Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường THPT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường trung học phổ thông hoàng cầu – quận đống đa – thành phố hà nội (Trang 35)

1.3.2 .Học qua trải nghiệm

1.3.4. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường THPT

1.3.4.1. Một số đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trung học phổ thơng

Học sinh THPT ngày nay có những bước nhảy vọt về chất trong q trình học tập và rèn luyện. Các em mạnh dạn hơn, suy nghĩ táo bạo hơn, có những nhu cầu mới hơn đặc biệt là nhu cầu về hoạt động. Mặc dù hoạt động tập hợp vẫn là hoạt động chủ đạo, song nội dung và tính chất hoạt động ở lứa tuổi này đã khác nhiều so với các lứa tuổi trước: tính năng động và độc lập cao hơn, tu duy logic hơn. Những nhu cầu đó cần phải được thể hiện trong hoạt động học tập và các hoạt động giáo dục tập thể. Đây là một đặc điểm rất rõ nét của HS THPT, vì vậy việc tổ chức các HĐTNST với những nội dung hình thức đa dạng phát huy tính tích cực chủ động của HS thì GV phải ln đổi mới phương pháp tổ chức hoạt động, tránh áp đặt chủ quan hoặc đơn điệu ở một vài hoạt động quá quen thuộc gây nhàm chán cho HS.

Học sinh THPT là lứa tuổi dồi dào về thể lực, trí tuệ nhạy bén, thích tìm tịi cái mới, ưa sáng tạo, có ý thức tự khẳng định mình, có khát vọng. Các em muốn chứng tỏ vai trị của mình trong các hoạt động đặc biệt là hoạt động tập thể. Các em có khả năng giao lưu phong phú, nhiệt tình hăng hái trước những cơng việc được giao khơng ngại khó khăn và thử thách. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này các em có lịng tự trọng cao, khả năng kiềm chế thấp, suy nghĩ cũng chưa chính chắn, hành động vẫn mang tính chủ quan, do vậy cần phải giúp HS nhận thức đúng về ý nghĩa và tầm quan trọng của HĐTNST. Đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp giáo dục phổ thơng là phải khuyến khích tự học, phải bồi dưỡng cho HS năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề. Vì vậy, đổi mới phương pháp tổ chức HĐNGLL theo hướng HĐTNST vừa là một tất yếu vừa phải phù hợp với đặc điểm học sinh THPT hiện nay.

1.3.4.2. Mục tiêu của HĐTNST

Mục tiêu chung: HĐTNST nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, có năng lực tâm lý – xã hội…; giúp học sinh tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát

huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân xây dựng được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này.

Mục tiêu của giáo dục cơ bản:

Giai đoạn giáo dục cơ bản kéo dài từ lớp 1 đến lớp 9. Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo tập trung vào việc hình thành các phẩm chất nhân cách, những thói quen, kỹ năng sống cơ bản: tích cực tham gia, kiến thiết và tổ chức các hoạt động; biết cách sống tích cực, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân; biết cách tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi học sinh cũng bắt đầu xác định được năng lực, sở trường và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho người lao động tương lai và người cơng dân có trách nhiệm.

Bậc THCS: Ở bậc trung học cơ sở, hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành lối sống tích cực, biết cách hồn thiện bản thân, biết tổ chức cuộc sống cá nhân, biết làm việc có kế hoạch, tinh thần hợp tác, có trách nhiệm, có ý thức cơng dân… và tích cực tham gia các hoạt động xã hội [3].

Mục tiêu chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông nhằm phát triển nhân cách cơng dân trên cơ sở phát triển hài hồ về thể chất và tinh thần; duy trì, tăng cường và định hình các phẩm chất và năng lực đã hình thành ở cấp trung học cơ sở; có kiến thức, kỹ năng phổ thông cơ bản được định hướng theo lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp với năng khiếu và sở thích; phát triển năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học lên hoă ăc bước vào cuô ăc sống lao đô ăng.

