các văn bản thuộc lĩnh vực kinh tế, thương mại.

Câu 2: Văn bản nào dưới đây không thuộc văn bản nhật dụng ?

A- Cổng trường mở ra B- Mẹ tôi

C- Cuộc chia tay của những con búp bê D- Sông núi nước Nam

Câu 3: Dòng nào đúng và đủ nhất khi nói lên nội dung chính của bài

Cổng trường mở ra ?

A- Tình cảm của cha mẹ đối với con cái. B- Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. C- Trách nhiệm của nhà trường đối với trẻ em.

D- Tình cảm, trách nhiệm của cha mẹ và nhà trường đối với trẻ em.

Câu 4: Nội dung chính của văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê

đề cập đến vấn đề gì ?

A- Bi kịch của những gia đình bị tan vỡ. B- Mái ấm gia đình là hạnh phúc của trẻ em. C- Nỗi buồn của hai anh em khi bố mẹ ly hôn. D- Trách nhiệm của bố mẹ đối với con cái.

Câu 5: Khi đọc hiểu văn bản nhật dụng, em thường quan tâm đến những nhân tố nào dưới đây ?

A- Sự chân thật, khách quan của các chi tiết cuộc sống. B- Trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn.

C- Cốt truyện, tình huống truyện và nhân vật. D- Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của nhà văn.

Câu 6: So với các văn bản nghệ thuật, văn bản nhật dụng có những thế mạnh nào ?

A- Khả năng quan sát nhạy cảm, tinh tế của nhà văn. B- Trí tưởng tượng phong phú của nhà văn.

C- Tài năng kể chuyện của nhà văn. D- Tính thiết thực của nội dung văn bản.

Câu 7: Khi học xong các văn bản nhật dụng ở kì 1 lớp 7, em thường liên hệ tới vấn đề nào là chính ?

A- Tình cảm của cha mẹ đối với con cái

B- Vai trò của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người C- Quyền của trẻ em

D- Trách nhiệm của trẻ em.

Câu 8: Dịng nào đúng khi nói về trách nhiệm của trẻ em nói chung sau khi học xong các bài đọc hiểu về quyền trẻ em ?

A- Cần phải yêu thương và biết ơn cha mẹ.

B- Thương yêu cha mẹ, cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt. C- Cần cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt trong nhà trường. D- Cần biết tranh đấu cho quyền của trẻ em.

Câu 9: (Câu hỏi tự do) Khi học các bài đọc hiểu văn bản nhật dụng ở lớp 7, em cảm thấy hứng thú của mình như thế nào ?

………………………………………………………………………………… ĐÁP ÁN:

Câu 1: C; Câu 2: D; Câu 3: D; Câu 4: B; Câu 5: A; Câu 6: D; Câu 7: C; Câu 8: B.

II- ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN ĐÁNH GIÁ THỰC NGHIỆM (Chương 3) 1- Đề:

Câu 1- Văn bản nào dưới đây thuộc văn bản nhật dụng ?

A- Cổng trường mở ra B- Bài ca Cơn Sơn C- Phị giá về kinh D- Sơng núi nước Nam

Câu 2- Dịng nào nói lên nội dung chính của các văn bản nhật dụng đã học ở kì 1 lớp 7 ?

A- Quyền con người B- Quyền trẻ em

C- Tình cảm của cha mẹ đối với con cái D- Hạnh phúc mái ấm gia đình

Câu 3- Phân tích nội dung câu ca sau đây trong bài Kêu gọi thiếu nhi

(1941) của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”.

Câu 4- Viết một đoạn văn khoảng 15-20 dịng nói về tình u thương, kính trọng của em đối với bố mẹ và thầy cơ giáo, đồng thời nói lên tinh thần quyết tâm học tập, rèn luyện của em để xứng dáng với công lao của bố mẹ và thầy cô.

2- Đáp án:

Câu 1- Đáp án A. Câu 2- Đáp án B.

Câu 3- Phân tích nội dung câu thơ. Các ý chính:

- Xuất xứ: trích từ 2 câu đầu của bài Kêu gọi thiếu nhi được Bác viết

năm 1941, nhằm kêu gọi thiếu nhi tham gia Hội Nhi đồng cứu quốc. Nguyên văn:

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan Chẳng may vận nước gian nan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng quy trình bài học trong mô hình trường học mới việt nam (VNEN) vào việc dạy học đọc hiểu văn bản nhật dụng ở lớp 7 (Trang 82 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)