Ninh Bình theo hướng chuẩn hóa
3.3.1. Tăng cường tun truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các cấp quản lý giáo dục, các trường THPT về yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, định lý giáo dục, các trường THPT về yêu cầu đổi mới giáo dục nói chung, định hướng chuẩn hóa nói riêng và sự cần thiết triển khai áp dụng Chuẩn hiệu trưởng đối với hiệu trưởng các trường THPT
3.3.1.1.Mục tiêu của biện pháp
Tăng cường sự nhận thức, hiểu biết của cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên về định hướng chuẩn hóa và cụ thể là những chuẩn đã được ban hành trong lĩnh vực giáo dục trong đó có Chuẩn hiệu trưởng. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên hiểu nắm vững được mục đích ban hành chuẩn, các quy trình thực hiện đánh giá, xếp loại theo chuẩn đảm bảo công bằng, khách quan, chính xác, nhất là đối với hiệu trưởng nhà trường.
3.3.1.2. Nội dung biện pháp
Đối với các cấp quản lý giáo dục tăng cường chỉ đạo tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý các trường đối với công tác triển khai thực hiện chuẩn hóa, chuẩn hiệu trưởng. Đây là lực lượng nòng cốt trong việc triển khai các quy định về chuẩn hóa, Chuẩn hiệu trưởng trong các nhà trường. Tổ chức cho đội ngũ này nghiên cứu nắm vững về các quy định của Chuẩn hiệu trưởng, quy trình triển khai thực hiện đánh giá, xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng. Phát động thi đua giữa các hiệu trưởng về vấn đề học tập, nghiên cứu, phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực hiệu trưởng theo quy định của Chuẩn hiệu trưởng.
- Yêu cầu các nhà trường định kỳ tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên học tập, nghiên cứu về Chuẩn hiệu trưởng, nắm vững các quy trình, quy định đánh giá, xếp loại hiệu trưởng với nhiều hình thức khác nhau như: dành thời để cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cùng tập trung nghiên cứu; khuyến khích cán bộ, giáo viên tự học tập, nghiên cứu; niêm yết các văn bản quy định ở các bảng tin nhà trường...
3.3.1.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Để thực hiện tốt biện pháp này cần chú trọng các điều kiện sau:
Một là các cấp quản lý giáo dục cần thường xuyên đưa công tác này vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ từ đầu các năm học bởi công tác thực hiện đánh giá theo
Chuẩn hiệu trưởng được triển khai định kỳ hằng năm.
Hai để việc triển khai thực hiện ở các nhà trường đảm bảo yêu cầu thì cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện ở các nhà trường.
3.3.2. Thực hiện phân cấp quản lý hiệu trưởng các trường THPT triệt để theo quy định
3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Phân cấp quản lý hiệu trưởng các trường THPT triệt để là điều kiện để đổi mới quy trình thực hiện công tác cán bộ (nhận xét, đánh giá, xếp loại, qui hoạch hiệu trưởng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hiệu trưởng, thực hiện chế độ chính sách đối với hiệu trưởng); tăng cường, gắn trách nhiệm của Sở GD&ĐT với việc bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng hợp lý, hiệu quả đội ngũ hiệu trưởng trường THPT.
3.3.2.2. Nội dung biện pháp
Đổi mới, sửa đổi phân cấp triệt để quản lý hiệu trưởng các trường THPT hiện hành phải là biện pháp ưu tiên và quan trọng hàng đầu trong quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT trong thời gian tới, bởi vì nó quyết định hoặc ảnh hưởng đến mọi cơng tác cán bộ khác, liên quan đến việc thực hiện đổi mới các biện pháp quản lý, phát triển đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT.