Bậc THPT mục tiêu HĐTNST là giáo dục định hướng nghề nghiệp, bên cạnh việc tiếp tục phát triển thành tựu của giai đoạn trước, chương trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm phát triển các phẩm chất và năng lực liên quan đến người lao động; phát triển năng lực sở trường, hứng thú của cá nhân trong lĩnh vực nào đó, năng lực đánh giá nhu cầu xã hội và yêu cầu của thị trường lao động…, từ đó có thể định hướng lựa chọn nhóm nghề/nghề phù hợp với bản thân [3].

1.3.4.3. Nội dung HĐTNST

HĐTNST hướng tới hình thành năng lực và phẩm chất cần có của một cơng dân của thế kỷ 21; định hình giá trị, năng khiếu, sở thích và xu hướng nghề nghiệp của bản thân; bổ trợ cho hoạt động dạy học theo cách trải nghiệm và kết nối với thực tiễn. Với ý nghĩa như vậy, nội dung của HĐTNST được lựa chọn rất linh hoạt, phong phú dựa trên đặc điểm của người học, đặc thù của địa phương, các nguồn lực để thực hiện. HĐTNST có nơ ăi dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục. Các nội dung đó thường thuộc 4 nhóm dưới đây:

- Nhóm các hoạt động học thuật;

- Nhóm các hoạt động nghệ thuật và thể thao; - Nhóm các hoạt động định hướng nghề nghiệp

- Điều này giúp cho các nội dung giáo dục thiết thực hơn, gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi hơn. Bên cạnh hoạt động có tính tích hợp, học sinh được lựa chọn một số hoạt động chuyên biệt phù hợp với năng lực, sở trường, hứng thú của bản thân để phát triển năng lực sáng tạo riêng của mỗi cá nhân.

1.3.4.4. Các hình thức HĐTNST

HĐTNST trong nhà trường phổ thơng có hình thức tổ chức rất đa dạng và phong phú. Cùng một chủ đề, một nội dung giáo dục nhưng HĐTNST có thể tổ chức theo nhiều hình thức hoạt động khác nhau, tùy theo lứa tuổi và nhu cầu của HS, tùy theo điều kiện cụ thể của từng lớp, từng trường, từng địa phương. HĐTNST được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động cơng ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội… Mỗi một hình thức hoạt động trên đều tiềm tàng trong nó những khả năng giáo dục nhất định. Nhờ các hình thức tổ chức đa dạng, phong phú mà việc giáo dục học sinh được thực hiện một cách tự nhiên, sinh động, nhẹ nhàng, hấp dẫn, khơng gị bó và khơ cứng, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như nhu cầu, nguyện vọng của học sinh. Trong quá trình thiết kế, tổ chức thực hiện và đánh giá HĐTNST, cả giáo viên lẫn học sinh đều có cơ hội thể hiện sự sáng tạo, chủ động, linh hoạt của mình, làm tăng thêm tính hấp dẫn, độc đáo của các hình thức tổ chức hoạt động.

1.3.4.5. Các phương pháp tiến hành các HĐTNST.

Phương pháp tổ chức HĐTNST ở trường THPT rất đa dạng và phong phú. Ở đây có sự phối hợp giữa phương pháp giáo dục với phương pháp dạy học, trên cơ sở đó giáo viên vận dụng cho phù hợp với nội dung và hình thức hoạt động đã lựa chọn.

- Phương pháp giải quyết vấn đề

"Tư duy chỉ bắt đầu khi xuất hiện tình huống có vấn đề" (Rubinstein). Phương pháp giải quyết vấn đề là con đường quan trọng để phát huy tính tích cực của học sinh. Vấn đề là những câu hỏi hay nhiệm vụ đặt ra mà việc giải quyết chúng chưa có quy luật sẵn cũng như những tri thức, kỹ năng sẵn có chưa đủ giải quyết mà cịn khó khăn, cản trở cần vượt qua. Vấn đề khác nhiệm vụ ở chỗ khi giải quyết một nhiệm vụ thì đã có sẵn trình tự và cách thức giải quyết, cũng như những kiến thức kỹ năng đã có đủ để giải quyết nhiệm vụ đó. Tình huống có vấn đề xuất hiện khi một cá nhân (hoặc nhóm) đứng

trước một mục đích muốn đạt tới, khi biết một nhiệm vụ cần giải quyết nhưng chưa biết bằng cách nào, chưa đủ phương tiện (tri thức, kỹ năng ...) để giải quyết. Giải quyết vấn đề thường được vận dụng khi học sinh phải phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trước một hiện tượng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động.

