lý hiệu trưởng các trường THPT theo hướng chuẩn hóa đã đề xuất
Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề tài đề xuất 7 biện pháp quản lý hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Ninh Bình theo định hướng chuẩn hóa, đó là:
BP1: Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, các trường THPT về yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, định hướng chuẩn hóa nói riêng và sự cần thiết triển khai áp dụng Chuẩn hiệu trưởng đối với hiệu trưởng các trường THPT
BP2: Thực hiện phân cấp quản lý cán bộ một cách triệt để, phù hợp và tăng cường trách nhiệm quản lý của Sở GD&ĐT.
BP3: Đổi mới, chú trọng công tác đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng trường THPT trên cơ sở Chuẩn hiệu trưởng, đảm bảo khách quan, chính xác và dân chủ.
BP4: Công tác quy hoạch hiệu trưởng trường THPT phải được gắn với đánh giá cán bộ giáo viên theo hướng chuẩn hóa.
BP5: Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng mọi mặt cho hiệu trưởng các trường THPT theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn hiệu trưởng
BP6: Đổi mới công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và luân chuyển hiệu trưởng trường THPT;
BP7: Tăng cường xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THPT đáp ứng yêu cầu mới, yêu cầu của Chuẩn hiệu trưởng;
Để khẳng định giá trị khoa học của các biện pháp đề xuất, trên cơ sở thực nghiệm tại thực tiễn quản lý giáo dục tại địa phương bằng phương pháp chuyên gia, đề tài khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hiệu trưởng trường THPT đề xuất.
Quy trình xin ý kiến chuyên gia gồm các bước sau:
Bước 1. Xây dựng mẫu phiếu trưng cầu ý kiến dành cho chuyên gia (Phụ lục
II).
Bước 2. Lựa chọn chuyên gia là những người có kinh nghiệm chỉ đạo trường
THPT; Cán bộ quản lý các trường THPT có trình độ, có kinh nghiệm.
Số lượng: 57 người, bao gồm cán bộ lãnh đạo Sở, chuyên viên Sở GD&ĐT và các hiệu trưởng trường THPT có kinh nghiệm lâu năm.
Bước 3. Lấy ý kiến chuyên gia và xử lý kết quả nghiên cứu.
Trên cơ sở mẫu phiếu đã xây dựng xin ý kiến các chuyên gia một cách độc lập theo mẫu phiếu đánh giá gồm 2 khía cạnh:
- Đánh giá về tính cần thiết của các giải pháp đề xuất với 3 mức độ: Rất cần thiết; Cần thiết; Không cần thiết.
- Đánh giá về tính khả thi của các giải pháp đề xuất ở 3 mức độ: Rất khả thi; Khả thi; Không khả thi.
Cách thức xử lý kết quả: Cho thang điểm đánh giá: + Rất cần thiết / Rất khả thi: 6 điểm.
+ Cần thiết / Khả thi: 5 điểm.
Kết quả khảo nghiệm:
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cấp thiết của các biện pháp
TT Các biện pháp Rất cần thiết Cần thiết
Không cần thiết Tổng điểm x SL % SL % SL % 1 Biện pháp 1 45 78,9 12 21,1 0 0,0 330 5,79 2 Biện pháp 2 18 31,6 37 64,9 2 3,5 301 5,28 3 Biện pháp 3 47 82,5 9 15,8 1 1,8 331 5,81 4 Biện pháp 4 15 26,3 41 71,9 1 1,8 299 5,25 5 Biện pháp 5 33 57,9 24 42,1 0 0,0 318 5,58 6 Biện pháp 6 25 43,9 30 52,6 2 3,5 308 5,40 7 Biện pháp 7 19 33,3 36 63,2 2 3,5 302 5,30 Nhận xét:
Với kết quả khảo sát chuyên gia ở bảng 3.1 cho thấy các chuyên gia đánh giá tính cần thiết của các biện pháp quản lý hiệu trưởng THPT có mức độ cần thiết rất cao. Có hai biện pháp được đánh giá tính cần thiết cao nhất là:
Biện pháp: “Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, các trường THPT về yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, định hướng chuẩn hóa nói riêng và sự cần thiết triển khai áp dụng Chuẩn hiệu trưởng đối với hiệu trưởng các trường THPT”
Biện pháp: “Đổi mới, chú trọng công tác đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng trường THPT trên cơ sở Chuẩn hiệu trưởng, đảm bảo khách quan, chính xác và dân chủ”.