Phân cấp quản lý triệt để hiệu trưởng trường THPT theo quy trình: Cơ quan có thẩm quyền trong cơng
tác cán bộ
Vai trị của cơ quan có thẩm quyền trong cơng tác cán bộ
UBND tỉnh Quyết định phân cấp quản lý hiệu trưởng
trường THPT
Sở Nội vụ
Giúp UBND tỉnh thanh tra, kiểm tra về quy trình bổ nhiệm, bổ nhiệm lại luân chuyển hiệu trưởng trường THPT
Sở GD&ĐT Quyết định công tác cán bộ đối với hiệu trưởng các trường THPT
Cấp uỷ và lãnh đạo trường THPT (hay
Hội đồng trường) Tham mưu, đề xuất
Tập thể sư phạm trường THPT Lấy ý kiến tham khảo để quyết định về công tác cán bộ
Như vậy, so với phân cấp quản lý cán bộ hiện hành thì việc phân cấp quản lý hiệu trưởng đúng quy định và triệt để, việc bổ nhiệm rút ngắn được quy trình, Sở GD&ĐT không phải xin ý kiến hiệp y của UBND, của huyện ủy nơi trường THPT hoạt động. Sở GD&ĐT là cơ quan được giao thẩm quyền quyết định, là chủ thể quản lý đối với hiệu trưởng các trường THPT. Sở Nội vụ là những cơ quan tham mưu, cơ quan quản lý về công tác cán bộ được giao trách nhiệm thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về công tác cán bộ đối với Sở GD&ĐT và các đơn vị trực thuộc Sở, đảm bảo công tác cán bộ thực hiện đúng quy định của Đảng và pháp luật của nhà nước.
3.3.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Biện pháp phân cấp quản lý hiệu trưởng nêu trên có thể thực hiện được với các điều kiện:
Thứ nhất, thực hiện biện pháp phân cấp quản lý hiệu trưởng nêu trên là phù hợp với quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục, các định hướng cải cách hành chính; tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị, nhất là đơn vị cơ sở; phát huy vai trò của cấp uỷ cơ sở và lãnh đạo đơn vị, của Hội đồng trường trong công tác cán bộ.
Thứ hai, gắn trách nhiệm của Sở GD&ĐT là cơ quan chủ quản đối với các trường THPT trong việc bố trí nguồn nhân lực, trong đó có việc bố trí, sử dụng đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT.
Thứ ba, năng lực, trình độ, điều kiện làm việc của Sở đã được nâng cao, giúp cho lãnh đạo Sở có cơ sở nhận xét, đánh giá đúng cán bộ do mình quản lý. Đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức của cơ quan Sở phải được tăng cường, đảm bảo đủ về số lượng, có chất lượng cao, nhất là tính trung thực, thận trọng trong cơng tác cán bộ.
3.3.3. Đổi mới, chú trọng công tác đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng trường THPT trên cơ sở Chuẩn hiệu trưởng, đảm bảo khách quan, chính xác và dân chủ trên cơ sở Chuẩn hiệu trưởng, đảm bảo khách quan, chính xác và dân chủ
3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Việc đánh giá dựa trên Chuẩn hiệu trưởng trường THPT, đảm bảo khách quan, tồn diện, cụ thể, khoa học, cơng bằng và dân chủ. Đánh giá làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu theo các tiêu chí, tiêu chuẩn của Chuẩn hiệu trưởng và từ đó thấy được chiều hướng phát triển của hiệu trưởng. Đánh giá đúng
cán bộ là cơ sở để bố trí, sắp xếp, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Định kỳ hàng năm, hiệu trưởng được đánh giá định kỳ 01 lần theo Chuẩn hiệu trưởng, được đánh giá khi xem xét bổ nhiệm, bổ nhiệm lại qua xem xét, phân tích kết quả đánh giá theo Chuẩn hiệu trưởng.
3.3.3.2. Nội dung biện pháp
- Chú trọng công tác đánh giá xếp loại hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng, định kỳ mỗi năm 01 lần, hiệu trưởng trường THPT được đánh giá vào dịp cuối năm học theo Chuẩn hiệu trưởng. Kết quả đánh giá, xếp loại theo chuẩn hiệu trưởng này được lấy để làm cơ sở đưa vào kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, đảng viên cuối năm theo quy định của Điều lệ Đảng.
- Thực hiện đầy đủ quy trình đánh giá hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng khi được thực hiện khi thực hiện phân cấp quản lý như đã nêu. Quy trình đánh giá thực hiện theo các bước quy định tại Chuẩn hiệu trưởng, cụ thể:
Bước 1: Hiệu trưởng tự đánh giá (theo mẫu phiếu tự đánh giá).
Bước 2: Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia góp ý và đánh giá hiệu trưởng (theo mẫu phiếu của cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia đánh giá).