Trước hết cần tập dượt cho HS khả năng phát hiện vấn đề từ một tình huống trong học tập hoặc trong thực tiễn. Đây là một khả năng có ý nghĩa rất quan trọng đối với một người và khơng phải dễ dàng mà có được. Mặt khác, sự thành đạt trong cuộc đời khơng chỉ tùy thuộc vào năng lực phát hiện kịp thời những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn mà bước quan trọng tiếp theo là giải quyết hợp lí những vấn đề được đặt ra. Thơng qua việc giải quyết những tình huống thực tế như vậy thì những năng lực thực tiễn của HS cũng được hình thành.

- Phương pháp đóng vai

Phương pháp đóng vai được sử dụng nhiều để đạt mục tiêu thay đổi thái độ của học sinh đối với một vấn đề hay đối tượng nào đó. Phương pháp đóng vai cũng rất có tác dụng trong việc rèn luyện về kỹ năng giao tiếp ứng xử của học sinh. Đóng vai là phương pháp giúp học sinh thực hành những cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của các em. Đóng vai thường khơng có kịch bản cho trước, mà học sinh tự xây dựng trong q trình hoạt động. Việc “diễn” khơng phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.

- Phương pháp diễn đàn

Diễn đàn là một phương pháp tiến hành hoạt đô ăng được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của HS thông qua viê ăc các em trực tiếp, chủ đơ ăng bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo, cha mẹ và những người lớn khác có liên quan. Diễn đàn là một trong những phương pháp tổ chức mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực. Thông qua diễn đàn, HS có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình về một vấn đề nào đó có liên quan đến nhu cầu, hứng thú, nguyện vọng của các em; đồng thời đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau. Vì vậy, diễn đàn như một sân chơi tạo điều kiện để học sinh được biểu đạt ý kiến của mình một cách trực tiếp với đơng đảo bạn bè và những người khác. Diễn đàn thường được tổ chức rất linh hoạt, phong phú và đa dạng với những hình thức hoạt động cụ thể, phù hợp với từng lứa tuổi học sinh.

Mục đích của viê ăc tổ chức diễn đàn là để tạo cơ hô ăi, môi trường cho HS được bày tỏ ý kiến về những vấn đề các em quan tâm, giúp các em khẳng định vai trị và tiếng nói của mình, đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng định mình. Diễn đàn cũng giúp các em nâng cao khả năng tự tin và xây dựng các kĩ năng cần thiết như: kĩ

năng phát biểu trước tập thể, kĩ năng trình bày vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thể hiê ăn sự tự tin, kĩ năng phát hiê ăn vấn đề, ....

Qua các diễn đàn, các thầy cơ giáo, cha mẹ HS và những người lớn có liên quan nắm bắt được những băn khoăn, lo lắng và mong đợi của các em về bạn bè, thầy cô, nhà trường và gia đình, ...tăng cường cơ hội giao lưu giữa người lớn và trẻ em, giữa trẻ em với trẻ em và thúc đẩy quyền trẻ em trong trường học. Giúp HS được thực hành quyền được bày tỏ ý kiến, quyền được lắng nghe và quyền được tham gia, ... đồng thời giúp các nhà quản lý giáo dục và hoạch định chính sách nắm bắt, nhâ ăn biết được những vấn đề mà HS quan tâm từ đó có những biê ăn pháp giáo dục và xây dựng chính sách phù hợp hơn với các em.