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp TT Các biện pháp Rất khả thi Khả thi Không khả thi Tổng điểm Điểm TB Sl % Sl % Sl % 1 Biện pháp 1 50 87,7 7 12,3 0,0 335 5,88 2 Biện pháp 2 17 29,8 38 66,7 2 3,5 300 5,26 3 Biện pháp 3 40 70,2 16 28,1 1 1,8 324 5,68 4 Biện pháp 4 11 19,3 45 78,9 1 1,8 295 5,18 5 Biện pháp 5 33 57,9 22 38,6 2 3,5 316 5,54 6 Biện pháp 6 20 35,1 35 61,4 2 3,5 303 5,32 7 Biện pháp 7 27 47,4 29 50,9 1 1,8 311 5,46 Nhận xét:
Nhìn vào bảng 3.2, ý kiến chuyên gia đánh giá các biện pháp quản lý hiệu trưởng các trường THPT được đề xuất có tính khả thi tương đối cao. Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hiệu trưởng trường THPT được các chuyên gia đánh giá không đồng đều, tuỳ theo điều kiện thực tế của các cơ sở giáo dục THPT trong tỉnh Ninh Bình.
Các giải pháp được đánh giá có tính khả thi cao là:
Biện pháp: “Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, các trường THPT về yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, định hướng chuẩn hóa nói riêng và sự cần thiết triển khai áp dụng Chuẩn hiệu trưởng đối với hiệu trưởng các trường THPT”
Biện pháp: “Đổi mới, chú trọng công tác đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng trường THPT trên cơ sở Chuẩn hiệu trưởng, đảm bảo khách quan, chính xác và dân chủ”.
Biện pháp: “Đổi mới công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và luân chuyển hiệu trưởng trường THPT gắn với Chuẩn hiệu trưởng” được cho là thiếu khả thi nhất.
Kết quả nghiên cứu trên đây khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển CBQL trường THPT đề xuất. Giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi có quan hệ như thế nào?
Bảng 3.3. Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển CBQL trường THPT tỉnh Ninh Bình.
TT Các biện pháp Điểm trung bình Tính cần thiết Tính khả thi 1 Biện pháp 1 5,79 5,88 2 Biện pháp 2 5,28 5,26 3 Biện pháp 3 5,81 5,68 4 Biện pháp 4 5,25 5,18 5 Biện pháp 5 5,58 5,54 6 Biện pháp 6 5,40 5,32 7 Biện pháp 7 5,30 5,46 4,8 5 5,2 5,4 5,6 5,8 6 BP 1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7 Tính cần thiết Tính khả thi
Biểu đồ 3.1. Tương quan mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hiệu trưởng trường THPT tỉnh Ninh Bình.
Kết luận Chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng các biện pháp quản lý hiệu trưởng các trường THPT ở tỉnh Ninh Bình theo hướng chuẩn hóa, đề tài đã đề xuất 07 biện pháp quản lý hiệu trưởng các trường THPT:
1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, các trường THPT về yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, định hướng chuẩn hóa nói riêng và sự cần thiết triển khai áp dụng Chuẩn hiệu trưởng đối với hiệu trưởng các trường THPT
2. Thực hiện phân cấp quản lý cán bộ một cách triệt để, phù hợp và tăng cường trách nhiệm quản lý của Sở GD&ĐT.
3. Đổi mới, chú trọng công tác đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng trường THPT trên cơ sở Chuẩn hiệu trưởng, đảm bảo khách quan, chính xác và dân chủ.
4. Cơng tác quy hoạch hiệu trưởng trường THPT phải được gắn với đánh giá cán bộ giáo viên theo hướng chuẩn hóa.
5. Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng mọi mặt cho hiệu trưởng các trường THPT theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn hiệu trưởng
6. Đổi mới công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và luân chuyển hiệu trưởng trường THPT;
7. Tăng cường xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THPT đáp ứng yêu cầu mới, yêu cầu của Chuẩn hiệu trưởng;
Kết quả khảo nghiệm qua lấy ý kiến chuyên gia là cán bộ lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT, Cán bộ quản lý trường THPT về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất đều khẳng định có tính cần thiết và tính khả thi cao. Việc thực hiện tốt đồng bộ các biện pháp trên sẽ giúp cho chất lượng đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Ninh Bình từng bước đáp ứng được u cầu chuẩn hóa, đáp ứng tốt Chuẩn hiệu trưởng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ở các trường THPT tỉnh Ninh Bình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT nói riêng, tỉnh Ninh Bình nói chung.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực trạng của đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT, thực trạng các biện pháp quản lý hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Ninh Bình, đề tài có một số kết luận như sau:
1.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT của tỉnh Ninh Bình cho thấy, đội ngũ hiệu trưởng trường THPT đã đủ về số lượng và có phẩm chất đạo đức và các năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, lãnh đạo, quản lý đáp ứng được yêu cầu hiện nay, cơ bản đáp ứng được Chuẩn hiệu trưởng. Nhưng để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, u cầu chuẩn hóa ngày cầng cao thì đội ngũ hiệu trưởng cần được quản lý, phát triển và hoàn thiện hơn.
Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan quản lý giáo dục bậc trung học phổ thông, các cơ quan quản lý nhà nước đối với hiệu trưởng các trường THPT đã có nhiều biện pháp quản lý, phát triển hiệu trưởng các trường THPT như đánh giá, xếp loại, xây dựng quy hoạch, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ quản lý trường THPT ... Mức độ phù hợp và hiệu quả của các biện pháp còn chưa được đánh giá cao, chưa gắn liền với định hướng chuẩn hóa (Chuẩn hiệu trưởng trường THPT) và có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường THPT với mức độ khác nhau như: Yêu cầu đổi mới, điều kiện kinh tế - xã hội, cơ chế quản lý, ...
1.2. Từ nghiên cứu lý luận và thực trạng đội ngũ hiệu trưởng và thực trạng quản lý hiệu trưởng các trường THPT, ở tỉnh Ninh Bình, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng trường THPT và hiệu quả quản lý, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý cơ bản:
1. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp quản lý, các trường THPT về yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, định hướng chuẩn hóa nói riêng và sự cần thiết triển khai áp dụng Chuẩn hiệu trưởng đối với hiệu trưởng các trường THPT
2. Thực hiện phân cấp quản lý cán bộ một cách triệt để, phù hợp và tăng cường trách nhiệm quản lý của Sở GD&ĐT.
3. Đổi mới, chú trọng công tác đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng trường THPT trên cơ sở Chuẩn hiệu trưởng, đảm bảo khách quan, chính xác và dân chủ.
4. Công tác quy hoạch hiệu trưởng trường THPT phải được gắn với đánh giá cán bộ giáo viên theo hướng chuẩn hóa.
5. Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng mọi mặt cho hiệu trưởng các trường THPT theo các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn hiệu trưởng
6. Đổi mới công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và luân chuyển hiệu trưởng trường THPT;
7. Tăng cường xây dựng môi trường thuận lợi cho sự phát triển đội ngũ hiệu trưởng trường THPT đáp ứng yêu cầu mới, yêu cầu của Chuẩn hiệu trưởng;
Kết quả khảo nghiệm qua lấy ý kiến chuyên gia là cán bộ lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT, Cán bộ quản lý trường THPT về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất đều khẳng định có tính cần thiết và tính khả thi cao. Việc thực hiện tốt đồng bộ các biện pháp trên sẽ giúp cho chất lượng đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT tỉnh Ninh Bình từng bước đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa, đáp ứng tốt Chuẩn hiệu trưởng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ở các trường THPT tỉnh Ninh Bình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT nói riêng, tỉnh Ninh Bình nói chung.
Với kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn cho thấy: nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và giải thuyết khoa học đã được chứng minh. Kết quả nghiên cứu phù hợp với giả thuyết khoa học. Trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tơi thấy xung quanh vấn đề quản lý đội ngũ nói chung và quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường THPT nói riêng cịn nhiều vấn đề đặt ra cần giải quyết, nhưng do thời gian nghiên cứu và giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài nên chưa giải quyết các vấn đề đó. Đây chính là sự đặt vấn đề cho các hướng nghiên cứu tiếp theo về vấn đề quản lý hiệu trưởng các trường THPT theo định hướng chuẩn hóa.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với Bộ GD&ĐT:
- Tiếp tục tham mưu với Chính phủ đơn đốc chỉ đạo các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện nghiên Nghị định 115/2010/NĐ-CP của Chính phủ, để việc phân cấp quản lý hiệu trưởng các trường THPT được triệt để theo quy định.
- Tiếp tục nghiên cứu bổ sung các tiêu chí, tiêu chuẩn của Chuẩn hiệu trưởng các trường THPT.
2.2. Đối với Tỉnh ủy và Uỷ ban nhân dân tỉnh:
- Nghiên cứu, phân cấp quản lý hiệu trưởng trường THPT cho Sở GD&ĐT quản lý một cách triệt để.
- Áp dụng và thực hiện chương trình đào tạo lý luận chính trị trung cấp cho đối tượng hiệu trưởng trường THPT phù hợp để đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị cho hiệu trưởng trường THPT (kể cả người trong nguồn quy hoạch).
- Quan tâm đầu tư tốt hơn nữa đến điều kiện về cơ sở vật chất cho hiệu trưởng các trường THPT thực hiện nhiệm vụ.
2.3. Đối với Sở GD&ĐT:
- Làm tốt hơn công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ hiệu trưởng; ưu tiên bố trí cán bộ, chun viên có chất lượng để giúp lãnh đạo Sở quản lý hiệu trưởng trường THPT.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác cán bộ và thực hiện các biện pháp quản lý hiệu trưởng ở các trường THPT.
- Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các trường THPT thực hiện quy trình đánh giá hiệu trưởng các trường THPT theo Chuẩn hiệu trưởng./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư, Chỉ thị 40/-CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng và nâng
cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và QLGD.
2. Ban nghiên cứu chiến lược - Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008) - “Các giải
pháp phát triển giáo dục giai đoạn 2008 - 2020” - Tập chí Khoa học giáo dục số
34.
3. Đặng Quốc Bảo và cộng sự (2007), cẩm nang nâng cao năng lực quản lý
nhà trường, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công văn số 630/BGDĐT-NGCBQLGD ngày
16/02/2012 về việc hướng dẫn đánh giá, xếp loại phó hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thơng và phó giám đốc TT GDTX
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009
a ban hành Quy định Chuẩn Hiệu trưởng trường THCS, trường THPT, và trường phổ thơng có nhiều cấp học;
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3
/2011 về việc ban hành Điều lệ trường THCS, trường THPT, trường phổ thơng có nhiều cấp học.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Thông tư số 33/2005/TT-BGDĐT ngày
08/12/2005 hướng dẫn tạm thời thực hiện chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong các cơ sở giáo dục công lập.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006) - Thông tư liên tịch số 35/2006/TT-