Bước 3: Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức đánh giá, để đảm bảo công bằng, khách quan, dân chủ khâu này ngoài việc tuân theo hướng dẫn đánh giá theo Chuẩn hiệu trưởng cần theo tình hình thực tế của nhà trường theo vùng miền để đánh giá sát thực tế hơn. Do vậy, việc đánh giá của Sở GD&ĐT cần thực hiện theo trình tự:
+ Tập hợp tư liệu, thông tin đánh giá, xếp loại liên quan đến hiệu trưởng cần đánh giá (hiện nay Phòng TCCB Sở đang được giao theo dõi, tập hợp)
+ Thành lập Hội đồng đánh giá hiệu trưởng theo Chuẩn hiệu trưởng (Hội đồng gồm: Giám đốc, Phó giám đốc phụ trách ngành học, đại diện Đảng uỷ cơ quan Sở, Cơng đồn ngành, các trưởng phịng Sở có liên quan: Tổ chức cán bộ, Kế hoạch tài chính, Giáo dục trung học ...). Giám đốc Sở GD&ĐT dự kiến đánh giá hiệu trưởng trường THPT thông qua Hội đồng.
+ Thông báo dự kiến đánh giá của Giám đốc Sở cho đối tượng hiệu trưởng được đánh giá.
+ Lấy ý kiến phản hồi của hiệu trưởng được đánh giá. Giải quyết những bất đồng nếu có.
+ Giám đốc Sở GD&ĐT đánh giá chính thức. Kết quả đánh giá được thơng báo công khai trong đơn vị và gửi đến cấp uỷ cấp trên của tổ chức cơ sở Đảng trong nhà trường. Thực hiện công khai kết quả đánh giá cán bộ định kỳ, khắc phục tình trạng đánh giá một chiều, vệnh lệch giữa tự đánh giá và đánh giá của cấp trên (hiện nay khâu này vẫn còn đang bị bỏ lửng).
+ Kết quả đánh giá, xếp loại hiệu trưởng phải được lưu trong Hồ sơ cán bộ. Tổng hợp kết quả đánh giá báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ GD&ĐT.
Việc tự đánh giá của hiệu trưởng hiện nay có xu hướng cao hơn so với đánh giá của tập thể sư phạm nhà trường và đánh giá của cấp trên. Đơi khi cũng có trường hợp ngược lại. Do vậy, nếu công tác đánh giá cán bộ không công khai, khơng làm đúng quy trình, khơng tham khảo ý kiến của chính cán bộ được đánh giá sẽ dẫn đến thắc mắc, khiếu kiện. Nếu đánh giá khơng chính xác, như nể nang, cào bằng hoặc trù dập, sẽ bị dư luận phản đối, không đạt được hiệu quả mong muốn.
Sử dụng kết quả đánh giá cán bộ như là một sơ sở quan trọng để xem xét, bố trí, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Đây là một chỉ số quan trọng nói lên hiệu quả của cơng tác đánh giá cán bộ chính xác, khách quan, cơng bằng theo mục tiêu đề ra.
3.3.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Một là, làm tốt biện pháp 3.3.1
Hai là, thực hiện phân cấp quản lý hiệu trưởng triệt để nêu trong biện pháp 3.2.1. Gắn trách nhiệm của người có thẩm quyền đánh giá cán bộ với thẩm quyền bố trí, sử dụng cán bộ. Đồng thời có cơ chế quy trách nhiệm khi cá nhân, tổ chức đánh giá sai cán bộ, từ đó, bố trí sử dụng khơng đúng cán bộ quản lý.
Ba là, nâng cao năng lực của cán bộ tham mưu về công tác cán bộ ở cơ quan Sở GD&ĐT. Hiệu trưởng các trường THPT cần có thêm người quản lý về công tác cán bộ ở trường. Những người làm công tác cán bộ ở Sở, trường phải được bồi dưỡng về nghiệp vụ công tác cán bộ và quản lý cán bộ nói chung và nghiệp vụ cơng tác đánh giá cán bộ nói riêng.
3.3.4. Cơng tác quy hoạch hiệu trưởng trường THPT phải được gắn với đánh giá cán bộ giáo viên theo hướng chuẩn hóa cán bộ giáo viên theo hướng chuẩn hóa
3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Công tác quy hoạch hiệu trưởng các trường THPT phải xây dựng được đội ngũ kế cận (cán bộ dự nhiệm) đủ về số lượng, cơ cấu; đáp ứng và có khả năng đáp ứng tốt các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn hiệu trưởng, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo quản lý, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới.