Diễn đàn có thể được tổ chức ở quy mô khối lớp, cấp trường, cấp quâ ăn/ huyê ăn, cấp tỉnh hoă ăc cấp khu vực hay cao hơn nữa. Chủ đề của diễn đàn có thể xây dựng dựa trên nội dung các hoạt đô ăng giáo dục, những nhu cầu và mong muốn của các em về nhà trường, thầy cô, bố mẹ; hoặc căn cứ vào các vấn đề thực tiễn của các lớp như mối quan hê ă giữa các bạn HS trong lớp hoă ăc cách ứng xử của thầy, cô giáo với HS....

Để phát huy khả năng sáng tạo và tăng cường tính đơ ăc lâ ăp của HS, trong hầu hết quá trình của diễn đàn, HS là người chủ trì, từ khâu chuẩn bị, xây dựng chủ đề diễn đàn đến khâu dẫn dắt, điều hành diễn đàn và đánh giá kết quả diễn đàn dưới sự hướng dẫn của người lớn.

- Phương pháp thảo luận nhóm

Thảo luận là một dạng hoạt động mà trong đó các thành viên đều giải quyết một vấn đề cùng quan tâm nhằm đạt tới một sự hiểu biết chung. Thảo luận giúp học sinh kiểm chứng ý kiến của mình, có cơ hội để làm quen với nhau, để hiểu nhau hơn. Khác với dạy học, thảo luận trong HĐTNST là dựa vào trao đổi ý kiến giữa các em học sinh với nhau về một chủ đề, một tình huống nảy sinh trong hoạt động hay một nhiệm vụ được giao. Tùy từng hoạt động cụ thể, có thể tổ chức cho học sinh thực hiện thảo luận theo nhóm lớn (cả lớp) hoặc nhóm nhỏ (tổ hoặc nhỏ hơn).

Thảo luận nhóm giúp HS được bộc lộ những khả năng của bản thân, hình thành kỹ năng tư duy, hợp tác trao đổi, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau. Thảo luận nhóm tạo khơng khí sơi nổi, thoải mái do đó HS ln có được cảm giác tự do, khơng bị áp đặt qua đó phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của mình trong quá trình khám phá và chiếm lĩnh tri thức.

Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm có nhiều ưu điểm: Tạo cho HS thói quen tự nhận thức, suy nghĩ về những vấn đề được đặt ra; Tạo động cơ để HS mở rộng, đào sâu và nâng cao hơn sự hiểu biết về những vấn đề thảo luận; HS có cơ hội được lắng nghe, đánh giá, so sánh quan điểm, ý kiến của chính mình với ý kiến của những người tham gia thảo luận; được khẳng định và thể hiện chính kiến của mình; Tạo cách ứng xử, phản hồi

nhanh về những vấn đề đặt ra… Bên cạnh đó, sử dụng phương pháp thảo luận nhóm cịn có ý nghĩa “kép” bởi nó khơng chỉ thuần túy thể hiện những hiểu biết về nội dung thảo luận mà còn bộc lộ thái độ, cảm xúc, kinh nghiệm thực tế của HS xung quanh những nội dung đó. Mặt khác, với hình thức thảo luận, khơng chỉ HS mà bản thân GV cũng có thể cập nhật, bổ sung, điều chỉnh tri thức của mình thơng qua những ý kiến, kinh nghiệm, chia sẻ hữu ích từ cuộc thảo luận.

- Phương pháp trò chơi.

Trị chơi là một loại hình hoạt động giải trí, thư giãn; là món ăn tinh thần nhiều bổ ích và khơng thể thiếu được trong cuộc sống con người nói chung và đặc biệt, đối với thanh thiếu niên học sinh nói riêng, những trị chơi phù hợp nhiều khi có tác dụng giáo dục rất tích cực. Trị chơi là hình thức tổ chức các hoạt đô ăng vui chơi với nô ăi dung kiến thức thuô ăc nhiều lĩnh vực khác nhau, có tác dụng giáo dục “chơi mà học, học mà chơi”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường trung học phổ thông hoàng cầu – quận đống đa – thành phố hà nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)