3.3.4.2. Nội dung biện pháp
- Tham mưu cho cấp có thẩm quyền tăng cường trách nhiệm của Sở GD&ĐT trong công tác xây dựng, phê duyệt quy hoạch, quản lý và sử dụng quy hoạch. Trên cơ sở đó, đơn giản hố quy trình thực hiện việc xây dựng quy hoạch hiệu trưởng, Sở GD&ĐT quyết định phê duyệt quy hoạch hiệu trưởng các trường THPT và báo cáo UBND tỉnh.
- Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, giáo viên trong công tác xây dựng quy hoạch cán bộ và gắn liền với việc thực hiện biện pháp 3.3.1. Đây là trách nhiệm chủ yếu của đội ngũ hiệu trưởng các trường THPT, trách nhiệm của Sở GD&ĐT và cả hệ thống chính trị.
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua trong nhà trường, lôi cuốn, động viên mọi người tham gia vào các hoạt động dạy học, giáo dục, hoạt động tập thể định hướng theo định hướng chuẩn hóa (chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng). Từ đó, cấp uỷ, lãnh đạo trường, nhất là người đứng đầu (hiệu trưởng, bí thư), phát hiện người đáp ứng và có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn hiệu trưởng; lựa chọn, giới thiệu đưa vào nguồn quy hoạch hiệu trưởng.
- Định kỳ (2-3 năm) theo hướng dẫn của Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch cụ thể để hướng dẫn các trường THPT thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, bổ sung quy hoạch cán bộ trong đó có hiệu trưởng các trường THPT theo từng giai đoạn. Tổ chức hội nghị hiệu trưởng trường THPT triển khai công tác xây dựng quy hoạch cán bộ.
- Định kỳ hàng năm vào cuối năm học, cấp uỷ và lãnh đạo đơn vị rà soát lại qui hoạch cán bộ của nhà trường, đề nghị bổ sung nhân tố mới, tích cực có khả năng đáp ứng được yêu cầu Chuẩn hiệu trưởng và đưa ra khỏi danh sách quy hoạch cán bộ những người khơng cịn đủ điều kiện, tiêu chuẩn. Phát huy vai trò lãnh đạo của
cấp uỷ Đảng trong nhà trường, phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo đơn vị và các tổ chức đoàn thể để nhận xét, đánh giá cán bộ khi xây dựng qui hoạch và đánh giá cán bộ định kỳ. Việc thực hiện sàng lọc quy hoạch cán bộ nêu trên nếu thực hiện thường xuyên sẽ đem lại kết quả tốt, giúp nâng cao chất lượng cán bộ dự nhiệm nói riêng và chất lượng đội ngũ cán bộ, nhà giáo nói chung.
Theo các quy định hiện hành, mỗi chức danh cần 2 đến 3 cán bộ dự nhiệm. Quy hoạch cán bộ theo quan điểm “mở”, nghĩa là có vào, có ra, khơng “khép kín” trong một ngành, một lĩnh vực. Một điểm cần nhận thấy là, không phải tất cả cán bộ dự nhiệm đều có thể trở thành hiệu trưởng nhà trường. Nhiều cán bộ dự nhiệm trường THPT trong thời gian qua đã được điều động làm công tác chuyên môn hay được bổ nhiệm giữ chức vụ trong hệ thống chính trị. Đó là một nguồn cán bộ quan trọng của hệ thống chính trị của Đảng và Nhà nước.
- Kết quả quy hoạch hiệu trưởng phải được thông báo đến cấp uỷ và lãnh đạo nhà trường biết để thực hiện các nhiệm vụ phát triển cán bộ dự nhiệm với định hướng chuẩn hóa theo Chuẩn đã nêu. Đây là quy trình đã được quy định rõ ràng, nhưng ở Ninh Bình thời gian qua thực hiện chưa tốt, chưa kịp thời, có người đã được bổ nhiệm hiệu trưởng nhưng do ra quyết định phê duyệt quy hoạch chậm nên vẫn để trong quy hoạch. Đây là khâu yếu, cần phải điều chỉnh, sửa chữa để công tác quy hoạch đúng ý nghĩa, đạt mục tiêu đề ra.
- Sau khi cán bộ được quy hoạch, hướng dẫn để họ xây dựng kế hoạch học tập, tự học, rèn luyện, bổ sung những kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn hiệu trưởng. Chú ý tạo điều kiện, theo dõi, động viên để cán bộ dự nhiệm được học, bồi dưỡng, tự học, tự bồi dưỡng và được giao những công việc cụ thể nhằm nâng cao năng lực để có thể đáp ứng yêu cầu của Chuẩn hiệu trưởng. Đây là trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường.